Câu hỏi: xin cho hỏi: -cách điều trị: bồ câu đi ỉa phân xanh lỏng, bỏ ăn vài ngày là chết. -bồ câu tôi hiện nay có con đã làm tổ.tôi đang nuôi thả trong nhà, nay tôi muốn nuôi riêng 1 cặp/1 ô chuồn 50x50x60 mà không biết làm sao để xác định chúng là một cặp vợ chồng để bắt cho vào chuồn. xin chỉ giúp.ám ơn./. Người hỏi: lê văn hùng Email: lehungvhtt@gmail.com - Điện thoại: Địa chỉ: daknong |
Trả lời @ Căn cứ vào triệu chứng bệnh có khả năng bồ câu đã bị bệnh thương hàn. Đó là một bệnh truyền nhiễm đường tiêu hóa chung của gia cầm, trong đó có bồ câu. Bệnh gây ra do một số chủng vi khuẩn thương hàn mà ở bồ câu thường gặp là: Vi khuẩn Salmonella tiphimurium, Salmonella enteritidis. Ngoài ra, trong bệnh thương hàn của bồ câu còn có sự phối hợp của trực khuẩn Escherichia coli có sẵn trong đường tiêu hóa của bồ câu. Các loài vi khuẩn trên có thể tồn tại trong chuồng trại và môi trường chăn nuôi từ 1 - 4 tuần trong điều kiện ẩm ướt, thiếu ánh sáng mặt trời. Vi khuẩn cũng có trong nguồn nước và thức ăn bị ô nhiễm. Chim khỏe sẽ bị nhiễm mầm bệnh và phát bệnh khi sử dụng thức ăn, nước uống có mầm bệnh, sống trong môi trường bị ô nhiễm. Thời gian ủ bệnh của chim từ 3 - 4 ngày. Sau khi vào cơ thể chim, vi khuẩn gây tổn thương niêm mạc đường tiêu hóa và tiết ra độc tố gây viêm ruột. Một số trường hợp bệnh nặng, vi khuẩn gây nhiễm trùng huyết, xâm nhập vào đường hô hấp, gây viêm phổi, làm cho chim chết nhanh. Chim bệnh thể hiện: Đứng ủ rũ, ăn kém hoặc bỏ ăn, uống nước nhiều, sau đó ỉa lỏng, phân có mầu trắng vàng, trắng xanh, có mùi tanh, đôi khi có lẫn máu. Chim sẽ bị chết sau khi phát bệnh từ 5 - 7 ngày, nếu không được đều trị sớm. Chim non theo mẹ và chim mới ra ràng thường bị bệnh nặng và chết nhiều hơn chim trưởng thành, vì chim trưởng thành có sức đề kháng với bệnh hơn chim non. Bệnh thương hàn ở bồ câu có thể sử dụng 1 trong các thuốc sau đây để điều trị: - Esb3: Pha 2g với 1 lít nước, cho chim uống liên tục 3 - 4 ngày. Khi trong đàn có một số chim bị bệnh thì dùng thuốc cho uống phòng nhiễm cho cả đàn. - Bisepton: Dùng liều 100mg/ kg thể trọng của chim, tán nhỏ thuốc pha nước đổ cho chim uống hoặc trộn với thức ăn cho chim ăn, thuốc dùng liên tục 3 - 4 này. - Oxytetracyclin: Dùng liều 100mg/kg thể trọng của chim, thuốc có thể pha nước cho uống, trộn với thức ăn cho ăn hoặc tiêm bắp thịt, thuốc dùng liên tục 3 - 4 ngày. Kết hợp với thuốc điều trị cần bổ sung Premix khoáng và Premix vitamin vào nước uống hoặc thức ăn để tăng sức đề kháng cho chim. Phòng bệnh: áp dụng các biện, pháp sau: - Khi phát hiện chim bênh cần cách ly điều trị kịp thời, đồng thời cũng dùng 1 trong các loại thuốc trên điều trị cho những chim đã nhốt chung chuồng với chim ốm, vì những chim này có thể đã bị nhiễm mầm bệnh. - Thực hiện vệ sinh, tẩy uế chuồng trại khi có dịch xảy ra, dùng 1 trong các thuốc sát trùng sau phun hoặc vẩy vào chuồng để diệt mầm bệnh: Axit Phênic 5%; Virkon 0,1%; nước vôi 10%; Crêsyl 3%. - Nuôi dưỡng, chăm sóc tốt đàn chim với khẩu phần ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, các loại khoáng và các vitamin A,D,E,B1, C để nâng cao sức đề kháng với bệnh. Chuyên gia thú y - Trung tâm Phát triển nông lâm nghiệp bền vững @Để phân biệt chim bồ câu trống mái thì có mấy cách sau: - Phân biệt độ lớn nhỏ hai múi thịt trên mũi: Chim trống hai múi thịt vừa ngắn, vừa lớn, nở ngang, dày; còn chim mái thì dài, nhỏ, hẹp, xẹp (chính xác 70 - 80%). - Bồ câu trống thì thân mình to, đầu và cổ to tròn, bộ lông tươi tắn, có ánh sắc hơn; chim mái thân mình nhỏ gọn, bầu bĩnh, đầu và chân nhỏ hơn. (chính xác khỏang 60 - 70%). - Quan sát 2 ghim ở cạnh hậu môn, chim trống hai ghim sát nhau hơn, chim mái xa nhau hơn (chinh xác khỏang 60 - 70%, phải quen nhìn mới phân biệt được). |
-
Gà nhà em mấy năm nay lại bị bệnh trái đậu và chết rất nhiều, Em đã đi hỏi thú y ở địa phương, và áp dụng những phương pháp tẩy trùng chuồng nuôi rất kĩ. Nhưng gà vẫn bị mắc bệnh trái rạ. Mong mọi người giúp em tìm ra phương án phòng và chữa bệnh. Em xin cám ơn mọi người.
-
Heo rừng bị bong lớp biểu bì da toàn thân, ăn uống bình thường, hơi chậm chạp, heo khoảng 2 tháng tuổi.
Tin xem nhiều
Tài liệu kỹ thuật chăn nuôi thỏ - Phần 5
![]() |
Phần 5: KỸ THUẬT CHĂM SÓC, NUÔI DƯỠNG I. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH SẢN Ở THỎ CÁI 1. ... |
![]() |
Cá lăng vàng là một trong những loài cá lăng hiện diện ở các thủy vực nước ngọt và lợ ... |
Kỹ thuật sinh sản nhân tạo cá lăng chấm
![]() |
Đặc điểm hình thái cá lăng chấm: Thân dài. Đầu dẹp bằng, thân và đuôi dẹp bên. Có 4 đôi ... |
Kỹ thuật nuôi cá lăng nha thương phẩm
![]() |
Lăng nha (Mystus wyckiioides) là loài cá nước ngọt, thịt trắng chắc, không xương dăm, mùi vị thơm ngon, giá ... |
Nuôi cá lăng nha trong lồng bè
![]() |
Cá lăng nha có tên khoa học là Mystus Wyckiioides, là loài cá nước ngọt, sống nhiều ở các nước ... |
Video xem nhiều
Sử dụng thuốc gốc đồng để trừ bệnh
![]() |
(Nguồn THĐT) |
Tác dụng của Canxi với sự sinh trưởng của cây lúa
![]() |
(Nguồn THĐT) |
![]() |
(Nguồn THVL) |
Dưa hấu không hạt - nông nghiệp công nghệ cao
![]() |
Lâu nay mọi người thường khó chịu khi gặp phải vô số hạt cứng trong ruột dưa hấu. ... |
Sinh vật cảnh tiềm năng kinh tế nông nghiệp đô thị
![]() |
(Nguồn THĐT) |