Câu hỏi: Chào anh chị. Gà nhà tôi 1 tháng tuổi bị ỉa phân trắng, ăn ít, gà ủ rũ, xà cánh, mắt nhắm nghiền, chảy nước mũi, đã bị 5 ngày nay nhưng chưa chết con nào. Xin hỏi gà bị bệnh gì? Cách điều trị?

Người hỏi: pham van chinh

Email: phamchinh1010@gmail.com - Điện thoại: 0987640024

Địa chỉ: dong hung thai binh

Trả lời

Chào bạn!

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh tiêu chảy. Trong trường hợp này có thể do bệnh bạch lỵ (thương hàn)

Bệnh bạch lỵ gà (Pulorum Disease)

A. NGUYÊN NHÂN VÀ ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA BỆNH. 
Bệnh bạch lỵ gà là một bệnh nhiễm trùng truyền nhiễm do Samonella pullorum gây nên, thường nhiễm cho gà con. Đặc điểm của bệnh gây gà ỉa phân trắng đục như vôi, nên gọi là "bạch lỵ". Gà con mắc bệnh thường chết tới 70-80%. Nếu trong thức ăn lại thiếu vitamin, nhất là B1 sẽ gây chết tới 100%. Nhiều vùng chăn nuôi gà coi đây là một bệnh nguy hiểm, làm cản trở đến phát triển chăn nuôi. 

Đối với gà trưởng thành mắc bệnh bạch lỵ (phân trắng) gọi là bệnh thương hàn gà, do Samonella gallinarum, Salmonella sp gây nên. Gà mái đẻ mắc bệnh, trứng nở, gà con sẽ mang bệnh bạch lỵ. 

Từ đó, sự nhiễm trùng gây bệnh mang tính di truyền là phương thức truyền bệnh phổ biến, mang tính truyền nhiễm dai dẳng, lưu hành trong từng địa phương. 
Gà là loại cảm thụ bệnh mạnh nhất, gà con mới nở vài ngày tuổi thường mắc bệnh nhiều hơn cả. Gà trưởng thành ít mắc và mắc ở thể mạn tính, trở thành những ổ chứa vi khuẩn. Gà tây, gà gô, vịt con, ngỗng con có thể mắc bệnh này. 

Gà trống khi giao phối với gà mái mắc bệnh sẽ truyền bệnh cho nhiều gà mái khác. 

B. TRIỆU CHỨNG 

+ Gà con mắc bệnh, đứng một chỗ, buồn rầu kêu "chiếp chiếp" liên tục, kém ăn, đi lảo đảo, lông tơ khô, dựng đứng, mắt nhắm, niêm mạc mắt, mào, yếm đều nhợt nhạt. Phân lúc đầu xanh nhạt, sau trắng, đặc, cứng nhưvôi, có khi lẫn tia máu, phân khô bao quanh và bịt chặt lỗ đít làm gà không ỉa được. Kéo dài vài ngày thì chết, nhiều khi còn thấy gà con biểu hiện đau, sưng khớp, què. 

+ Gà trưởng thành, thường mắc chủ yếu ở thể mạn tính, gà mái sẽ đẻ thưa, sau ngừng hẳn do buồng trứng bị viêm, nếu viêm nặng buồng trứng sẽ vỡ gây viêm xoang bụng gà sẽ chết. 

C. BỆNH TÍCH:

Gà con: Lòng đỏ không tiêu, có màu vàng xám, hôi thối. Lách sưng to gấp 2 – 3 lần so với bình thường. Ruột tụ máu, xuất huyết có sự tích tụ Fibrin. Trường hợp nặng niêm mạc ruột loét, trực tràng hoại tử. Một số gà bị viêm khớp, thường là khớp đầu gối.

Gà lớn: Gà gầy, viêm hoại tử ở các cơ quan phủ tạng. Gan sưng , trên bề mặt của gan có những nốt hoại tử to nhỏ không đều, cơ tim, phổi, mề bị hoại tử. Bao tim bị viêm, dày lên có chứa dịch thẩm xuất. Lách sưng to, ruột viêm hoại tử, xuất huyết thành từng vệt trên niêm mạc. Buồng trứng bị viêm dẫn đến viêm phúc mạc làm cho ruột, ống dẫn trứng, thành bụng dính lại với nhau. Xoang bụng có nhiều dịch viêm. Một số con bị viêm khớp mãn tính. Ở gà trống có những nốt hoại tử to nhỏ ở dịch hoàn.

D. PHÒNG BỆNH 

- Thường xuyên dọn vệ sinh, thay độn chuồng, dùng nước vôi 10% tiêu độc. 

- Máng ăn, máng uống, dùng xút 3% để rửa, sau dội lại bằng nước sôi. 

- Tiêu độc lò ấp hoặc phòng ấp, cần dùng formol và thuốc tím theo tỷ lệ 2g formol và 1,5g thuốc tím, trộn vào nhau để hơi formol bay ra khử trùng cho một mét khối không khí. Hoặc có thể để formol bốc hơi trong lò ấp mỗi tháng 1 lần kéo dài từ 30-60 phút. 

- Gà, trứng phải mua những nơi, trại không có bệnh. Gà mới mua về phải cách ly và theo dõi. Nuôi cách ly gà lớn với gà con. Định kỳ trộn kháng sinh hay Sulfamid vào thức ăn hay nước uống.

Nếu bệnh xảy ra ở gà con với số lượng ít thì nên loại cả đàn để trừ nguồn bệnh. Nếu bệnh xảy ra cả đàn với số lượng lớn nên loại bỏ những con nặng, điều trị những con nhẹ để hạn chế tổn thất kinh tế. Những gà này chỉ được phép nuôi lấy thịt.

E. ĐIỀU TRỊ: 

Có thể dùng một trong các loại thuốc sau: Neomycine, gentamycine, tetramycine, colistin, neomycine… (xem hướng dẫn trên nhãn lọ thuốc)

Cho uống thêm :

- Vitamin C - Electrolyte: Liều 1g/2 - 4 lít nước, cho uống tự do hằng ngày theo nhu cầu.... đều có hiệu quả phòng và trị bệnh này, trước khi sử dụng đọc kỹ lời chỉ dẫn ở nhãn thuốc.

Chúc bạn thành công

Tin xem nhiều

Tài liệu kỹ thuật chăn nuôi thỏ - Phần 5

Phần 5: KỸ THUẬT CHĂM SÓC, NUÔI DƯỠNG

I. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH SẢN Ở THỎ CÁI

1. ...

Kỹ thuật nuôi cá lăng vàng

Cá lăng vàng là một trong những loài cá lăng hiện diện ở các thủy vực nước ngọt và lợ ...

Kỹ thuật sinh sản nhân tạo cá lăng chấm

Đặc điểm hình thái cá lăng chấm: Thân dài. Đầu dẹp bằng, thân và đuôi dẹp bên. Có 4 đôi ...

Kỹ thuật nuôi cá lăng nha thương phẩm

Lăng nha (Mystus wyckiioides) là loài cá nước ngọt, thịt trắng chắc, không xương dăm, mùi vị thơm ngon, giá ...

Nuôi cá lăng nha trong lồng bè

Cá lăng nha có tên khoa học là Mystus Wyckiioides, là loài cá nước ngọt, sống nhiều ở các nước ...

Video xem nhiều

Kỹ thuật bón phân

(Nguồn THVL)

Dưa hấu không hạt - nông nghiệp công nghệ cao

Lâu nay mọi người thường khó chịu khi gặp phải vô số hạt cứng trong ruột dưa hấu. ...