Kết quả sản xuất nông nghiệp lĩnh vực trồng trọt và BVTV từ ngày 06/3/2023 – 12/3/2023

Hình ảnh minh họa, nguồn Internet

+ Bệnh đạo ôn cổ bông: diện tích nhiễm nhẹ 361 ha (không thay đổi so với tuần trước) trên lúa giai đoạn trổ chín với tỷ lệ bệnh 2-5%.

1.1. Trên cây lúa

- Đông Xuân 2022 - 2023: xuống giống 190.264 ha/191.500 ha, đạt 99,4% so với kế hoạch, lúa chủ yếu đang giai đoạn đẻ nhánh - trổ chín. Diện tích thu hoạch 118.268 ha đạt 62,16% diện tích xuống giống, năng suất bình quân 71,5 tạ/ha.

- Hè Thu: xuống giống 63.084 ha/186.900 ha đạt 53% so với kế hoạch, lúa chủ yếu đang giai đoạn mạ - trổ chín.

- Tình hình sâu bệnh trong kỳ báo cáo trên lúa như sau:

+ Bọ trĩ: diện tích nhiễm nhẹ 650 ha (tăng 650 ha so với tuần trước) trên lúa giai đoạn mạ với tỷ lệ hại 10 – 15%.

+ Bệnh đạo ôn lá: diện tích nhiễm nhẹ 589 ha (giảm 833 ha so với tuần trước) trên lúa giai đoạn đẻ nhánh – làm đòng, tỷ lệ bệnh 5 - 10 %.

+ Bệnh cháy bìa lá: diện tích nhiễm nhẹ 385 ha (giảm 70 ha so với tuần trước) trên lúa giai đoạn làm đòng - trổ chín với tỷ lệ bệnh 10 – 20%.

+ Bệnh đen lép hạt (lem lép): diện tích nhiễm nhẹ 723 ha (giảm 500 ha so với tuần trước) trên lúa giai đoạn trổ chín với tỷ lệ 5-10%.

+ Bệnh đạo ôn cổ bông: diện tích nhiễm nhẹ 361 ha (không thay đổi so với tuần trước) trên lúa giai đoạn trổ chín với tỷ lệ bệnh 2-5%.

- Dự báo trong tuần tới, rầy tuổi 1, 2 gây hại phổ biến từ mức nhẹ đến trung bình trên lúa giai đoạn đẻ nhánh – trổ chín. Sâu cuốn lá gây hại phổ biến từ mức nhẹ - trung bình trên lúa giai đoạn trổ chín, những ruộng sạ dày, bón thừa phân đạm và phun thuốc trừ sâu sớm có thể bị hại nặng. Bệnh đạo ôn cổ bông, cháy bìa lá, lem lép hạt diện tích, mức nhiễm có thể gia tăng do thời tiết và giai đoạn lúa thích hợp cho bệnh phát sinh, gây hại phổ biến từ mức nhẹ - trung bình, cục bộ có diện tích nhiễm nặng tại các ruộng sạ dày, bón thừa phân đạm, sử dụng giống nhiễm như Jasmine 85, VD 20, OM 4900, IR 50404, nếp.

- Để hạn chế thấp nhất thiệt hại cần áp dụng một số biện pháp như sau:

+ Áp dụng tốt các giải pháp kỹ thuật ngay từ đầu vụ như: 3 giảm 3 tăng, 1 phải 5 giảm, bón vùi phân bón theo tỷ lệ 50 - 100% DAP + 50% Kali trước khi trục trạc đất lần cuối, quản lý dịch hại tổng hợp (IPM), quản lý nước hợp lý, sử dụng chế phẩm vi sinh, phân hữu cơ… giúp lúa sinh trưởng và phát triển tốt, hạn chế thấp nhất sự phát sinh, gây hại của các đối tượng dịch hại, góp phần tiết kiệm chi phí sản xuất, tạo ra sản phẩm an toàn.

+ Ứng dụng chế phẩm vi sinh Trichoderma phun trên rơm rạ sau thu hoạch nhằm đẩy nhanh quá trình phân hủy rơm rạ, hạn chế ngộ độc hữu cơ và trả lại dinh dưỡng cho đất.

+ Thăm đồng thường xuyên, phát hiện sớm bệnh đạo ôn lá, bệnh cháy bìa lá,… để có biện pháp quản lý và chăm sóc kịp thời, hạn chế ảnh hưởng đến sinh trưởng cây lúa. Có thể phun ngừa bệnh đạo ôn cổ bông, lem lép hạt ở giai đoạn trổ lẹt xẹt và trổ đều. Tuân thủ tốt nguyên tắc 4 đúng khi phun thuốc.

+ Không phun thuốc trừ sâu bệnh, thuốc kích thích sinh trưởng cho cây lúa ít nhất 20 ngày trước thu hoạch nhằm bảo đảm thời gian cách ly, an toàn thực phẩm, thu gom bao bì, chai lọ thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng để hạn chế ô nhiễm môi trường.

1.2. Trên hoa màu

- Đông Xuân 2022 - 2023: xuống giống 12.339 ha/12.250 ha đạt 100,7% so với kế hoạch gồm các loại hoa màu như bắp, bầu, bí, dưa, rau các loại. Diện tích đã thu hoạch 7.666 ha/12.339 ha đạt 62,12 % diện tích xuống giống.

- Hè Thu 2023: xuống giống 2.647 ha gồm các loại hoa màu như bắp, bầu, bí, dưa, rau các loại,...

- Tình hình sâu bệnh trên hoa màu: sâu bệnh hại trên hoa màu xuất hiện gây hại phổ biến ở mức nhẹ. Riêng đối tượng sâu keo mùa thu hại bắp chưa phát hiện diện tích nhiễm mới. Dự báo trong tuần tới sâu ăn tạp, sâu đục trái, sâu đục thân, bọ trĩ, bệnh thán thư, bệnh đốm lá,… xuất hiện và gây hại rải rác hoặc ở mức nhẹ.

- Để hạn chế thấp nhất thiệt hại cần áp dụng biện pháp như sau: Áp dụng đồng bộ các quy trình sản xuất như IPM, IPHM, sản xuất an toàn, VietGAP, hữu cơ,… thực hiện truy xuất nguồn gốc, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm.

 1.3. Cây ăn trái

- Diện tích trồng cây ăn trái là 43.061 ha. Tập trung chủ yếu ở các huyện Châu Thành, Lai Vung, Cao Lãnh, Lấp Vò, Thanh Bình, Tháp Mười, thành phố Cao Lãnh, thành phố Sa Đéc.

 - Sâu bệnh trên cây ăn trái: sâu bệnh trên cây ăn trái xuất hiện, gây hại chủ yếu ở mức nhẹ. /.

Hoàng Anh

Bài viết cùng danh mục

Tin xem nhiều

Tài liệu kỹ thuật chăn nuôi thỏ - Phần 5

Phần 5: KỸ THUẬT CHĂM SÓC, NUÔI DƯỠNG

I. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH SẢN Ở THỎ CÁI

1. ...

Kỹ thuật nuôi cá lăng vàng

Cá lăng vàng là một trong những loài cá lăng hiện diện ở các thủy vực nước ngọt và lợ ...

Kỹ thuật sinh sản nhân tạo cá lăng chấm

Đặc điểm hình thái cá lăng chấm: Thân dài. Đầu dẹp bằng, thân và đuôi dẹp bên. Có 4 đôi ...

Nuôi cá lăng nha trong lồng bè

Cá lăng nha có tên khoa học là Mystus Wyckiioides, là loài cá nước ngọt, sống nhiều ở các nước ...

Kỹ thuật nuôi cá lăng nha thương phẩm

Lăng nha (Mystus wyckiioides) là loài cá nước ngọt, thịt trắng chắc, không xương dăm, mùi vị thơm ngon, giá ...

Video xem nhiều

Kỹ thuật bón phân

(Nguồn THVL)

Dưa hấu không hạt - nông nghiệp công nghệ cao

Lâu nay mọi người thường khó chịu khi gặp phải vô số hạt cứng trong ruột dưa hấu. ...