Câu hỏi: Xin chào chương trình bạn nhà nông.tôi có một câu hỏi muốn nhờ trương trình giaỉ đáp giúp.hiện nay nhà tôi đang nuôi một đàn ong mật,gần đây khi thời tiết bắt đầu vaò mùa đông tôi theo dõi đàn ong nhà minh thì thấy có hiện tượng ong chết xung quanh tổ rất nhiều.chương trình cho tôi hỏi cách khác phục và chữa trị cho đàn ong của gia đình.tôi xin chân thành cảm ơn!

Người hỏi: Nguyễn văn chuẩn

Email: nguyenchuan91hd@gmail.com - Điện thoại:

Địa chỉ: gia lộc - hải dương

Trả lời

Chào bạn!

Ong chết xung quanh tổ có thể do chết ở ngoài tổ khi bám trên thùng nhưng cũng có thể do chết trong tổ và bị vứt ra ngoài. Bạn cần kiểm tra cả trong tổ ong để có hướng chẩn đoán.

Thông thường đàn ong thường bị 02 bệnh sau, bạn tham khảo và co hướng điều trị.

I. Bệnh tiêu chảy

Nguyên nhân

- Do một loại bảo tử trùng gây nên (Nosema apis). Bệnh này hay xảy ra vào thời kỳ rét đậm, mưa nhiều, độ ẩm cao.

 Triệu chứng

- Ong trưởng thành ỉa lung tung vào các cửa sổ, vách thùng. Đàn ong chết nhiều, thưa quân, mật ít. Có một số ong bụng trướng lên, sã cánh bò trước cửa tổ.

Nguyên nhân

- Do một loại bảo tử trùng gây nên (Nosema apis). Bệnh này hay xảy ra vào thời kỳ rét đậm, mưa nhiều, độ ẩm cao.

Biện pháp phòng, trừ

- Luôn giữ cho đàn ong khoẻ mạnh, đủ thức ăn.

- Khi phát hiện thấy đàn ong bị bệnh thì thay thùng, loại bớt cầu xấu cũ.

- Cho ong ăn thuốc Fumagillin với liều lượng 100 mg/40 cầu/1 tối, pha với 3 lít nước đường, cho ăn trong 10 ngày.

II. Bệnh Varroa:

Nguyên nhân: là một bệnh do ve Varroa jacobsoni gây ra hay còn gọi là rận Varroa. Ve nhỏ độ 0,2cm, bám trên bụng và thực quản ong, đẻ 7 - 10 trứng vào lỗ tổ ong có ấu trùng trước khi vít nắp. Thời gian đầu, chỉ có số ít ong bị nhiễm bệnh thì bệnh không thấy rõ. Sau nhiều tháng khi tỷ lệ ong nhiễm bệnh cao đến 20 - 30% thì mới thấy rõ bệnh.

Triệu chứng: ong trưởng thành gầy yếu, giảm tuổi thọ, sức lấy mật giảm sút, ong non bị cụt cánh hoặc xoăn cánh, một số ong chết, ong chúa ngừng đẻ. Trên bánh tổ có lác đác một số lỗ nhộng già bị thủng xẹp xuống. Lấy kính lúp quan sát nhộng và ấu trùng sẽ thấy một số ve Varroa và các con non của chúng bám trên cơ thể nhộng hoặc ấu trùng, bò trên vách lỗ tổ hay đáy tổ.

Điều trị: Dùng các loại thuốc folbex, phenothinrizine, amitraz để xông đàn.

Chúc bạn thành công

Tin xem nhiều

Tài liệu kỹ thuật chăn nuôi thỏ - Phần 5

Phần 5: KỸ THUẬT CHĂM SÓC, NUÔI DƯỠNG

I. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH SẢN Ở THỎ CÁI

1. ...

Kỹ thuật nuôi cá lăng vàng

Cá lăng vàng là một trong những loài cá lăng hiện diện ở các thủy vực nước ngọt và lợ ...

Kỹ thuật sinh sản nhân tạo cá lăng chấm

Đặc điểm hình thái cá lăng chấm: Thân dài. Đầu dẹp bằng, thân và đuôi dẹp bên. Có 4 đôi ...

Kỹ thuật nuôi cá lăng nha thương phẩm

Lăng nha (Mystus wyckiioides) là loài cá nước ngọt, thịt trắng chắc, không xương dăm, mùi vị thơm ngon, giá ...

Nuôi cá lăng nha trong lồng bè

Cá lăng nha có tên khoa học là Mystus Wyckiioides, là loài cá nước ngọt, sống nhiều ở các nước ...

Video xem nhiều

Kỹ thuật bón phân

(Nguồn THVL)

Dưa hấu không hạt - nông nghiệp công nghệ cao

Lâu nay mọi người thường khó chịu khi gặp phải vô số hạt cứng trong ruột dưa hấu. ...