Câu hỏi: Tôi xin cám ơn quý đài đã quan tâm trả lời. Tôi đã kiểm tra ruộng cúc thấy bộ rể và thân không bị nhủn thối mà có hiện tượng vàng dần lá từ trên đọt xuống lá gốc. cây còi cọc nhưng lâu chết, có số cây hồi phục xanh lại nhưng không thể thu hoach đúng dịp hoặc bị loại ra không bán được

Người hỏi: LÊ VĂN TIỂN

Email: tienlevan@gmail,com - Điện thoại: 01887087121

Địa chỉ: Quảng Thọ, Quảng Điền, TT Huế

Trả lời

Chào bạn

Nếu bộ rễ bình thường mà lá vàng dần từ trên ngọn xuống lá gốc, có thể do các nguyên nhân sau:

1. Thiếu dinh dưỡng:

Cây cúc cần đất có sa cấu nhẹ, pH 6-6,5. Do hệ thống rễ tơ của cúc rất nhạy với thiếu dinh dưỡng. Ở Huế khả năng thiếu các chất vi lượng như Mangan, kẽm, ma-nhê. Phun thử phân bón lá để cung cấp chất vi lượng.

2. Thời tiết không phù hợp

Cây cúc phát triển dinh dưỡng (thân lá) cần chu kỳ ngày dài, nhưng trổ hoa lại cần chu kỳ ngày ngắn. Nhiệt độ thích hợp cho cây cúc tùy theo giống, giống gốc ôn đới 15-16 oC, giống nhiệt đới 28 oC. Ở miền Trung mùa hè nhiệt độ cao. không phù hợp lắm. Mưa nhiều cũng làm vàng lá

3. Bị bọ trỉ hoặc nhện đỏ

Trên cúc có bọ trỉ và nhện đỏ chích hút trên đọt non và lá non. Hai đối tượng này phát triển trong mùa nắng. Chúng rất nhỏ, nằm bên mặt dưới lá, phải quan sát kỷ mới thấy.

Để phòng trừ, áp dụng các biện pháp sau:

- Tưới nước nhiều, đủ ẩm trong mùa khô, hạn chế nhện phát triển;

- Bón phân đầy đủ, cân đối NPK, giúp cây sinh trưởng phát triển tốt, tỉa bỏ lá già, vệ sinh vườn cây để hạn chế nhện lây lan;

- Sử dụng biện pháp tưới phun để rửa trôi nhện;

- Biện pháp hóa học: Nhện đỏ có khả năng kháng thuốc cao, vì vậy khi sử dụng cần luân phiên, thay đổi thuốc khi sử dụng, có thể sử dụng một số loại thuốc có hoạt chất sau để phòng trừ:

+ Fenpropathrin (Vimite 10 EC); Fenpyroximate (Ortus 5 EC); Thuốc có tác động tiếp xúc và vị độc, có tác dụng đối với cả nhện trưởng thành, trứng và nhện non. Hiệu lực trừ nhện tương đối nhanh và kéo dài trên 3 tuần, phòng trừ nhiều loại nhện hại rau, đậu đỗ, bầu bí mướp, ớt, cây chè, cây ăn trái, cây hoa cảnh...thuốc ít gây tính kháng thuốc cho nhện.

+ Hexythiazox (Nissorun 5 EC): Loại thuốc này có tác động tiếp xúc, ức chế sự hình thành chất cutin làm cho nhện non không lột xác được mà chết, như vậy thuốc chủ yếu dùng để diệt nhện non. Tuy không diệt được nhện trưởng thành, nhưng chúng làm cho nhện trưởng thành không đẻ trứng được, hoặc nếu có đẻ trứng được thì trứng cũng không nở thành nhện non. Hiệu lực của thuốc tuy có chậm nhưng tác dụng của nó lại kéo dài hàng tháng. Thuốc ít có khả năng gây kháng thuốc cho nhện, phòng trừ nhiều loài nhện (nhện đỏ, nhện vàng, nhện trắng...) trên rau đậu, cây ăn trái, cây hoa cảnh, cây chè...

Ngoài ra, có thể sử dụng một số loại thuốc có gốc sau: Milbemectin,Emamectin benzoate, Propargite.

Khi bọ trỉ chích hút, nó còn truyền bệnh khảm virus. Bệnh này hiện không có thuốc trị. Khả năng vườn cúc nhà bạn bị bệnh này.

Tài liệu tham khảo

Chúc bạn thành công

Tin xem nhiều

Tài liệu kỹ thuật chăn nuôi thỏ - Phần 5

Phần 5: KỸ THUẬT CHĂM SÓC, NUÔI DƯỠNG

I. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH SẢN Ở THỎ CÁI

1. ...

Kỹ thuật nuôi cá lăng vàng

Cá lăng vàng là một trong những loài cá lăng hiện diện ở các thủy vực nước ngọt và lợ ...

Kỹ thuật sinh sản nhân tạo cá lăng chấm

Đặc điểm hình thái cá lăng chấm: Thân dài. Đầu dẹp bằng, thân và đuôi dẹp bên. Có 4 đôi ...

Nuôi cá lăng nha trong lồng bè

Cá lăng nha có tên khoa học là Mystus Wyckiioides, là loài cá nước ngọt, sống nhiều ở các nước ...

Kỹ thuật nuôi cá lăng nha thương phẩm

Lăng nha (Mystus wyckiioides) là loài cá nước ngọt, thịt trắng chắc, không xương dăm, mùi vị thơm ngon, giá ...

Video xem nhiều

Kỹ thuật bón phân

(Nguồn THVL)

Dưa hấu không hạt - nông nghiệp công nghệ cao

Lâu nay mọi người thường khó chịu khi gặp phải vô số hạt cứng trong ruột dưa hấu. ...