Tài liệu kỹ thuật chăn nuôi thỏ - Phần 3

Phần 3: KỸ THUẬT LÀM CHUỒNG TRẠI

I. YÊU CẦU CHUNG

Có thể làm chuồng xây bằng gạch, làm bằng gỗ, tranh tre hoặc bằng các nguyên vật liệu sẵn có tại địa phương. Nhìn chung, chuồng trại nuôi thỏ có thể làm bằng bất cứ nguyên vật liệu gì nhưng phải đảm bảo các yêu cầu:

- Thỏ hoạt động thoải mái, không ảnh hưởng đến sức khỏe.

- Dễ quét dọn vệ sinh, sát trùng. Thuận tiện trong việc chăm sóc thỏ.

- Bảo vệ thỏ khỏi sự tấn công của các địch hại bên ngoài (mèo, chuột,...).

- Phải chắc chắn, rẻ tiền và dễ thay thế khi bị hư hỏng.

- Phải đảm bảo thông thoáng, sạch sẽ, tránh mưa tạt, gió lùa.

Đặc biệt, vì thỏ là vật nuôi rất mẫn cảm, dễ lây nhiễm bệnh nên chuồng nuôi thỏ phải cách xa chỗ nuôi các loài gia súc khác.

II. CÁC KIỂU CHUỒNG NUÔI VÀ THIẾT BỊ CHUỒNG TRẠI

1. Chuồng nuôi

- Phải đảm bảo thông thoáng, sạch sẽ, không bị mưa tạt, gió lùa.

- Mái có thể làm bằng tole, lá, … đảm bảo không quá nóng vào mùa hè, mùa đông không bị lạnh.

- Xung quanh chuồng có thể làm bằng ván, lá, hoặc lưới,… đảm bảo ngăn được sự tấn công của các loài địch hại từ bên ngoài (mèo, chuột,…).

- Nền chuồng bằng ximăng để dễ quét dọn, vệ sinh.

2. Lồng nuôi

Có thể làm chuồng bằng các vật liệu như gỗ, lưới sắt,…

Quy cách chuồng phù hợp nhất là khối hộp hình chữ nhật, dài 100 cm, rộng 50 - 60cm, cao 50 cm, có thể chia làm 2 ngăn, mỗi ngăn có khay lưới đựng thức ăn thô xanh, máng đựng thức ăn tinh, máng đựng nước uống, kích thước vừa phải, bảo đảm vệ sinh và không hư hao. Mỗi ngăn nuôi 2 con hậu bị, hoặc 1 con  nái sinh sản. Chuồng có thể làm 1 tầng hoặc 2 tầng; 1 tầng thì nắp mở mặt trên, 2 tầng thì cửa mở phía trước, dưới đáy tầng trên phải có khay hứng phân.        

Đối với thỏ thịt, cũng nên ngăn thành nhiều ô, mỗi ô 1 m2 có thể nhốt từ 8 – 10 con.

 

Tùy thuộc vào điều kiện diện tích chăn nuôi ở từng nông hộ, có thể bố trí chuồng 1 tầng hay 2 tầng để tiết kiệm diện tích. Tuy nhiên, tốt nhất mô hình chuồng 2 tầng chỉ nên sử dụng trong chăn nuôi thỏ thịt.

3. Thiết bị

- Ổ đẻ: kích thước vừa phải, dài 50 cm, rộng
35 cm, mặt trên có nắp đậy. Vào khoảng 1 - 2 ngày trước khi đẻ, thỏ mẹ vào ổ nhổ lông trộn với đồ lót (cỏ khô, rơm...) để chuẩn bị đẻ. Cho nên, phải đặt ổ đẻ vào chuồng khi thỏ mang thai được 27 - 28 ngày và được sử dụng cho đến khi thỏ con được 20 ngày tuổi.

- Máng ăn: có thể làm bằng chậu sành, máng nhựa, máng bằng gỗ, …

- Máng uống: có thể làm bằng chậu sành, gáo dừa, chai nhựa, … Với những trại nuôi quy mô trên 100 nái, cần bố trí hệ thống máng nước uống tự động để đảm bảo vệ sinh, thuận tiện hơn trong việc chăm sóc.

Mộc Hoa Lê (sưu tầm)

Nguồn Internet

Các bài liên quan

- Tài liệu kỹ thuật chăn nuôi thỏ - Phần 1

- Tài liệu kỹ thuật chăn nuôi thỏ - Phần 2

- Tài liệu kỹ thuật chăn nuôi thỏ - Phần 3

- Tài liệu kỹ thuật chăn nuôi thỏ - Phần 4

- Tài liệu kỹ thuật chăn nuôi thỏ - Phần 5

- Tài liệu kỹ thuật chăn nuôi thỏ - Phần 6

- Một số điểm cần lưu ý khi nuôi thỏ

- Phương pháp nuôi thỏ công nghiệp

Tin xem nhiều

Tài liệu kỹ thuật chăn nuôi thỏ - Phần 5

Phần 5: KỸ THUẬT CHĂM SÓC, NUÔI DƯỠNG

I. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH SẢN Ở THỎ CÁI

1. ...

Kỹ thuật nuôi cá lăng vàng

Cá lăng vàng là một trong những loài cá lăng hiện diện ở các thủy vực nước ngọt và lợ ...

Kỹ thuật sinh sản nhân tạo cá lăng chấm

Đặc điểm hình thái cá lăng chấm: Thân dài. Đầu dẹp bằng, thân và đuôi dẹp bên. Có 4 đôi ...

Kỹ thuật nuôi cá lăng nha thương phẩm

Lăng nha (Mystus wyckiioides) là loài cá nước ngọt, thịt trắng chắc, không xương dăm, mùi vị thơm ngon, giá ...

Nuôi cá lăng nha trong lồng bè

Cá lăng nha có tên khoa học là Mystus Wyckiioides, là loài cá nước ngọt, sống nhiều ở các nước ...

Video xem nhiều

Kỹ thuật bón phân

(Nguồn THVL)

Dưa hấu không hạt - nông nghiệp công nghệ cao

Lâu nay mọi người thường khó chịu khi gặp phải vô số hạt cứng trong ruột dưa hấu. ...