Ương giống cá bớp cho lãi cao

(Thủy sản Việt Nam) - Cá bớp (Rachycentron canadum) hay còn gọi là cá giò, cá bóp. Là loại cá biển phát triển nhanh, thịt thơm ngon và được ưa chuộng trên thị trường. Hiện, việc ương giống cá bớp đang mang lại thu nhập cao cho nhiều hộ nuôi.
Đặc điểm sinh sản
Cá bớp là loại ăn thịt, thức ăn là cá tạp, giáp xác. Cá bớp có thể thành thục sau 2 năm tuổi và thành thục đầy đủ sau 4 năm. Cá cái thường thành thục muộn hơn cá đực; mùa vụ sinh sản kéo dài từ tháng 4 - 9, đẻ nhiều vào tháng 6 - 7; cá cái có thể sinh sản từ vài trăm nghìn đến hàng triệu trứng mỗi con, trứng nở tốt ở độ mặn 30 - 32‰, nhiệt độ thích hợp 24 - 280C; đẻ 15 - 20 lần trong mỗi mùa sinh sản.
Khi sản xuất giống cá bố mẹ có thể thu từ tự nhiên hoặc chọn cá có kích cỡ từ nuôi thịt. Nuôi vỗ cá bố mẹ bắt đầu từ tháng 2 - 3 (khoảng 3 - 4 tháng trước khi cho sinh sản nhân tạo). Cá được nuôi trong lồng, nuôi tốt cá có thể thành thục trên 85%. Do cá bớp sinh trưởng nhanh, giá trị kinh tế tương đối cao nên được nuôi khá phổ biến, chủ yếu là hình thức nuôi lồng trên biển. Do đó, nhu cầu con giống cũng tăng qua các năm. Hiện, cá bớp trở thành đối tượng nuôi của nhiều tỉnh ven biển như Quảng Ninh, Hải Phòng, Nghệ An, Phú Yên, Khánh Hòa, Vũng Tàu, Kiên Giang…
Hiệu quả từ ương giống
Từ năm 1997 - 1999, Viện Nghiên cứu Hải sản tiến hành nghiên cứu sinh sản cá bớp và đã thành công, sản xuất được cá bớp giống và biên soạn dự thảo quy trình sản xuất vào năm 2000 (Đề tài nghiên cứu cấp Nhà nước). Hiện, quy trình sản xuất giống cá bớp đã ổn định và được đơn giản hóa, dễ thực hiện để áp dụng rộng rãi, kể cả các cơ sở không có đầu tư cao. Cá bớp thương phẩm hiện được nuôi cả bằng hình thức nhỏ lẻ và nuôi công nghiệp quy mô lớn. Nhằm phục vụ tiêu dùng trong nước và phục vụ xuất khẩu.
Nhằm đáp ứng nhu cầu nuôi cá bớp ngày càng phát triển, hiện nhiều địa phương thực hiện việc ương cá giống cho hiệu quả cao, mạnh nhất là ở tỉnh Khánh Hòa.
Quy trình ương cá bớp giống bắt đầu từ việc thu mua trứng từ các cơ sở có cá bớp bố mẹ với giá bán trung bình 7 - 10 triệu đồng/kg. Sau đó, cho trứng vào bể ấp đã được xử lý, sục khí liên tục, ấp ở nhiệt độ 28 - 300C, sau 23 - 24h, trứng nở thành cá bột với chiều dài 4 - 4,2 mm. 1 kg có khoảng 500.000 trứng, với tỷ lệ nở trung bình đạt 90%. Khi cá đạt kích cỡ 1 - 1,5 cm bắt đầu thả nuôi ra ao đất đã được cải tạo, xử lý. Luyện cho cá ăn thức ăn hỗn hợp hay thức ăn công nghiệp từ ngày 11. Khi cá đạt 25 ngày tuổi (2 - 3 cm) thì cho ăn chủ yếu là thức ăn hỗn hợp hoặc công nghiệp. Duy trì nước ương với độ mặn 28 - 30‰, nhiệt độ 24 - 300C, pH 7,5 - 8,5, DO > 5 ppm. Sau khoảng 1,5 tháng ương nuôi, cá đạt khoảng 10 - 11 cm thì xuất bán. Hiện, cá bớp giống được bán với giá 15.000 - 20.000 đồng/con, mang lại thu nhập cao cho người dân. Điển hình trong việc sản xuất và ương nuôi cá bớp thành công là DNTN Phượng Hải (TP Nha Trang, Khánh Hòa) mỗi năm cung cấp cho người nuôi 300.000 - 500.000 con/năm, doanh thu 7 - 8 tỷ đồng/năm.
Nguồn: thuysanvietnam.com.vn
Bài viết cùng danh mục
- Cải tiến nuôi tôm: Hiệu quả trong hạn mặn
- 6 yếu tố gây tổn thất ở tôm nuôi
- Nhiều diện tích thả nuôi cá sặc rằn không theo quy hoạch
- Kiên Giang: Cánh đồng lớn lúa - tôm
- Cảnh giác với thông tin thương lái Trung Quốc mua cá tra quá lứa
- Hướng đi cho sản xuất và xuất khẩu cá tra
- Nghề nuôi tôm nước lợ, cá tra chưa hết khó
- Sóc Trăng chú trọng nuôi tôm an toàn, lợi nhuận.
- Các dạng chế phẩm sinh học dùng trong nuôi trồng
- Cá tra Việt Nam đang có lợi thế trên đất Mỹ
Tin xem nhiều
Tài liệu kỹ thuật chăn nuôi thỏ - Phần 5
![]() |
Phần 5: KỸ THUẬT CHĂM SÓC, NUÔI DƯỠNG I. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH SẢN Ở THỎ CÁI 1. ... |
![]() |
Cá lăng vàng là một trong những loài cá lăng hiện diện ở các thủy vực nước ngọt và lợ ... |
Kỹ thuật sinh sản nhân tạo cá lăng chấm
![]() |
Đặc điểm hình thái cá lăng chấm: Thân dài. Đầu dẹp bằng, thân và đuôi dẹp bên. Có 4 đôi ... |
Kỹ thuật nuôi cá lăng nha thương phẩm
![]() |
Lăng nha (Mystus wyckiioides) là loài cá nước ngọt, thịt trắng chắc, không xương dăm, mùi vị thơm ngon, giá ... |
Nuôi cá lăng nha trong lồng bè
![]() |
Cá lăng nha có tên khoa học là Mystus Wyckiioides, là loài cá nước ngọt, sống nhiều ở các nước ... |
Video xem nhiều
Sử dụng thuốc gốc đồng để trừ bệnh
![]() |
(Nguồn THĐT) |
Tác dụng của Canxi với sự sinh trưởng của cây lúa
![]() |
(Nguồn THĐT) |
![]() |
(Nguồn THVL) |
Dưa hấu không hạt - nông nghiệp công nghệ cao
![]() |
Lâu nay mọi người thường khó chịu khi gặp phải vô số hạt cứng trong ruột dưa hấu. ... |
Sinh vật cảnh tiềm năng kinh tế nông nghiệp đô thị
![]() |
(Nguồn THĐT) |