Câu hỏi: Ở vùng tây nguyên thường là đất đỏ bazan, thì độ PH của đất là bao nhiêu ạ.nếu độ PH trong đất cao hoặc thấp nên dùng những thành phần hoặc những loai phân hóa học tốt hơn hay dùng phân bón sinh học .làm sao vừa để cải thiện độ PH vừa chuyển hóa,trung hòa chất dinh dưỡng cho đất.giờ ngoài thị trương rất nhiều loại phân kem chất lượng .thi mình nên dùng những loai phân nào hiên nay.để cải tạo đất đã trồng cà phê lâu năm và rất nhiều bệnh,nên e muốn phá đi trồng lại mà không biết làm bằng cách nào nên mới nhờ đến sự tư vấn .rất mong nhận được sự tư vấn cũng như câu trả lời sớm nhất

Người hỏi: Bảo Giáp

Email: baogiap05@gmail.com - Điện thoại: 0944979862

Địa chỉ: Bảo Lộc,Lâm Dông

Trả lời

Chào bạn!

Thạc sỹ Nguyễn Phước Tuyên tư vấn như sau:

Trước hết đề nghị bạn mang mẫu đất đến Sở Nông nghiệp & PTNT hoặc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Lâm Đồng nhờ phân tích. Do địa hình đất đỏ của Bazan rất phức tạp, chia ra nhiều tiểu vùng khác nhau. Đất bị thoái hóa được chia ra như sau:

- Thoái hóa vật lý: Quá trình dẫm đạp của con người để chăm sóc, thu hoạch chè/cà phê trong thời gian dài khiến bề mặt đất trở nên chặt cứng, chai lì, khả năng thấm nước kém đi. Tỷ lệ sét lớp đất mặt trung bình của các mẫu đất trồng chè/cà phê trong khu vực nghiên cứu là 26,3 - 39,20% và có thành phần cơ giới phổ biến là thịt trung bình, hàm lượng sét tăng dần theo chiều sâu phẫu diện... Quá trình khai thác đất canh tác chè/cà phê nhiều năm đã tạo điều kiện thúc đẩy quá trình rửa trôi các cấp hạt sét ở tầng đất mặt đều giảm mạnh. Các biểu hiện suy giảm về thành phần cơ giới, kết cấu đất trong hình thái phẫu diện là những biểu hiện rõ rệt của các dấu hiệu thoái hóa về tính chất vật lý.

- Thoái hóa hóa học: Số liệu kết quả phân tích một số mẫu đất trồng chè/cà phê đại diện tại khu vực nghiên cứu cho thấy đất có phản ứng chua đến rất chua, mặc dù đặc điểm của cây chè/cà phê là ưa chua, nhưng với độ pH thấp như trên cũng thể hiện phần nào đó mức độ suy thoái đất. Hàm lượng mùn tầng mặt khá do được bón phân thường xuyên nhưng giảm mạnh ở những tầng dưới, hàm lượng đạm, lân, kali tổng số tầng đất mặt khá đến giàu, kali dễ tiêu rất nghèo đến nghèo. Tình hình sử dụng phân bón cho cây chè/cà phê của nông dân trồng chè/cà phê không theo các quy trình kỹ thuật đã được ban hành; bón phân cho cây chè/cà phê chủ yếu theo kinh nghiệm. Lượng phân bón các loại hàng năm bón cho cây chè/cà phê chưa hợp lý và không cân đối, không hoặc rất ít sử dụng phân bón hữu cơ vi sinh, lượng bón phân hữu cơ quá thấp, bón quá dư thừa phân vô cơ, đặc biệt là lượng phân lân. Kỹ thuật bón phân không đảm bảo, bón rải trên mặt đất là chủ đạo. Việc sử dụng phân bón không cân đối không những gây ảnh hưởng xấu đến đất đai, làm kết cấu đất bị phá vỡ, giảm sút khả năng giữ nước, giữ phân, gia tăng dịch bệnh. Bón phân không hợp lý, chất hữu cơ trong đất nghèo thường làm cho cấu trúc đất bị thoái hóa, dung trọng đất tăng, giảm độ xốp làm đất trở nên chặt, rễ cây khó phát triển.

Để biết được pH đất bạn có thể mua máy đo pH hiện có trên thị trường với giá 1.2-1.5 triệu ho ghé Sở Khoa học và Công nghệ hỏi mua giấy quì đo pH giá khoảng 20-30.000 đồng. Tùy theo số pH mà bón vôi nhiều hay ít

Ngoài ra để khắc phục suy thoái chất hữu cơ, bạn nên ũ phân hữu cơ bằng vỏ cà phê hoặc ũ phân chuồng

 Hiện nay trên thị trường có rất nhiều sản phẩm thương mại phân hủy phân gia súc gia cầm trong hố thải. Trong môi trường nước là môi trường hiếm khí thì sẽ có nấm Trichoderma dòng chịu ngập, vi khuẩn Cellulomonas, Phanerochaete phân hủy các sợi cellulose trong phân. Để khử mùi hôi có vi khuẩn Lactobacillus spp. Hố phân sẽ thu hút nhiều ruồi nhặn thì sử dụng nấm xanh Mertarhizium diệt ruồi. Qui trình sử dụng các chế phẩm vi sinh được áp dụng thành công ở các trại chăn nuôi lớn. Bả phân từ hố hay hầm ũ biogas sẽ được phối trộn với các xác bả thực vật, ũ tiếp với nấm Trichoderma bón rất tốt cho cây trồng. 

 

Nếu không có phân chuồng thì bạn có thể thay thế bằng phân hữu cơ. Nguồn nguyên liệu để sản xuất phân hữu cơ có thể tận dụng vỏ cà phê có rất nhiều ở Tây Nguyên để làm chất ủ. Quy trình ủ phân hữu cơ từ vỏ cà phê như sau:

1.      Dụng cụ

Chuẩn bị các dụng cụ sau đây đủ để thực hiện công việc này:

§  Cuốc: 02 cái

§  Xẻng: 02 cái

§  Cào xới: 02 cái

§  Thùng chứa 500 lít nước: 01 cái

§  Xoa tưới nước; 01 cái

§  Bơm nước: 01 cái

§  Ống nước: đủ dài để dẫn nước từ nguồn nước đến nơi chế biến

§  Bao, bạt cũ: đủ để che toàn bộ đống ủ

2.      Hoạt hoá men sinh học

Từ 4 đến 5 giờ trước khi tiến hành chế biến, bơm khoảng 500 lít nước sạch vào thùng chứa và lấy từ nguyên liệu đã chuẩn bị:

§  Toàn bộ men sinh học: 02 kg

§  Đường cát: 02 kg

§  Phân urê: 200 gam hay 0,2 kg

Sau đó, cho toàn bộ men sinh học, đường, và phân urê vào thùng chứa nước nói trên và khuấy đều cho tan hết. Công việc này được lặp lại sau 1 giờ và tiến hành khuấy ít nhất là 4 lần để men sinh học có thể hoạt hoá hoàn toàn làm phân giải nhanh vỏ quả cà phê khi ủ.

3.      Thực hiện chế biến

Phối trộn nguyên vật liệu khô

§  Vỏ quả cà phê được trải đều trên mặt đất dày khoảng 40 cm

§  P hân chuồng vãi đều trên bề mặt vỏ quả cà phê

§  Lượng phân urê (9,8kg) còn lại được vãi đều trên mặt đống nguyên liệu vỏ cà phê và phân chuồng

§  Tiếp theo vãi phân lân nung chảy và vôi bột Sau khi đã cho tất cả nguyên liệu vào với nhau thì tiến hành đảo đống nguyên liệu này để cho tất cả các thành phần được trộn thật đều với nhau.

Nguyên liệu khô đã được trộn đều với nhau thì tiến hành vừa tưới nước đống nguyên liệu vừa trộn để cho nước có thể làm ướt hoàn toàn đống ủ. Nếu chỉ tưới nước mà không tiến hành trộn cùng lúc thì chỉ có lớp mặt đống nguyên liệu bị ướt, các lớp dưới không ướt đều sẽ không phân giải khi ủ. Lượng nước tưới ướt khoảng 70 – 80% thành phần đống nguyên liệu là đủ, nếu tưới nhiều nước quá phân urê, phân lân và vôi có thể bị rữa trôi nhiều.

Khi đống nguyên liệu được làm ướt hoàn toàn thì để yên khoảng 15 đến 20 phút cho nước, phân thấm đều vào tất cả thành phần của nguyên liệu. Sau đó, tưới nhẹ đống nguyên liệu này lần nữa để bảo đảm tất cả thành phần của đống nguyên liệu đã được thấm ướt hoàn toàn, và tiếp theo tiến hành chất đống ủ và phối trộn men sinh học đã được hoạt hoá cho đống nguyên liệu. Công việc được thực hiện như sau:

– Dọn sạch và làm bằng vị trí để chất đống ủ

– Trải lên mặt đất một lớp rơm rạ, hay vỏ quả cà phê đã tưới ướt dày khoảng 10 cm

– Chất nguyên liệu đã trộn ướt thành lớp dày 20 cm đến 25 cm, rộng từ 2 mét đến 2,5 mét, và dài tùy ý.

– Khuấy đều dung dịch men đã hoạt hoá và dùng xoa múc tưới đều trên mặt lớp nguyên liệu.

– Công việc chất lớp nguyên liệu ướt và tưới men đã hoạt hoá được tiếp hành liên tục cho đến khi hoàn thành.

– Đống ủ khi hoàn thành phải có chiều cao tối thiểu là 1,2 m, và rộng từ 2 mét đến 2,5 mét để bảo đảm đống ủ có thể giữ nhiệt cho quá trình phân giải.

– Khi đống ủ đã được chất hoàn toàn thì dùng rơm rạ, hay vỏ quả cà phê ướt phủ lên bề mặt đống một lớp mỏng từ 10 cm đến 20 cm, tiếp theo tưới nhẹ nước lên toàn bộ đống ủ, và cuối cùng dùng bao, bạt cũ hay tấm nilon che phủ kín toàn bộ đống ủ để giữ ẩm và nhiệt độ cho đống ủ.

Chú ý: Tấm bạt, nilon phải đè chèn bằng vật nặng để khỏi bị gió cuốn đi.

4.      Kiểm tra sau khi ủ

Khoảng 15 ngày sau khi ủ, thì tiến hành kiểm tra đống ủ, dùng cuốc moi một hố sâu vào tâm đống ủ và nhận thấy có rất nhiều nấm men vi sinh trắng bám trên bề mặt nguyên liệu và nhiệt độ của đống ủ có thể lên đến 80oC có tác dụng phân huỷ nguyên liệu và tiêu diệt mầm bệnh. Đồng thời, đống ủ cũng bị thiếu ẩm (bị khô), nên cần phải tưới thêm nước sao cho nước có thể làm ướt đều đống ủ. Sau đó, gom chất đống và che đậy lại.

Đảo trộn, chất đổng ủ lần 2 Sau khi kiểm tra từ 25 đến 30 ngày, hay 40 đến 45 ngày ủ, thì dở toàn bộ bao, bạt, tấm nilon che phủ và tiến hành đảo trộn thật đều toàn bộ đống ủ, vừa trộn vừa tưới nước đủ để thấm đều hoàn toàn nguyên liệu. Khi đã trộn xong nên tiến hành gom, chất và giẫm nén nguyên liệu thành đống có chiều cao tối thiểu là 1 mét và dùng bao, bạt, tấm nilon đậy kín lại như lần đầu.

5.      Kiểm tra lần cuối

Khi tổng số ngày ủ được 110 đến 120 ngày, hay sau khi ủ lại được 70 đến 80 ngày, kiểm tra đống ủ thấy nguyên liệu đã mềm và nát thì có thể sử dụng để bón cho cây trồng được.

Chú ý: Luôn kiểm tra độ ẩm của đống ủ, nếu thấy khô, phải tưới thêm nước. Đôi khi ở lớp ngoài và bề mặt trên của đống ủ rất ẩm, nhưng bên trong thì rất khô, nên phải tưới nước để đống ủ ẩm hơn cho vi sinh vật hoạt động tốt, nguyên liệu mau hoai mục.

6.     Khối lượng phân hữu cơ sinh học được tạo thành

Với thành phần, khối lượng nguyên liệu được sử dụng thì sau khi chế biến, phân giải thu được khoảng 1.300 – 1.400 kg phân hữu cơ sinh học với ẩm độ từ 20 đến 25% trọng lượng.

Tin xem nhiều

Kỹ thuật nuôi cá lăng vàng

Cá lăng vàng là một trong những loài cá lăng hiện diện ở các thủy vực nước ngọt và lợ ...

Tài liệu kỹ thuật chăn nuôi thỏ - Phần 5

Phần 5: KỸ THUẬT CHĂM SÓC, NUÔI DƯỠNG

I. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH SẢN Ở THỎ CÁI

1. ...

Kỹ thuật sinh sản nhân tạo cá lăng chấm

Đặc điểm hình thái cá lăng chấm: Thân dài. Đầu dẹp bằng, thân và đuôi dẹp bên. Có 4 đôi ...

Nuôi cá lăng nha trong lồng bè

Cá lăng nha có tên khoa học là Mystus Wyckiioides, là loài cá nước ngọt, sống nhiều ở các nước ...

Kỹ thuật nuôi cá lăng nha thương phẩm

Lăng nha (Mystus wyckiioides) là loài cá nước ngọt, thịt trắng chắc, không xương dăm, mùi vị thơm ngon, giá ...

Video xem nhiều

Kỹ thuật bón phân

(Nguồn THVL)

Dưa hấu không hạt - nông nghiệp công nghệ cao

Lâu nay mọi người thường khó chịu khi gặp phải vô số hạt cứng trong ruột dưa hấu. ...