Câu hỏi: Nhà tôi đang nuôi đàn lợn khoảng 40kg nhưng nó bị mẫn đỏ và đi ngoài, ăn kén, hơi ho nữa. vậy xin hỏi mọi người bị bệnh gì? Và cách chữa trị, ai biết chỉ dùm xin cảm ơn.

Người hỏi: nguyen van thanh

Email: nguyenvanthanhbg@yahoo.com - Điện thoại: 0915546459

Địa chỉ: bac giang

Trả lời

Chào bạn!

Triệu chứng nổi mẫn đỏ, tiêu chảy có thể do các bệnh: thương hàn, dịch tả. Bạn xem và có định hướng điều trị

1. Bệnh dịch tả

a. Nguyên nhân: Dịch tả heo là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do vi rút Pestivirut gây ra, bệnh xảy ra trên heo ở mọi lứa tuổi nhưng nặng nhất là heo con theo mẹ và heo sau cai sữa. Bệnh tập trung nhiều vào thời điểm chuyển mùa, tỷ lệ bệnh và chết rất cao.

b. Triệu chứng bệnh: Bệnh có thể xuất hiện ở một trong 3 thể:

- Thể quá cấp tính (còn gọi là bệnh dịch tả heo trắng): Bệnh xuất hiện đột ngột, không có triệu chứng ban đầu, heo khỏe mạnh tự nhiên ủ rũ, bỏ ăn, sốt cao 41 - 420C, phần da mỏng đỏ ửng, con vật dẫy dụa rồi chết nhanh trong vòng 1 - 2 ngày, tỷ lệ chết có thể 100%.

- Thể cấp tính:

+ Ủ rũ, kém ăn rồi bỏ ăn, nằm chồng lên nhau sốt cao 41- 420C kéo dài đến lúc gần chết.

+ Mắt viêm đỏ có ghèn, chảy nước mũi, miệng có loét phủ nhựa vàng ở lợi, chân răng, hầu; heo thường bị ói mửa, thở khó, nhịp thở rối loạn, đuôi cụp, lưng cong, đặc biệt, heo ngồi như chó ngồi và ngáp.

+ Lúc đầu táo bón sau đó tiêu chảy phân vàng, vàng nâu hoặc nâu đỏ (lẫn máu), phân bết vào mông và đuôi có mùi thối khắm.

+ Trên da nhất là vùng da mỏng có nhiều điểm xuất huyết lấm tấm như ở tai, mõm, bụng và 4 chân.

+ Vào giai đoạn cuối của bệnh, heo bị liệt 2 chân sau đi loạng choạng hoặc không đi được. Đối với heo nái mang thai dễ bị sẫy thai.

c. Điều trị: Bệnh không có thuốc điều trị. Phòng bệnh bằng vắc xin.

d. Tiêm phòng: L

ịch tiêm chủng nên thực hiện như sau:

- Heo con theo mẹ: Chủng 2 lần.

+ Lần 1: 15-30 ngày tuổi.

+ Lần 2: 30-45 ngày tuổi (15 ngày sau khi chủng lần đầu).

- Heo nái:

+ Nái hậu bị: Tiêm chủng 2 tuần trước khi phối giống.

+ Nái mang thai: 01 tháng trước khi đẻ

- Đực giống:

+ Định kỳ mỗi năm chủng 2 lần.

Chú ý: Trên thị trường có nhiều loại vắc xin phòng bệnh Dịch tả do các hãng sản xuất. Khi sử dụng cần đọc kỹ hướng dẫn trên lọ, nhãn kèm theo.

2. Bệnh Thương hàn

a. Nguyên nhân

Bệnh do vi trùng Salmonella cholerae suis gây ra, có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng chủ yếu ở lợn con cai sữa đến 4 tháng tuổi, lợn lớn ít mắc hơn và thường ở thể mãn tính. Bệnh thường ghép với bệnh dịch tả lợn.

b. Triệu chứng

- Thể cấp tính: Lợn sốt cao 41,5 – 42C, nôn mửa và ỉa chảy, phân thường có màu vàng thối khắm đôi khi lẫn máu, lòi dom. Lợn khó thở, ho, suy nhược do mất nước, tim đập yếu. Cuối thời kỳ bệnh có biểu hiện: Tai, các vùng da bụng, phía trong đùi đỏ rồi chuyển sang tím bầm. Đặc biệt lợn có các đám đỏ sẫm ở chỏm tai, mõm và 4 chân. Lợn thường chết sau 2 - 4 ngày phát bệnh do mất nước và kiệt sức.

- Thể mãn tính: Lợn ăn uống giảm sút, mệt nhọc, gầy yếu, chậm lớn, da nhợt nhạt do thiếu máu. Trên da có các mảng đỏ hoặc tím bầm. Lợn ỉa chảy kéo dài, phân thối lẫn máu. Cuối thời kỳ bệnh lợn khó thở, ho.

- Bệnh nặng heo chết sau 5-7 ngày. Tỉ lệ chết 25-95%.

c. Bệnh tích

Thể cấp tính niêm mạc ruột bị xuất huyết, loét, hoại tử có các vết loét có gờ quanh van hồi manh tràng. Lách xanh, dai như cao su.

d. Cách phòng, chữa bệnh:

- Phòng bệnh:

Vệ sinh chuồng trại, sạch sẽ và khô ráo, cách ly lợn ốm điều trị triệt để. Tiêm phòng vác xin phó thương hàn lợn con vô hoạt lúc 21 ngày tuổi và tiêm lại vào lúc 27 ngày tuổi hoặc có thể tiêm vác xin kép 1ml/con cho lợn từ 20 ngày tuổi trở lên. Thời gian miễn dịch kéo dài 6 tháng.

- Chữa bệnh:

Dùng một trong các kháng sinh và Sulfamide sau:

+ Sulfaguanidine (Ganidan), Sulfamezine, Sulfamerazine: cho uống 1g/5kg thể trọng, nếu tiêm: 1g/10kg thể trọng.

+ Tiêm thịt: Enrofloxacin, Norfloxacin, Gentamycin (xem liều lượng, thời gian tiêm trên nhãn thuốc mua tại tiêm thuốc thú y)

+Tiêm nước sinh lý khi heo đi tiêu chảy: 10-20 ml/ngày cho heo con.

Chúc bạn thành công

 

 

Tin xem nhiều

Tài liệu kỹ thuật chăn nuôi thỏ - Phần 5

Phần 5: KỸ THUẬT CHĂM SÓC, NUÔI DƯỠNG

I. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH SẢN Ở THỎ CÁI

1. ...

Kỹ thuật nuôi cá lăng vàng

Cá lăng vàng là một trong những loài cá lăng hiện diện ở các thủy vực nước ngọt và lợ ...

Kỹ thuật sinh sản nhân tạo cá lăng chấm

Đặc điểm hình thái cá lăng chấm: Thân dài. Đầu dẹp bằng, thân và đuôi dẹp bên. Có 4 đôi ...

Kỹ thuật nuôi cá lăng nha thương phẩm

Lăng nha (Mystus wyckiioides) là loài cá nước ngọt, thịt trắng chắc, không xương dăm, mùi vị thơm ngon, giá ...

Nuôi cá lăng nha trong lồng bè

Cá lăng nha có tên khoa học là Mystus Wyckiioides, là loài cá nước ngọt, sống nhiều ở các nước ...

Video xem nhiều

Kỹ thuật bón phân

(Nguồn THVL)

Dưa hấu không hạt - nông nghiệp công nghệ cao

Lâu nay mọi người thường khó chịu khi gặp phải vô số hạt cứng trong ruột dưa hấu. ...