Câu hỏi: hiện tại nhà em đang nuôi gà đẻ,và phân gà e muốn làm phân vi sinh.vậy cho e biết làm thế nào để làm phân vi sinh từ phân gà.cách làm và cần những gì để làm ....xin chân thành cảm ơn Người hỏi: phan hoàng việt Email: phanhoangviet.1994@gmail.com - Điện thoại: 01648880608 Địa chỉ: nhơn an an nhơn bình định |
Trả lời Chào bạn Kỹ thuật sản xuất phân vi sinh từ phân gà bạn có thể tham khảo hướng dẫn của KS. Võ Mầu (Trung tâm công nghệ sinh học nông nghiệp) như sau: 1. Ủ phân theo phương pháp truyền thống: Nguyên liệu thô có thể tận dụng là rơm, cỏ úa, thân cây họ đậu... băm nhỏ, có thể bổ sung thêm phân chuồng. Để hạn chế thất thoát đạm, cần bổ sung thêm khoảng 2 - 3% phân super lân (không dùng lân nung chảy, vôi nông nghiệp hoặc tác nhân kiềm). Ẩm độ tối ưu đống ủ là 50%. Quá ẩm sẽ sũng nước, quá trình ủ chậm, bốc mùi hôi thối. Nếu quá khô thì quá trình phân hủy diễn ra chậm, hoặc không diễn ra. Để có nhiệt độ thích hợp, nên tạo đống phân ủ có kích thước khoảng 1,5 x 1,5 x 1,5 mét hoặc lớn hơn một chút. Nhiệt độ giữ tốt hơn khi đống phân được bao quanh bằng bờ đất, đậy kín bằng bạt nylon chống mưa nắng. Điểm ủ phải cao ráo. Dưới đáy đống phân ủ lót lớp rơm rạ hoặc cỏ khô khoảng 10 cm để giữ nhiệt. Nhiệt độ thích hợp là 49 - 70 độ C. Trên 70 độ C, vi sinh vật bị tê liệt, toàn bộ quá trình phân hủy làm lại từ đầu. Đống ủ phải đảo trộn nhiều lần (7 - 10 ngày/lần), tránh đống phân quá nóng, tạo thoáng khí bằng lỗ thoát khí. Nếu thực hiện đúng phương pháp, đống ủ có nhiệt độ cao trong vòng 48 - 60 giờ. Nếu không đạt như vậy, có thể do nguyên liệu quá ướt, quá khô hoặc không đủ nguyên liệu xanh. Nếu quá ướt thì rải nguyên liệu ra cho khô, quá khô thì bổ sung thêm nước. Nếu đống phân ủ đạt yêu cầu ẩm độ mà nhiệt độ không lên cao có thể khắc phục bằng cách cho thêm phân chuồng vào (khoảng 10 - 15%). Có thể theo dõi quá trình phân hủy nhanh bằng mùi bốc ra dễ chịu, bằng sự phát triển của loài nấm trắng trên nguyên liệu đang phân hủy, màu sắc đống phân nâu sẫm, thể tích đống phân giảm xuống còn 3/4 hoặc 2/3. Khi đống nguyên liệu đã hoai thì nhiệt độ giảm xuống và trở về bình thường. Có thể dùng lưới mắt cáo có lỗ rộng khoảng 2,5 - 3 cm sàng nguyên liệu, những mẫu to sẽ ủ tiếp. 2. Phương pháp ủ bổ sung vi sinh: Nếu có điều kiện, bổ sung thêm men Trichoderma, trộn 1 - 2 kg/m3 thì đống phân sẽ phân hủy nhanh hơn, hiệu quả tốt hơn. Tác nhân làm phân hủy cellulose (sử dụng Trichoderma sp.) được trộn đều vào nguyên liệu là xác bã thực vật, rác thải, rơm rạ... để làm phân ủ. Có nhiều cách phối trộn hỗn hợp làm phân ủ: - 3 phần rơm + 1 phần cỏ rác, lá xanh + 2 phần phân chuồng. - 4 phần rơm + 2 phần phân chuồng (phân gà...). - 2 phần rơm hoặc cỏ khô + 2 phần xác cây họ đậu + 2 phần phân chuồng. - 2 phần rơm + 3 phần cây xanh thuộc họ đậu (thân đậu xanh, đậu nành, cây cỏ...) + 2 phần phân chuồng. Rơm rạ phải băm nhỏ, tưới nước cho ngấm ướt đều trước khi đem ủ, các loại xác bã thực vật phải băm nhỏ. Để ủ 1 m3 nguyên liệu theo các công thức trên, cần bổ sung 5 kg super lân trộn đều, 1 kg men Trichoderma hòa với nước tưới đều vào đống ủ làm chất kích hoạt. Cách tiến hành ủ, kích thước khối ủ, nhiệt độ, ẩm độ... tương tự như cách ủ truyền thống. Ngoài ra, có thể ủ phân hữu cơ bằng men vi sinh Trichoderma với nguyên liệu là vỏ cà phê, mùn cưa thải ra từ làm nấm. Nguyên liệu chuẩn bị ủ theo công thức cứ 300 kg phân chuồng (nhiều hơn càng tốt), xác bã thực vật (vỏ cà phê, mùn cưa thải từ làm nấm, cùi bắp, rơm rạ) 700 kg, men vi sinh Trichoderma 4 - 5 kg, super lân 20 - 30kg (để hạn chế mất đạm không dùng vôi CaCO3), sử dụng nguồn nước là nước sinh hoạt hoặc nước thải phân chuồng trại, có nhà che phủ bạt tránh mưa nắng. Nếu không có xác bã thực vật, có thể sử dụng 100% phân chuồng. Tiến hành ủ như sau: vỏ cà phê (xay nhỏ càng tốt), xác bã thực vật (cùi bắp, rơm rạ, cỏ khô...) bằm nhỏ cùng với mùn cưa thải, sau đó trộn đều cùng với men vi sinh, phân chuồng, super lân. Phun nước đều để có ẩm độ 50 - 55% (lấy tay nắm siết chặt thấy rịn nước là được), đánh đống cao 1,5 - 2 m. Sau khi ủ 15 ngày tiến hành đảo trộn tăng cường hoạt động của men vi sinh và để oxy vào kẽ hở đống phân, đồng thời để khí độc thoát ra trong quá trình ủ. Nếu thấy khô thì phun nước bổ sung cho có ẩm độ như ban đầu. Ủ khoảng 50 - 60 ngày, đống ủ sẽ hoai hoàn toàn và trở thành phân hữu cơ vi sinh. Phân hữu cơ sinh học tự ủ theo phương pháp trên có thể bón 3 – 4 tấn/ha, bón kết hợp phân vô cơ tăng hiệu quả phân bón. Cần phối trộn đều với phân vô cơ khoảng 24 giờ trước khi bón. Hỗn hợp này rất hiệu quả với cây trồng, đồng thời hạn chế thất thoát dinh dưỡng của phân hóa học. Chúc bạn thành công |
-
Em muốn mua giống cây lạc dại ở dăklak được không , nếu có thể cho em xin địa chỉ
-
hien tại tôi đang diết mổ số lượng lớn gà công nghiệp. tôi thấy lông gà quá nhiều mà không biết sử dụng vào việc gi? đem bỏ thi làm ô nhiễm môi trường.các bác chuyên gia cho tôi xin ý kiến, lông ga có thể lam vào việc gì có thể tạo thêm kinh tế từ lông ga không?
-
Như thời tiết ngoài bắc mùa rét liệu có nuôi dc rắn mối không?
-
Tôi muốn nuôi rắn mối cần phải mua giống ở đâu là tốt nhất,cách xây chuồng trại như thế nào? Nuôi rắn mối có rủi ro cao không?
-
Tôi muốn mua bê đực brahman đỏ từ 6-8 tháng tuổi, xin hỏi Bnn giờ mua ở đâu, giá cả ra sao, về cho lai với bò lai ở địa phương có được không, tôi xin chân thành cảm ơn bnn
-
Xin cho hỏi,hiện tại em đang nuôi bô câu. Vừa qua có mấy chú chim non 1 tháng tuổi bị bệnh, em không rõ bệnh gì khi mổ ra gan có nổi hột như la mũ ,gan sưng. Chim ốm không ăn.
-
Xin chào chương trình ! Tôi đang muốn nuôi thỏ nhưng chưa biết mua con giống ở đâu. Xin chương trình cho tôi một vài trung tâm cung cấp thỏ giống uy tín Thanks chương trình
-
Tôi định nhân giống chuối phương pháp cấy mô. Vậy xin vui lòng cho biết hàm lượng các chất này là bao nhiêu mg/l MS(Murashige&Skoog 1962).KNO3 1900,NH4NO3 1650. KH2PO4 170,CaCl2.2H2O 440.MgSO4.7H2O 370 - Các chất BA và IAA mua ở đâu? Xin chân thành cảm ơn BNN.
-
Chương trình cho tôi hỏi. Tôi muốn học kĩ thuật cho luon sinh sản nhân tạo thì tôi có thể học ở đâu ah?? Địa chỉ và liên hệ với ai? Xin cám ơn chương trình.
-
Chào chuyên mục. Hiện nay tôi đang nuôi lươn,tôi mua giống tự nhiên của những người đánh trúm về tự thuần lấy và nuôi thương phẩm,nhưng sau 5 tháng tôi thấy tỷ lệ lươn lớn rất chậm,mặc dầu tôi đã dùng vitaminc,men tiêu hóa ,thuốc sổ giun. Mong chuyên mục giúp tôi . Cám ơn.
Tin xem nhiều
Tài liệu kỹ thuật chăn nuôi thỏ - Phần 5
![]() |
Phần 5: KỸ THUẬT CHĂM SÓC, NUÔI DƯỠNG I. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH SẢN Ở THỎ CÁI 1. ... |
![]() |
Cá lăng vàng là một trong những loài cá lăng hiện diện ở các thủy vực nước ngọt và lợ ... |
Kỹ thuật sinh sản nhân tạo cá lăng chấm
![]() |
Đặc điểm hình thái cá lăng chấm: Thân dài. Đầu dẹp bằng, thân và đuôi dẹp bên. Có 4 đôi ... |
Kỹ thuật nuôi cá lăng nha thương phẩm
![]() |
Lăng nha (Mystus wyckiioides) là loài cá nước ngọt, thịt trắng chắc, không xương dăm, mùi vị thơm ngon, giá ... |
Nuôi cá lăng nha trong lồng bè
![]() |
Cá lăng nha có tên khoa học là Mystus Wyckiioides, là loài cá nước ngọt, sống nhiều ở các nước ... |
Video xem nhiều
Sử dụng thuốc gốc đồng để trừ bệnh
![]() |
(Nguồn THĐT) |
Tác dụng của Canxi với sự sinh trưởng của cây lúa
![]() |
(Nguồn THĐT) |
![]() |
(Nguồn THVL) |
Dưa hấu không hạt - nông nghiệp công nghệ cao
![]() |
Lâu nay mọi người thường khó chịu khi gặp phải vô số hạt cứng trong ruột dưa hấu. ... |
Sinh vật cảnh tiềm năng kinh tế nông nghiệp đô thị
![]() |
(Nguồn THĐT) |