Câu hỏi: gà bị ốm mấy hôm rồi: phân xanh phân trắng có bọt nữa; các bác xem nó bị gì giúp e kái

Người hỏi: hoang duy

Email: hhuong511@gmail.com - Điện thoại: 01676263882

Địa chỉ: tho an dan phuong ha noi

Trả lời

Chào bạn!

Rất khó chẩn đoán chính xác bệnh cho gà bạn khi chỉ mô tả triệu chứng phân xanh, có bọt.

Theo bạn miêu tả có thể gà bị bệnh tụ huyết trùng (Fowl Cholera)

Bệnh so vi khuẩn Pasteurella aviseptica gây ra. Bệnh hường xảy ra vào những thời điểm giao mùa, gây chết nhiều gia cầm nuôi tập trung của gia đình.

1. Phương thức truyền lây

- Lây lan do tiếp xúc trực tiếp với gà bệnh.

- Lây nhiễm qua thức ăn, nước uống, dụng cụ chăn nuôi nhiễm mầm bệnh.

- Loài gặm nhắm như chuột là động vật mang truyền mầm bệnh vào chuồng nuôi để lây nhiễm cho gia cầm.

- Chất chứa mầm bệnh: Máu, phổi, các chất tiết đường hô hấp…

- Là vi khuẩn cơ hội ký sinh ở gia cầm khỏe mang mầm bệnh nhưng khi có điều kiện thích hợp như thay đổi khí hậu, thức ăn, vệ sinh kém, bị stress thì vi khuẩn sẽ tấn công và gây bệnh.

2. Triệu chứng: Thời gian nung bệnh ngắn từ 1-2 ngày.

- Thể cấp tính: Chỉ xuất hiện triệu chứng vài giờ trước khi chết như: sốt cao 42-430C, bỏ ăn, xù lông, chảy nước nhớt từ miệng, nhịp thở tăng, tiêu chảy phân màu trắng loãng hoặc trắng xanh, đôi khi có máu tươi, gà chết nhanh và mào, yếm, mặt bị tím bầm do bị ngạt thở.

- Thể mãn tính: Gà ốm, ăn ít và yếm, khớp xương chân, xương cánh, xương đệm của bàn chân sưng phồng. Thỉnh thoảng có âm rale khí quản và khó thở.

3. Bệnh tích

- Cấp tính: Sung huyết, xuất huyết tổ chức liên kết dưới da, cơ quan phủ tạng. Xuất huyết tim, phổi, lớp mỡ xoang bụng, niêm mạc tá tràng. Viêm bao tim tích nước, viêm phổi, gan sưng hoại tử điểm bằng đầu đinh ghim, nhiều dịch nhày ở cơ quan hô hấp, tiêu hóa như khí quản, hầu, diều, ruột…Ở gà đẻ thì nang noãn mềm nhão, lòng đỏ rớt vào xoang bụng, nang trứng xuất huyết, buồng trứng phát triển không bình thường.

- Thể mãn tính: Viêm họai tử mãn tính đường hô hấp, gan, viêm phúc mạc, viêm ống dẫn trứng, viêm màng tiết hợp mắt, mặt gà, yếm và mào sưng.

4. Điều trị:

Bạn có thể dùng các loại kháng sinh Enrofloxaxin, Neomycin, Streptomycin, Ampicillin, tetracycline để điều trị. Tuy nhiên, hàm lượng và thời gian điều trị phải tuân theo hướng dẫn (thường phải ghi rõ trên bao bì). Mua thuốc tại các cửa hàng thú y.

Phòng bệnh bằng vắc xin tụ huyết trùng và vệ sinh chuồng trại, thức ăn, nước uống, quản lý đàn tốt. Tăng cường chăm sóc nuôi dưỡng nhất là lúc giao mùa, chuyển đàn, stress…  Định kỳ sát trùng chuồng trại.

Chúc bạn thành công

Tin xem nhiều

Tài liệu kỹ thuật chăn nuôi thỏ - Phần 5

Phần 5: KỸ THUẬT CHĂM SÓC, NUÔI DƯỠNG

I. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH SẢN Ở THỎ CÁI

1. ...

Kỹ thuật nuôi cá lăng vàng

Cá lăng vàng là một trong những loài cá lăng hiện diện ở các thủy vực nước ngọt và lợ ...

Kỹ thuật sinh sản nhân tạo cá lăng chấm

Đặc điểm hình thái cá lăng chấm: Thân dài. Đầu dẹp bằng, thân và đuôi dẹp bên. Có 4 đôi ...

Kỹ thuật nuôi cá lăng nha thương phẩm

Lăng nha (Mystus wyckiioides) là loài cá nước ngọt, thịt trắng chắc, không xương dăm, mùi vị thơm ngon, giá ...

Nuôi cá lăng nha trong lồng bè

Cá lăng nha có tên khoa học là Mystus Wyckiioides, là loài cá nước ngọt, sống nhiều ở các nước ...

Video xem nhiều

Kỹ thuật bón phân

(Nguồn THVL)

Dưa hấu không hạt - nông nghiệp công nghệ cao

Lâu nay mọi người thường khó chịu khi gặp phải vô số hạt cứng trong ruột dưa hấu. ...