Câu hỏi: Xin chào bạn nhà nông.Cháu muốn hỏi chương trình là tại sao khi nuôi gà đẻ trứng(gà Ai Cập chúng ta có nhất thiết phải cắt ít đầu mỏ gà khi nuôi không ạ.Cháu xin cảm ơn. Người hỏi: Hoàng Thị Oanh Email: hoangoanh090494@gmail.com - Điện thoại: 01655033261 Địa chỉ: Ninh Bình |
Trả lời Chào bạn! Nếu bạn nuôi thả vườn, mật độ thưa và chuồng có nhiệt độ mát thì không nhất thiết cắt mỏ. Trái lại, nếu nuôi mật độ đông nên cắt mỏ. KỸ THUẬT CẮT MỎ GÀ Hiện tượng gà trong một đàn mổ nhau, ăn lòng, ăn thịt nhau; gà đẻ có thể dễ dàng mổ vỡ trứng, mổ hậu môn, làm rách trực tràng, moi ruột con khác và ăn ruột... Khi đã xẩy ra hiện tượng trên, sự phát triển thường theo hướng ngày càng tăng và gây thiệt hại về kinh tế (có trường hợp không thể tiếp tục công việc chăn nuôi được). Hiện tượng gà mổ nhau, ăn lông, ăn thịt nhau có thể do một số nguyên nhân sau: - Về thức ăn: Do mất cân đối về dinh dưỡng (thiếu protein, thừa năng lượng), gà bị bỏ đói, bỏ khát. - Nhiệt độ chuồng nuôi gà quá nóng - Mật độ nuôi gà quá dày hoặc chuồng nuôi quá nhiều gà, gà trong bầy không đồng đều. - Do cường độ chiếu sáng quá mạnh - Do giống gà: Giống gà đẻ thường mổ nhau hơn giống gà thịt. Để khắc phục những nguyên nhân nêu trên, nhiều chuyên gia chăn nuôi gà và các nhà nghiên cứu như: Godfrey (1962), Misersky (1968), Romagosa (1968), Crozco (1969) Monne (1971) cho rằng biện pháp cắt mỏ gà là hiệu quả nhất. Thứ hai: là cắt mỏ gà để tiết kiệm thức ăn tiêu tốn cho một đơn vị sản phẩm do hạn chế được lượng thức ăn rơi vãi và tăng hiệu quả hấp thụ thức ăn. Theo tác giả Bushman (1978) đã thí nghiệm và kết luận với các thiết bị và dụng cụ chuyên dùng để nuôi gà công nghiệp, đối với gà không cắt mỏ thì lượng thức ăn rơi vãi khoảng từ 2-3%. Trong nhiều trường hợp thí nghiệm khác, tỷ lệ thức ăn rơi vãi còn lớn hơn. Trong các thí nghiệm của các tác giả kể trên và thí nghiệm (1981) của chúng tôi (gồm 1248 con gà giống thịt, trong đó cắt mỏ 624 con) đều đạt được kết quả giống nhau là chỉ tiêu tốn thức ăn cho một đơn vị sản phẩm ở gà được cắt mỏ là thấp hơn so với đối chứng, độ tin cậy là 95%. Về tỷ lệ nuôi sống ở đàn gà được cắt mỏ cũng được các tác giả thông tin là không có sự khác biệt giữa các lô thí nghiệm và đối chứng. Trong bầy gà được cắt mỏ có một cuộc sống “hòa bình” hơn và giảm được sự cố rõ rệt. Đối với gà trống nuôi để làm giống, tất nhiên không thực hiện cắt mỏ. Cắt mỏ gà được thực hiện như thế nào? - Đối với giống gà nuôi đẻ: Thực hiện cắt mỏ ở 4 tuần tuổi, cắt lại mỏ ở 18 tuần tuổi và sau đó từ 4 đến 6 tháng cắt lại tùy theo mức độ phát triển của mỏ gà. - Đối với gà nuôi lấy thịt: Nếu nuôi với số lượng hàng ngàn con thì nên cắt mỏ lúc 2 tuần tuổi; trường hợp nuôi với số lượng ít hơn, khi nào thấy hiện tượng mổ nhau thì mới can thiệp “cắt mỏ”. Độ dài của phần mỏ cần cắt: Theo kinh nghiệm và hướng dẫn của các chuyên gia chăn nuôi gà thì phần mỏ cần cắt có tỷ lệ độ dài từ 1/3 đến 1/2 của phần mỏ trên và tương ứng với 1/4 và 1/3 của phần mỏ dưới. Kinh nghiệm của chúng tôi như sau: - Đối với gà 2 đến 4 tuần tuổi, lần đầu thực hiện cắt 1/3 mỏ trên và 1/4 mỏ dưới. - Đối với gà đẻ giống Lơgor, ở 18 tuần tuổi, thực hiện cắt 1/2 phần mỏ trên và 1/3 phần mỏ dưới. Cắt lại mỏ gà khi thấy hiện tượng mỏ gà đã quá dài hoặc mỏ phần trên và mỏ phần dưới có độ dài mất cân đối, cần phải cắt và “sửa lại” sao cho tương ứng với lần cắt mỏ trước. Nhiệt độ môi trường thích hợp nhất cho việc cắt mỏ gà là 21- 27oC. Theo kinh nghiệm chúng tôi không cắt mỏ gà khi trời nóng trên 30 độ C vì dễ kích thích chẩy máu; không thực hiện khi trời lạnh đưới 15 độ C vì sẽ gây đau cho gà khi uống nước lạnh. Kỹ thuật cắt mỏ gà: a. Cắt mỏ gà bằng máy: Phương pháp này được thực hiện ở các cơ sở chăn nuôi có số lượng lớn hàng ngàn con. Máy cắt có một lưỡi dao được nung đỏ bằng điện năng, có một kỹ thuật viên chuyên làm công việc cắt mỏ. b. Cắt mỏ bằng phương pháp thủ công: Phương pháp này áp dụng trong chăn nuôi gà công nghiệp ở quy mô gia đình bằng các dụng cụ tự tạo và công việc cần có 2 người thực hiện. Sau đây là nội dung của phương pháp: - Dụng cụ cắt mỏ gà gồm có: + Dùng kềm cắt móng tay loại to, 1 lưỡi dao mõng có cán (tránh nóng khi hơ lưỡi dao trên lữa) + Một lò nấu than hoặc một bếp nấu củi dùng để nung lưỡi dao. + Một đôi bao tay cho người thực hiện cắt mỏ gà. - Công việc tiến hành theo trình tự như sau: + Đốt bếp than hoặc củi để dùng vào việc nung các lưỡi dao cắt. + Đặt lưỡi dao vào bếp chờ cho lưỡi dao đỏ hồng. + Dùng kềm cắt mỏ gà + Dùng tay phải nắm cán dao và đặt lưỡi dao (đã được nung đỏ) lên điểm cắt đã định ở phần trên của mỏ, lưỡi dao cắt nghiêng góc 60 độ so với mặt tấm kê. Dùng tay cầm cán dao ấn lưỡi dao xuống từ từ trong khoảng thời gian 1-2 giây mỏ được cắt đứt (chủ yếu bằng nhiệt của lưỡi dao nung đỏ). Tiếp tục cà mặt lưỡi dao trong vài giây tiếp theo trên mặt vết cắt tạo một lớp vẩy sừng cháy ngăn cho máu không bị chảy ra. + Kiểm tra mỏ sau khi cắt lần cuối. Nếu vết cắt khô, không chảy máu thì đưa gà vào chuồng. Chăm sóc dàn sau khi được cắt mỏ: Sau khi đàn gà được cắt mỏ cần theo dõi quan sát trong vài giờ, nếu có con nào chảy máu vết cắt thì dùng dao nung đỏ cà lại vết cắt. Thường xuyên nạp đầy thức ăn và nước uống vào máng cho gà ăn uống dễ dàng và không bị tổn thương vết cắt. Chúc bạn thành công |
- có thể nuôi ghép cá trê vàng,cá sặc rằn và cá mè trắng chung với nhau được không.nếu có thì tỷ lệ ghép là bao nhiêu
- em muốn mua lươn giống tại miền bắc thì có địa chỉ nào ở gần không ạ.em muốn mua thuốc cho luôn ở quninh thì anh chị gửi cho em địa chỉ được không
- xin chào trương trình. em thắc mắc có thể dùng nước máy dưới nguồn bơm lên có thể nuôi được luon không? và em phải làm như thế nào
- Anh,Chị cho em hỏi nuôi lươn em dùng nước máy dưới nguồn bơm lên có nuôi được luon không ? Và lấy giống luon ở DN chỗ nào là tốt nhất??
- Cho em hỏi lươn mình bị ngộp nước cần xử lý như thế nào? Thức ăn cho lươn mình cần có gì?
- Tôi xin hỏi: Tôi muốn học về kỹ thuật nuôi con cua biển mà tôi không biết học ở chỗ nào và nên bắt đầu từ đâu? Tôi xin được tư vấn?
- Cho cháu hỏi kỹ thuật nuôi cá trắm ăn cỏ trên ruộng lúa? cảm ơn BNN!
- Cho cháu hỏi là cân bằng đo pH trong nước như thế nào? Và làm như thế nào để đo được độ pH trong nước đến ngưỡn phù hợp để nuôi lươn không bùn. Cháu xin cảm ơn.
- chào các Bác, Em xin hỏi là do nhà em mới mút vuông nuôi tôm sú,chưa có kinh nghiệm trong việc tạo thức ăn thiên nhiên trong vuông nuôi như(óc gạo) mong các bác chỉ em loại thuốc để tạo thức ăn cho vuông nuôi (óc gạo) nhanh chống. Em xin cảm ơn. Chào các Bác
- Các cô chú cho cháu hỏi.khi cháu bắt lươn giống về hôm đầu nhìn chúng rất khỏe,chỉ chết vài con nhưng đến hôm sau chúng cứ ngóc đầu lên và và chết dần.các cô chú cho cháu hỏi nguyên nhân của hiện tượng trên và hiện tượng này có phải do con giống không. Khi con lươn chết dưới bụng chúng có những vệt loang. Cháu mong các cô chú chỉ cho cháu biết. Cháu xin cảm ơn
Tin xem nhiều
Tài liệu kỹ thuật chăn nuôi thỏ - Phần 5
Phần 5: KỸ THUẬT CHĂM SÓC, NUÔI DƯỠNG I. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH SẢN Ở THỎ CÁI 1. ... |
Cá lăng vàng là một trong những loài cá lăng hiện diện ở các thủy vực nước ngọt và lợ ... |
Kỹ thuật sinh sản nhân tạo cá lăng chấm
Đặc điểm hình thái cá lăng chấm: Thân dài. Đầu dẹp bằng, thân và đuôi dẹp bên. Có 4 đôi ... |
Nuôi cá lăng nha trong lồng bè
Cá lăng nha có tên khoa học là Mystus Wyckiioides, là loài cá nước ngọt, sống nhiều ở các nước ... |
Kỹ thuật nuôi cá lăng nha thương phẩm
Lăng nha (Mystus wyckiioides) là loài cá nước ngọt, thịt trắng chắc, không xương dăm, mùi vị thơm ngon, giá ... |
Video xem nhiều
Sử dụng thuốc gốc đồng để trừ bệnh
(Nguồn THĐT) |
Tác dụng của Canxi với sự sinh trưởng của cây lúa
(Nguồn THĐT) |
(Nguồn THVL) |
Dưa hấu không hạt - nông nghiệp công nghệ cao
Lâu nay mọi người thường khó chịu khi gặp phải vô số hạt cứng trong ruột dưa hấu. ... |
Sinh vật cảnh tiềm năng kinh tế nông nghiệp đô thị
(Nguồn THĐT) |