Câu hỏi: Xin hỏi cá trắm cỏ thường hay bị nổi lờ đờ trêm mặt nước. Da,vảy nhợt nhạt và thường bị chết vào khoảng tháng 10 hàng năm và kéo dài đến hết tháng 12, cá bị bệnh gì và làm sao trị khỏi được?

Người hỏi: nguyenvanthi

Email: mc_laren_v6@yahoo.com - Điện thoại: 0916983861

Địa chỉ: ung hoa _ ha noi

Trả lời

Theo cách miêu tả của bạn thì cá trắm cỏ có thể bị mắc 2 bệnh: bệnh nhiễm khuẩn đường ruột do vi khuẩn (Aeromonas punctata f. intestinalis) và bệnh xuất huyết do virus (Reovirus (GCRV)).

          Bệnh nhiễm khuẩn đường ruột ngoài các triệu chứng ở trên còn có các đốm đỏ trên bụng; viêm ruột; hậu môn đỏ và sưng; bụng trướng và bỏ ăn. Bệnh xuất huyết do virus thì cơ đỏ do xuất huyết; vây đỏ; nắp mang đỏ và viêm ruột; tỷ lệ chết cao (30-50% cá nhiễm trùng).

          Cách phòng và trị bệnh:

          - Biện pháp phòng bệnh quan trọng nhất không để cá bị sốc do môi trường thay đổi xấu: Nhiệt độ, oxy hòa tan, nhiễm bẩn nước. Đối với lồng nuôi cá thường xuyên treo túi vôi, mùa xuất hiện bệnh 2 tuần treo 1 lần, mùa khác 1 tháng treo 1 lần, treo ở đầu nguồn nước, lượng vôi trung bình 5kg/12 – 15m3 lồng. Lồng, bè lớn treo nhiều túi hơn, tùy theo thể tích của lồng nuôi. Đối với các ao nuôi áp dụng tẩy dọn ao như phương pháp phòng trừ tổng hợp.

- Cũng định kỳ mùa bệnh 2 tuần bón xuống ao 1 lần, liều lượng trung bình 2kg vôi bột/100m3 nước, ngoài ra có thể bổ sung vitamin C cho vào thức ăn trước mùa bệnh hoặc 1kg tỏi nghiền nát củ trộn với thức ăn tinh rồi cho cá ăn/100kg cá cho ăn liên tục 5 – 7 ngày hoặc dùng thuốc KNO4-12 của Viện Nghiên cứu nuôi trồng Thủy sản I cho cá ăn phòng bệnh với liều 2g/1kg cá/ngày. Dùng vacxin vi khuẩn A.hydrophla phòng bệnh viêm ruột cho cá trắm cỏ bước đầu có kết quả tốt.

- Trị bệnh: Có thể dùng một số kháng sinh, thảo mộc như tỏi, cây rau sam, cây thầu dầu tía... có tác dụng diệt khuẩn để điều trị.

+ Cá giống: Dùng phương pháp tắm 1 giờ: Oxytetraxylin nồng độ 20 – 50ppm (20-50g/m3); Steptomyxin nồng độ 20 – 50ppm.

+ Cá thịt; Dùng phương pháp cho ăn kháng sinh trộn với thức ăn tinh.

Tin xem nhiều

Tài liệu kỹ thuật chăn nuôi thỏ - Phần 5

Phần 5: KỸ THUẬT CHĂM SÓC, NUÔI DƯỠNG

I. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH SẢN Ở THỎ CÁI

1. ...

Kỹ thuật nuôi cá lăng vàng

Cá lăng vàng là một trong những loài cá lăng hiện diện ở các thủy vực nước ngọt và lợ ...

Kỹ thuật sinh sản nhân tạo cá lăng chấm

Đặc điểm hình thái cá lăng chấm: Thân dài. Đầu dẹp bằng, thân và đuôi dẹp bên. Có 4 đôi ...

Kỹ thuật nuôi cá lăng nha thương phẩm

Lăng nha (Mystus wyckiioides) là loài cá nước ngọt, thịt trắng chắc, không xương dăm, mùi vị thơm ngon, giá ...

Nuôi cá lăng nha trong lồng bè

Cá lăng nha có tên khoa học là Mystus Wyckiioides, là loài cá nước ngọt, sống nhiều ở các nước ...

Video xem nhiều

Kỹ thuật bón phân

(Nguồn THVL)

Dưa hấu không hạt - nông nghiệp công nghệ cao

Lâu nay mọi người thường khó chịu khi gặp phải vô số hạt cứng trong ruột dưa hấu. ...