Câu hỏi: Chào Bạn nhà nông! Xin chương trình phổ biến cho tôi về kỹ thuật nuôi con rươi và tài liệu hướng dẫn. Cảm ơn rất nhiều! Người hỏi: Lương Hoàn Giang Email: giang228823@gmail.com - Điện thoại: 0912421037 Địa chỉ: An Lão, Hải Phòng |
Trả lời Chào bạn bạn có thể nghiên cứu tài liệu sau: Nuôi rươi quảng canh
Rươi (Tylohynchus heterochaetus) thuộc nhóm giun nhiều tơ, sống ở bãi triềucửa sông ven biển nước ta. Rươi là loại thức ăn giàu đạm, bổ dưỡng.
Chọn địa điểm: Đầm nuôi rươi phải là bãi triều hoặc ruộng lúa có nước thủy triều ra vào, độ mặn 0 - 10‰. Diện tích tối thiểu 500m2 trở lên, xung quanh có bờ bao chắc chắn và phải cao hơn mực nước cao nhất trong đầm 30 - 50cm. Đầm cách xa nguồn thải của khu vực dân cư hoặc khu vực ô nhiễm công nghiệp. Điều kiện thủy lý hóa của đầm nuôi - Chất đáy: Bùn đáy trong đầm phải là bùn cát (bùn chiếm 2/3, cát 1/3). - Các yếu tố thủy lý hóa trong đầm: hàm lượng ôxy >4mg/l; pH: 6,5 - 8,5; H2S<0,01mg/l. Cải tạo đầm nuôi - Đây là yếu tố quyết định đến năng suất rươi. Nên cải tạo vào 2 thời điểm trước vụ sinh sản của rươi (tháng 3 và 9 dương lịch). Cải tạo đầm nên chọn vào kỳ nước kém của thủy triều để tránh nước đục trong đầm chảy ra mang theo mùn bã hữu cơ (thức ăn của rươi). - Tháo cạn đầm, bắt và diệt hết địch hại của rươi như cá, tôm, cua, cáy. - Đầm cải tạo cho bằng phẳng, dốc về phía cống, đảm bảo khi tháo phải róc nước. Nên thiết kế một hệ thống mương nhỏ trong đầm, giúp cho việc cấp và thoát nước được thuận lợi. Cày bừa đất trong đầm thật kỹ. - Phát quang bờ bụi xung quanh, dọn bớt các bụi cỏ dưới đáy đầm (cỏ năn, cỏ lác). - Xây dựng cống cấp và thoát nước: Cống cấp và thoát nước có nhiệm vụ cấp thoát nước cho đầm, đồng thời là nơi lấy giống tự nhiên và thu hoạch rươi. Diện tích nhỏ hơn 2.000m2 thì dùng cống xi măng ống tròn đường kính 0,5m, diện tích lớn hơn có thể xây cống vuông dùng cánh phai để đóng mở cống. - Kiểm tra pH của đầm bằng giấy quỳ, nếu pH <6, cần bón thêm vôi nông nghiệp Ca(OH)2 với liều lượng 7 - 10 kg/100m2. - Bón thêm phân chuồng hoặc rơm rạ đã ủ mục, liều lượng 5 - 6 kg/100m2 để thêm nguồn thức ăn cho rươi. Vôi và phân chuồng được rải đều, dùng máy lồng trộn lẫn vào nền đáy. - Tạo sinh cảnh cho rươi: Khi cải tạo đầm xong có thể trồng một số loại cỏ thân mềm hoặc lúa ngoi để tạo sinh cảnh cho rươi và giảm nhiệt độ nước trong những ngày nắng. Kỹ thuật lấy giống tự nhiên Đây là khâu then chốt trong quy trình nuôi rươi, bởi nó quyết định năng suất của đầm nuôi. Khi thành thục, rươi từ các bãi triều theo con nước thủy triều di cư ra cửa để sinh sản, trứng được thụ tinh phát triển thành ấu trùng theo thủy triều quay lại các bãi triều để sinh trưởng và phát triển, tạo nên vòng đời mới. Thời điểm lấy giống: vào kỳ con nước thủy triều tháng 4 - 5 và tháng 9 - 12 âm lịch. Cách thực hiện: Mở cống lấy nước vào đầm, ấu trùng rươi sẽ theo nước vào và chui xuống lớp bùn bề mặt đáy để sinh sống. Sau khi thủy triều rút 4 - 6 giờ ta mới lải nước ra, luôn giữ lại mực nước trong đầm 30 - 40cm. Việc lấy giống tự nhiên này phải tiến hành suốt mùa sinh sản của rươi Chăm sóc và quản lý Sau khi lấy giống 1 tháng, dùng vợt lưới mắt dày đãi lớp bùn trên bề mặt đáy đầm, sẽ nhìn thấy rươi giống như những sợi chỉ đỏ với mật độ 150 cá thể/m2 trở lên là đạt yêu cầu. Vào các kỳ con nước sau đều phải lấy nước vào đầm và lải nước ra để thêm nguồn thức ăn cho rươi (phù sa và tảo có trong nước). Khi lấy nước vào ra nên dùng đăng lưới để ngăn không cho địch hại vào đầm. Những ngày tối trời dùng đèn đi quanh bờ đầm để bắt địch hại của rươi. Không được dùng bất cứ loại hóa chất nào trong quá trình nuôi rươi. Hạn chế lấy nước vào đầm trong những thời điểm các cống xả nước ô nhiễm ra sông và những thời kỳ phun thuốc trừ sâu nhiều ở các đồng lúa xung quanh. Thu hoạch Sau khi lấy giống và ương nuôi rươi trong đầm sau 6 tháng, rươi thành thục có thể thu hoạch được. Trước kỳ con nước có thể đào đất dưới đầm để kiểm tra mật độ và độ thành thục của rươi. Rươi thành thục chuẩn bị sinh sản con cái có màu xanh nhạt, con đực có màu trắng sữa, kích thước lớn hơn rươi bình thường, cơ thể rươi chứa đầy sản phẩm sinh dục nên rất dễ vỡ. Vào kỳ con nước, lấy nước vào đầm. Rươi thành thục bị kích thích bởi thủy triều sẽ nổi trên mặt nước, bơi ra cống để di cư sinh sản, mắc đáy (mắt lưới đáy 1 - 3mm) vào cửa cống và tháo nước, rươi sẽ theo nước chui vào đáy, nhẹ nhàng nhấc túi đáy đổ rươi ra chậu xuất bán hoặc chuyển vào khay xốp giữ lạnh để bảo quản rươi sống được 5 - 7 ngày và có thể vận chuyển đi xa. Nguồn: Thủy sản Việt Nam Chúc bạn thành công! |
- Bác ơi cháu ấp ủ nuôi lươn lâu rồi nhưng nghiên cứu mãi vẫn chưa ra cách xử lý nước máy vì gia đình cháu chỉ có nước máy thôi .
- Chương trình cho tôi hỏi là độ pH để nuôi lươn là bao nhiêu? BBT có tài liệu về kỹ thuật nuôi lươn thì chia sẻ giúp tôi. Tôi chân thành cảm ơn.
- Cách nuôi cá secam đẽ( cá tứ vân) .cảm ơn
- Xin chào BNN.Xin cho tôi hỏi hệ thống lọc nước giếng khoan như thế nào để nuôi lươn không bùn phát triển tốt. Tôi xin cảm ơn
- Địa chỉ mua lươn giống và kĩ thuật nuôi lươn không bùn? Mật độ nuôi trên 1m2 là bao nhiêu?Nuôi lươn bằng nước ở ao dưới ruộng có được không?
- em chào các anh chị. nhà em và các hộ xung quang có diện tích mặt nước khá lớn nhưng ko sử dụng. em được biết cá trắm và cá chép, cá trắm đen lớn nhanh. có giá trị kinh tế cao nhất trong các loại cá truyền thống vậy em xin hỏi các anh chị cho em xin kĩ thuật chăn nuôi và phòng trị bệnh thường gặp của ba đối tượng trên. em xin cảm ơn a!
- Xin cho hỏi: Có thể sử dụng nước máy để nuôi lươn được không. Nếu không sử dụng trực tiếp được thì cần xử lý như thế nào? Rất mong được giúp đỡ.
- Tôi muốn nuôi lươn khôn bùn bằng bể lót bạt. Để tjết kiêm chi phí. Vậy cách xây dựng bể lót bạt như thế nào là hiệu quả? và quy trình xây dựng bể nhứ thế nào?
- Chào chương trình. Cho tôi hỏi , trong sinh sản nhân tạo tôm biển như tôm sú ... người ta thường cắt bỏ một mắt của tôm. Vậy lí do gì mà người ta làm như vậy.
- Chào chương trình. Xin cho tôi hỏi hiện nay mô hình nuôi tôm đăng quần ven sông không còn phổ biến như trước kia nữa, lý do nào tác động? Chương trình cho tôi biết kỹ thuật nuôi tôm đăng quần ven sông?
Tin xem nhiều
Tài liệu kỹ thuật chăn nuôi thỏ - Phần 5
Phần 5: KỸ THUẬT CHĂM SÓC, NUÔI DƯỠNG I. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH SẢN Ở THỎ CÁI 1. ... |
Cá lăng vàng là một trong những loài cá lăng hiện diện ở các thủy vực nước ngọt và lợ ... |
Kỹ thuật sinh sản nhân tạo cá lăng chấm
Đặc điểm hình thái cá lăng chấm: Thân dài. Đầu dẹp bằng, thân và đuôi dẹp bên. Có 4 đôi ... |
Nuôi cá lăng nha trong lồng bè
Cá lăng nha có tên khoa học là Mystus Wyckiioides, là loài cá nước ngọt, sống nhiều ở các nước ... |
Kỹ thuật nuôi cá lăng nha thương phẩm
Lăng nha (Mystus wyckiioides) là loài cá nước ngọt, thịt trắng chắc, không xương dăm, mùi vị thơm ngon, giá ... |
Video xem nhiều
Sử dụng thuốc gốc đồng để trừ bệnh
(Nguồn THĐT) |
Tác dụng của Canxi với sự sinh trưởng của cây lúa
(Nguồn THĐT) |
(Nguồn THVL) |
Dưa hấu không hạt - nông nghiệp công nghệ cao
Lâu nay mọi người thường khó chịu khi gặp phải vô số hạt cứng trong ruột dưa hấu. ... |
Sinh vật cảnh tiềm năng kinh tế nông nghiệp đô thị
(Nguồn THĐT) |