Câu hỏi: Tôi dự định muốn mở trang trại nuôi ngỗng. Tôi muốn có giống tốt hiện nay có ở đâu và kỹ thuật nuôi chúng như thế nào? Rất mong Bạn nhà nông giải đáp giúp. Xin chân thành cảm ơn Người hỏi: dang van Tinh Email: tinhjp844 - Điện thoại: 01628345430 Địa chỉ: cam giang hai duong |
Trả lời Chào bạn! Bạn lien hệ:TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU GIA CẦM THỤY PHƯƠNG Địa chỉ: Chèm, Từ Liêm, Hà Nội Tel: (04) 87570814 (0343) 881150 - (03203) 784565 Mobile: (0913) 581460 Fax: (04) 8385804 E-mail: pkhttncgctp@gmail.com KỸ THUẬT NUÔI NGỖNG Giới thiệu Một số giống ngỗng 1. Ngỗng cỏ (ngỗng sen) Việt Nam. Ngỗng cỏ hay ngỗng sen phân bố rộng rãi khắp cả nước. Ngỗng cỏ được nuôi nhiều ở vùng đồng bằng và trung du. Ngỗng có 2 loại hình chính là loại hình lông trắng và lông xám. Ngoài ra còn có ngỗng loang xám trắng do sự pha tạp giữa 2 loại trên. Đặc điểm thân mình có cấu tạo chắc chắn, có dáng hình thoi, tiết diện thân gần như tròn. Ngỗng có đầu nhỏ, cổ dài và mảnh. Ngỗng đực có mào sừng hình tròn nằm ở gốc mỏ trên, mỏ màu vàng da cam, mắt màu xám đen, bụng thon gọn, chân cao vừa phải và chắc chắn. Khoảng 210 - 240 ngày tuổi ngỗng có thể đẻ. Ngỗng cỏ chịu kham khổ tốt và có khả năng kháng bệnh cao hơn các giống ngỗng ngoại. 2. Ngỗng sư tử Bắt nguồn từ Bắc Trung Quốc và Xiberi, ngỗng có sức đề kháng và sức đẻ 50 - 70 quả/năm. Ngỗng sinh trưởng và phát triển nhanh, thích nghi tốt với điều kiện thiên nhiên của ta. Ngỗng có tầm vóc to trông dữ tợn, có lông màu xám, đầu to mỏ đen thẫm, mào màu đen. Mắt nhỏ và có màu nâu xám. Phần trên cổ có yếm da, thân mình dài vừa phải, ngực dài nhưng hẹp, xương to nhưng thịt màu hơi trắng. Có thể dùng ngỗng sư tử để lai với ngỗng cỏ để nâng cao khối lượng và tầm vóc. 3. Ngỗng Hungari cải tiến Được hình thành từ giống ngỗng địa phương với giống ngỗng sư tử Trung Quốc. Đời con cho màu lông xám và lông trắng. Tốc độ sinh trưởng và tăng trọng bình thường: 10 tuần tuổi đạt 3,4 - 3,6kg. Bình quân đẻ 30 quả/mái/năm. Khối lượng trứng: 150 - 180g/quả. Ngỗng Hungari có khẳ năng thích nghi tốt với hoàn cảnh sống tự nhiên và tận dụng thức ăn tự nhiên tốt. Người ta còn dùng giống ngỗng này để sản xuất gan. Thức ăn trong chăn nuôi ngỗng Các loại thức ăn được sử dụng trong chăn nuôi ngỗng gồm: 1. Thức ăn xanh và củ, quả Ngỗng sử dụng tốt và rất hiệu quả thức ăn xanh (lá rau, các loại bèo, các loại cỏ.Trong nuôI ngỗng thức ăn xanh chiếm 30 - 40% lượng thức ăn cung cấp hằng ngày. 2. Thức ăn hạt * Ngô: 3. Thức ăn bổ sung Trong thực tế chăn nuôi ngỗng ít bị thiếu khoáng và Vitamin nếu ngỗng được nuôi với đủ rau cỏ xanh và được chăn thả cỏ. Sự thiếu hụt khoáng và vitamin chỉ xảy ra với ngỗng nuôi nhốt. Cần bổ sung thêm: Bột vỏ sò, vỏ trứng là nguồn thức ăn chứa 33%caxi và khoảng 6% photpho, sử dụng bổ sung để nuôi ngỗng. Kỹ thuật nuôi ngỗng I- Kỹ thuật nuôi ngỗng con, ngỗng choai 1. Chọn ngỗng con 2. Nhiệt độ 3. Quây và máng ăn, máng uống 4. Chất độ chuồng 5. Ánh sáng 6. Mật độ 7. Thức ăn và cách nuôi dưỡng ngỗng II. Kỹ thuật chăn nuôi ngỗng hậu bị, sinh sản 1. Chuẩn bị cơ sở vật chất 2. Gây ngỗng để sinh sản 3. Kỹ thuật nuôi dưỡng ngỗng sinh sản trong chăn thả. 2. Bệnh dịch tả vịt lây sang ngỗng 3. Bệnh phó thương hàn 5. Bệnh cắn lông, rỉa lông Chăm sóc ngỗng thịt Ngỗng là loại gia cầm dễ nuôi, hay ăn, chóng lớn, ít mắc bệnh. Ngỗng chỉ ăn cỏ, ăn rau là chính, ít dùng lương thực. Nuôi trong 4-8 tháng ngỗng đã cho thu hoạch 4-7kg. Có nhiều giống ngỗng: ngỗng trắng, ngỗng xám vằn, loại chân thấp, chân cao... Nếu nuôi ngỗng đàn, nên chọn ngỗng xám vằn, chân to, đi khoẻ, chịu kiếm ăn. Ngỗng mới nở chọn con có bộ lông mịn, sáng, lỗ hậu môn gọn, khô, mắt sáng, nhanh nhẹn, ăn uống bình thường. Nếu nuôi ngỗng cái đẻ, nên chọn con có mắt đen, to, sáng, cổ nhỏ dài, ngực gọn mình dài, bụng dưới nở nang, phao câu to, những con này mắn đẻ, ấp khéo. Đối với ngỗng đực nuôi làm giống thì chọn những con có cổ ngẩng cao, ngực nở, hai chân cao, thân mình dài cá trắm, lỗ hậu môn màu hồng. Thời kỳ ngỗng con Là thời gian từ khi nở đến 30 ngày tuổi. Đây là thời gian đòi hỏi phải chăm sóc cẩn thận vì ngỗng mới nở còn yếu, ăn uống chưa quen, khả năng thích ứng kém. Lúc mới nở, lông ngỗng còn ướt, giữ ngỗng trong thúng hay cót quây cao 0,8-1m, dưới lót rơm mềm, trên đậy lớp vải thưa, đến khi khô lông bắt ra ràng, bắt đầu tập cho ăn uống. Thời gian ủ lông khô kéo dài khoảng 10-12 giờ. Chú ý nếu thời tiết lạnh rét, cần thắp bóng điện để giữ ấm nhiệt độ chuồng nuôi 28-30 độ C. Trong tuần lễ đầu, ngỗng còn yếu, chưa cho ngỗng ra ngoài, cho ăn bột ngô, gạo, mỳ... trộn với rau tươi rửa sạch thái nhỏ (ngỗng thích ăn rau diếp, xà lách). Cho ăn mỗi con 50g thức ăn tinh, 100g rau xanh mỗi ngày chia làm 4 bữa: sáng, trưa, chiều, tối (9 giờ tối), cho ăn dần từng ít một, ăn xong cho uống nước sạch ngay. Từ ngày thứ 8 trở đi có thể thả ra bãi cỏ để ngỗng vặt cỏ ăn. Từ thời kỳ này, lượng thức ăn cho ngỗng tăng dần: mỗi con cho ăn 70g thức ăn tinh và 120g rau cỏ xanh mỗi ngày. Từ sau 2 tuần tuổi, giảm bớt tỷ lệ thức ăn tinh và tăng rau cỏ xanh cho ngỗng. Thời kỳ này tập cho ngỗng ăn thêm thóc, khoai băm nhỏ, đưa ngỗng chăn thả ở những bãi xa. Giai đoạn ngỗng con kết thúc khi ngỗng được 30 ngày tuổi. Thời kỳ ngỗng choai Sau 1 tháng tuổi là thời kỳ ngỗng choai. Ngỗng choai dễ nuôi, mau lớn, phàm ăn và ít bệnh tật. Ngỗng nuôi thịt có thể nuôi chăn thả từ vài chục con đến hàng trăm con. Đàn ngỗng nuôi phải cùng lứa tuổi nhau để chúng có độ đồng đều và dễ chăm sóc. Sau mỗi buổi chăn thả về, nếu vào vụ thu hoạch lúa thì không cần phải cho ngỗng ăn thêm. Sau khi ăn no, ngỗng thích uống nước và bơi lội. Ngỗng choai được tắm và bơi lội đầy đủ sẽ có bộ lông mượt và béo tốt hơn những con ngỗng nuôi không được bơi tắm. Nếu thời kỳ ngỗng lớn không trùng vào vụ gặt lúa, cuối ngày chăn thả về cần cho ăn thêm thóc, cám, ngô, khoai hay sắn băm nhỏ. Nếu có điều kiện thì cho ngỗng ăn thêm bã đậu, bỗng rượu hay cám công nghiệp chúng càng mau lớn. Vỗ béo ngỗng Tuỳ điều kiện từng gia đình nuôi mà có thể xuất chuồng sau 90 ngày, 120 hay 150 ngày tuổi. Để tăng nhanh trọng lượng ngỗng đồng thời làm tăng chất lượng thịt, nên tiến hành vỗ béo ngỗng trước khi bán. Nhốt ngỗng vào những ngăn chuồng nhỏ (mỗi ngăn một con) kín gió song thông thoáng, tránh ánh nắng trực tiếp chiếu vào chuồng, giữ yên tĩnh cho chuồng nuôi. Cho ngỗng ăn tăng thức ăn tinh, giảm vận động. Thời gian vỗ béo 12-15 ngày trước khi bán, không kéo dài hơn tốn thức ăn mà ít hiệu quả. Nhìn chung sau khi nuôi 3-4 tháng, ngỗng thường đạt trọng lượng 4- 4,5kg, những giống ngỗng ngoại nhập có thể cao hơn, đạt 4,5- 5kg. Nếu ngỗng được nuôi dưỡng chăm sóc tốt ngay từ đầu thì thời gian có thể rút ngắn không tới 3-4 tháng nuôi. |
-
mình muốn mua một ít rắn hổ trâu con về nuôi thủ nghiệm với loại chim trĩ đỏ về nuôi . hiện mong các bác tư vấn địa điểm nuoi .và dia chỉ tại buôn ma thuật càng tốt
-
Các anh các chú cho em hỏi. Em ở Hải Dương, em muốn mua lươn giống có anh cô chú nào biết có cơ sở nào cung cấp lươn giống thì giới thiệu cho em. Em cảm ơn.
-
Xin chào BNN, sang năm mới xin chúc cho những người làm chương trình có nhiều sức khỏe, vạn sự như ý và ngày càng phát triển chương trình giúp chương trình, giúp nhà nông yên tâm sản xuất hơn. Tôi yêu bạn nhà nông. Nhân đây em cũng xin có một câu hỏi mong BNN tư vấn là năm 2014 này, em có ý định đầu tư chăn nuôi dê lấy thịt và con dúi thương phẩm, nhưng không biết thị trường đầu ra của hai loài vật nuôi này như thế nào? Mong BNN tư vấn hộ em, xin chân thành cảm ơn.
-
tôi muốn mua giống gà Tây ( gà lôi) thì mua ở đâu được?
-
cho e hỏi kỷ thuật bón phân cho khoai lang lấy củ và kỷ thuật bón phân cho khoai lang lấy dây và đặc điểm khác nhau thế nào?
-
Mình có kế hoạch nuôi chim cút lấy thịt qui mô tầm 1500 con trở lên.Nhưng hiện tại chưa biết chỗ cung cấp giống chim cút đảm bảo và đầu ra tiêu thụ tin cậy trên địa bàn Hà Nội. Rất mong nhận được câu trả lời giúp đỡ từ website. Xin chân thành cảm ơn
-
Cho tôi hỏi giống gà j-dabaco khoảng bao nhiêu tiền một con giống vậy ạ?
-
cho em hỏi ở nghệ an mình có chổ nào bán giống nấm rơm không và giá cả của nó ra sao
-
em ở lệ thủy quảng bình. em muốn mua lươn giống thì mua ở đâu gần nhất và giá bao nhiêu 1 kg?
-
cho mình hỏi mua lươn giống để về nuôi lươn bán thương phẩm thì mua ở đâu tốt?(ở nghệ an) và giá cả như thế nào?
Tin xem nhiều
Tài liệu kỹ thuật chăn nuôi thỏ - Phần 5
![]() |
Phần 5: KỸ THUẬT CHĂM SÓC, NUÔI DƯỠNG I. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH SẢN Ở THỎ CÁI 1. ... |
![]() |
Cá lăng vàng là một trong những loài cá lăng hiện diện ở các thủy vực nước ngọt và lợ ... |
Kỹ thuật sinh sản nhân tạo cá lăng chấm
![]() |
Đặc điểm hình thái cá lăng chấm: Thân dài. Đầu dẹp bằng, thân và đuôi dẹp bên. Có 4 đôi ... |
Kỹ thuật nuôi cá lăng nha thương phẩm
![]() |
Lăng nha (Mystus wyckiioides) là loài cá nước ngọt, thịt trắng chắc, không xương dăm, mùi vị thơm ngon, giá ... |
Nuôi cá lăng nha trong lồng bè
![]() |
Cá lăng nha có tên khoa học là Mystus Wyckiioides, là loài cá nước ngọt, sống nhiều ở các nước ... |
Video xem nhiều
Sử dụng thuốc gốc đồng để trừ bệnh
![]() |
(Nguồn THĐT) |
Tác dụng của Canxi với sự sinh trưởng của cây lúa
![]() |
(Nguồn THĐT) |
![]() |
(Nguồn THVL) |
Dưa hấu không hạt - nông nghiệp công nghệ cao
![]() |
Lâu nay mọi người thường khó chịu khi gặp phải vô số hạt cứng trong ruột dưa hấu. ... |
Sinh vật cảnh tiềm năng kinh tế nông nghiệp đô thị
![]() |
(Nguồn THĐT) |