Câu hỏi: Nhà em có một đàn heo con 3 ngày tuổi. Tự nhiên heo bú kém và yếu có nhiều khả năng chết. Em nhờ chương trình cho cách phòng và điều trị.

Người hỏi: nguyen thi hoa

Email: hoachcute@gmail.com - Điện thoại: 01699395433

Địa chỉ: bing duong vinh tuong vinh phuc

Trả lời

Chào bạn!

Có nhiều  nguyên nhân dẫn đến heo con sơ sinh yếu, chết bạn cần thực hiện đúng kỹ thuật để heo con phát triển tốt.

1. Cho heo con bú sữa đầu

Do sữa đầu có vai trò rất quan trọng đối với heo con vì có chứa hàm lượng vật chất khô cao, đặc biệt là protein, vitamin, kháng thể γ-globulin và MgSO4... Nhưng sữa đầu chỉ hiện diện trong vòng 24h sau khi nên cần phải cho heo con bú sữa đầu càng sớm càng tốt để có thể nhận được kháng thể của mẹ truyền qua sữa.

Cách thực hiện

+ Cố định bầu vú:

- Việc cố định đầu vú cho heo con sẽ đảm bảo được tất cả heo con đều được bú sữa đầu, nhất là trong trường hợp số heo đẻ ra vượt quá số vú thì cần thực hiện cho bú luân phiên. Đồng thời việc cố định đầu vú cũng góp phần làm nâng cao tỉ lệ đồng đều của bầy heo con. Mặt khác cố định vú cho heo con cũng là cách tập cho heo con có phản xạ trong khi bú nhằm nâng cao sản lượng sữa mẹ, vì sản lượng sữa tiết ra phụ thuộc vào sức bú của heo con, vào trạng thái thần kinh của heo mẹ khi cho con bú, nên khi không có sự tranh dành thì heo mẹ sẽ ổn định tinh thần giúp sữa tiết nhiều hơn. Hơn nữa, công tác này cũng tạo điều kiện cho người chăm sóc can thiệp kịp thời với những trường hợp heo mẹ đè chết con, giúp nâng cao tỉ lệ nuôi sống trên heo con.

+ Thực hiện

- Sau khi heo mẹ đẻ xong ta đánh dấu heo con theo số vú của heo mẹ qui định rồi đặt những con nhỏ vào bú những vú phía trước bên phải và những con to bú ở vú phía sau hoặc những vú phía trước bên trái. Mỗi ngày làm khoảng 5 lần, làm cho tới khi heo con tìm được vú của mình mà không bị nhầm lẫn thì thôi, thông thường phải làm trong 3 – 4 ngày đối với những heo mẹ hay thay đổi cách nằm (lúc nằm bên phải, lúc nằm bên trái).

2. Nhốt riêng heo con trong vòng 3 – 4 ngày sau sinh

- Bên cạnh việc cho bú sữa đầu, cố định đầu vú thì heo con cần được nhốt riêng và cho bú theo cữ trong thời gian ít nhất là 3 – 4 ngày sau khi sinh để tránh tình trạng heo mẹ mệt hay vụng về đè chết con. Đây cũng là cách để dễ theo dõi tình trạng tiết sữa của heo mẹ vì sau mỗi cữ bú (thường cách khoảng 1,5 – 2 giờ) tùy theo tình trạng của bệ sữa mà người chăm sóc sẽ phát hiện ra những trường hợp dư sữa, nếu để nái dư sữa dễ gây đọng sữa và viêm vú. Sau khi heo con bú xong gom chúng vào ổ úm sẽ là biện pháp tốt để tránh cho heo con bị lạnh về đêm, bị rối loạn tiêu hóa.

- Trong thời gian này, người chăn nuôi phải quan sát kỹ tình trạng sức khỏe của heo con, cần tái sát trùng rốn, kiểm tra sức bú của heo con, tình trạng tiêu chảy, nhịp thở và phát hiện sớm những con thiếu vú mẹ hoặc vú mẹ không có sữa để sớm ghép sang những đàn khác.

- Chuồng nhốt heo con cần được sưởi ấm với nhiệt độ 35 -37 độ C

3. Tiêm sắt cho heo con

- Khi heo con được 3 ngày tuổi thì tiến hành tiêm sắt và tiến hành tiêm lặp lại lần 2 cách 10 ngày sau để tránh thiếu sắt dẫn đến thiếu máu.

- Những trường hợp bị sốc khi tiêm sắt rất dễ xảy ra ở những đàn heo con yếu sẽ do trong sữa mẹ nghèo vitamin E và khoáng chất Selenium. Khi heo con thiếu những chất này sẽ làm cho sắt tiêm vào bị oxy hóa, tạo độc tố trong máu, làm heo con chết rất nhanh. Vì vậy nên bổ sung vitamin E và khoáng Selenium vào thức ăn của heo nái trong thời gian mang thai. Lưu ý khi tiêm sắt nên tiêm cho những heo nhỏ trước, nếu thấy heo có biểu sốc thì nên tạm ngưng tiêm sắt cho đến vài ngày sau và hổ trợ giải độc bằng cách tiêm thêm vitamin C. Bên cạnh đó cũng phải bổ sung Vitamin E và Selen cho heo con qua khẩu phần ăn của  heo mẹ trước 1 ngày tiêm sắt cho heo con.

4. Vệ sinh chuồng trại

Cần vệ sinh chuồng trại, tắm rữa heo mẹ sạch sẽ.

Tin xem nhiều

Tài liệu kỹ thuật chăn nuôi thỏ - Phần 5

Phần 5: KỸ THUẬT CHĂM SÓC, NUÔI DƯỠNG

I. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH SẢN Ở THỎ CÁI

1. ...

Kỹ thuật nuôi cá lăng vàng

Cá lăng vàng là một trong những loài cá lăng hiện diện ở các thủy vực nước ngọt và lợ ...

Kỹ thuật sinh sản nhân tạo cá lăng chấm

Đặc điểm hình thái cá lăng chấm: Thân dài. Đầu dẹp bằng, thân và đuôi dẹp bên. Có 4 đôi ...

Kỹ thuật nuôi cá lăng nha thương phẩm

Lăng nha (Mystus wyckiioides) là loài cá nước ngọt, thịt trắng chắc, không xương dăm, mùi vị thơm ngon, giá ...

Nuôi cá lăng nha trong lồng bè

Cá lăng nha có tên khoa học là Mystus Wyckiioides, là loài cá nước ngọt, sống nhiều ở các nước ...

Video xem nhiều

Kỹ thuật bón phân

(Nguồn THVL)

Dưa hấu không hạt - nông nghiệp công nghệ cao

Lâu nay mọi người thường khó chịu khi gặp phải vô số hạt cứng trong ruột dưa hấu. ...