Câu hỏi: Tôi ở tỉnh Phú Yên, tôi có thể mua lươn giống ở cơ sở nào,Cách chọn lươn giống tốt và cách phòng và trị bệnh cho lươn như thế nào?

Người hỏi: Huỳnh Thị Mỹ Dung

Email: dung.tuyhoa@yahoo.com.vn - Điện thoại: 01676777034

Địa chỉ: Phú Yên

Trả lời

Chào chị

Việc mua lươn giống tại Phú Yên chúng tôi rất lấy làm tiếc vì chúng tôi chưa có thông tin các cơ sở sản xuất giống lươn tại đây mong bạn thông cảm. Việc chọn lươn giống bạn có thể tham khảo tài liệu sau:

Khi chuẩn bị thả giống nên chú ý các đặc điểm sau để chọn giống: lươn đồng không bị xây xát, lươn đồng bơi bơi lội linh hoạt có định hướng, tránh chọn lựa những con bơi lội không định hướng, bơi lội lộn vòng, lờ đờ….Mua lươn đồng giống nên chọn lựa thật cẩn thận, cỡ 40 – 60 con/kg, đặc biệt không mua lươn đồng câu hoặc lươn đồng bị đánh mồi thuốc để làm giống.

Trong điều kiện sản xuất hay mua được con giống nhân tạo thì nên chọn nguồn giống này là tốt nhất.

Trước khi thả cần sát trùng lươn đồng trong dung dịch nước muối 3 – 4% trong 5 phút.

Nếu thấy lươn đồng lên mặt nước chứng tỏ chúng có phản ứng, cần vớt kịp thời ra nước sạch tắm 1 – 2  lần rồi thả giống vào nuôi.

Về phòng trị bệnh:

Lươn đồng là loài sống chui rúc ở dưới bùn, chúng có sức chịu đựng cao ở ngoài thiên nhiên, nhưng khi nhốt vào bể nuôi với mật độ dày lươn đồng dễ bị bệnh. Dưới đây là một số bệnh thường gặp và cách phòng trị.

1. Nguyên nhân

Là do khi vận chuyển lươn đồng bị xây xát, nhiệt độ thay đổi đột ngột, do ký sinh trùng gây ra, chế độ chăm sóc chưa hợp lý.

2. Phòng bệnh

Khi lươn đồng bị bệnh, hiệu quả chữa bệnh không cao nên phải thực hiện phương châm phòng bệnh hơn chữa bệnh. Nên mua lươn đồng giống không bị xây xát, trước khi thả nuôi, làm vệ sinh bể nuôi, lúc thả lươn đồng giống tắm với nước muối 3 – 4% trong 5 phút.

3. Phòng một số bệnh thường gặp

3.1. Bệnh sốt nóng

3.1.1. Triệu chứng

Bệnh do nuôi với mật độ dày, dịch nhầy lươn đồng tiết ra, lên men và khi nhiệt độ nước tăng lên hàm lượng oxy giảm. Lươn đồng bị xáo động trong bể, quấn quýt vào nhau, dịch nhầy tiết vào trong nước, độ nhớt của nước tăng lên, đầu lươn đồng sưng phồng to, lươn đồng chết hàng loạt.

3.1.2. Phòng trị

Giảm mật độ nuôi, thay nước, bảo đảm chất lượng nước tốt. Khi phát hiện bệnh có thể dùn Sulphate đồng liều lượng 2-3g/m3 nước phun vào bể nuôi.

3.2. Bệnh lở loét

3.2.1. Triệu chứng

Trên mình lươn đồng xuất hiện nhiều vết tròn hay hình bầu dục. Da lươn đồng bị lở loét còn gọi là bệnh đóng dấu, nếu bị nặng đuôi lươn đồng bị rụng đi, bơi lội khó khăn, đầu lươn đồng ngóc lên khỏi mặt nước, bệnh này thường xảy ra vào tháng 5 – 9. Thường do ký sinh trùng, vi trùng bám vào vết thương.

3.3.2. Phòng trị

Trước khi nuôi sát trùng bể bằng vôi, vào mùa hay mắc bệnh cần phun thuốc Streptomycin ở toàn bể, dùng 0,25g/m3. Cứ 50kg lươn đồng dùng 0,5g Sulfamidine trộn vào thức ăn cho lươn đồng ăn, mỗi ngày một lần, điều trị mỗi đợt 5 – 7 ngày. Trực tiếp bôi Potassium permanganate
(thuốc tím) vào vết loét.

3.3. Bệnh nấm thủy mi

3.3.1. Triệu chứng

Do nấm ký sinh trên mình hay trứng lươn đồng gây ra, thường xảy ra vào mùa nhiệt độ môi trường thấp, sợi hình bông bám vào lươn đồng để hút dinh dưỡng.

3.3.2 Phòng trị

Trước khi thả lươn đồng vệ sinh bể nuôi, dùng 100 – 150g vôi hòa tan tưới vào bể. Ngâm lươn đồng vào nước muối 3 – 5% trong 3 – 5 phút

3.4. Bệnh sán lãi

3.4.1. Triệu chứng

Do ký sinh trùng đường ruột gây viêm ruột sưng đỏ. Nếu ký sinh với khối lượng lớn, lươn đồng yếu, hậu môn sưng đỏ, sẽ chết dần.

3.4.2. Phòng trị

Sử dụng Parasitol trộn vào thức ăn với liều lượng 100g trộn với lượng 2,5 – 3kg thức ăn, cho lươn đồng ăn liên tục trong 2 ngày. Cho ăn 2 lần mỗi lần cách nhau 30 ngày.

3.5. Bệnh đỉa (vắt)

3.5.1. Triệu chứng

Do đỉa hay con vắt bám vào phần đầu lươn đồng gây ra để phá hoại mô bì hút máu lươn đồng khiến cho vi trùng xâm nhập gây viêm nhiễm, lươn đồng yếu, kém ăn, ảnh hưởng đến sinh trưởng của lươn đồng.

3.5.2. Phòng trị

Dùng sunfat đồng liều lượng 2-3g/m3 nước phun vào bể, hoặc tắm với liều lượng 5-7g/m3 trong vòng 10-15 phút,

Chúc chị thành công!

 

Tin xem nhiều

Tài liệu kỹ thuật chăn nuôi thỏ - Phần 5

Phần 5: KỸ THUẬT CHĂM SÓC, NUÔI DƯỠNG

I. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH SẢN Ở THỎ CÁI

1. ...

Kỹ thuật nuôi cá lăng vàng

Cá lăng vàng là một trong những loài cá lăng hiện diện ở các thủy vực nước ngọt và lợ ...

Kỹ thuật sinh sản nhân tạo cá lăng chấm

Đặc điểm hình thái cá lăng chấm: Thân dài. Đầu dẹp bằng, thân và đuôi dẹp bên. Có 4 đôi ...

Kỹ thuật nuôi cá lăng nha thương phẩm

Lăng nha (Mystus wyckiioides) là loài cá nước ngọt, thịt trắng chắc, không xương dăm, mùi vị thơm ngon, giá ...

Nuôi cá lăng nha trong lồng bè

Cá lăng nha có tên khoa học là Mystus Wyckiioides, là loài cá nước ngọt, sống nhiều ở các nước ...

Video xem nhiều

Kỹ thuật bón phân

(Nguồn THVL)

Dưa hấu không hạt - nông nghiệp công nghệ cao

Lâu nay mọi người thường khó chịu khi gặp phải vô số hạt cứng trong ruột dưa hấu. ...