Câu hỏi: Có 1 đàn lợn 10 con, nuôi được 20 ngày, có 2 con bị sưng bàn chân và sưng khớp chân không đi được, lợn vẫn bú bình thường, đã bị 5 ngày. Xin chuyên gia tư vấn? Người hỏi: Nguyễn Minh Thắng Email: minhthanghn@yahoo.com.vn - Điện thoại: 01656258249 Địa chỉ: xã Vĩnh Ngọc, huyện Đông Anh TP Hà Nội |
Trả lời Chào bạn! Viêm khớp là yếu tố gây què ở lợn. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến viêm khớp như do Streptococcus suis, E. Coli, Staphylococcus và Mycoplasma hyorhinis, Mycoplasma hyosynoviae… Trên lợn con thường do Streptococcus suis Nguyên nhân: Streptococcus suis là vi khuẩn gram +, Streptococcus suis gây viêm khớp lợn cấp và mãn tính ở mọi lứa tuổi. Bệnh này thường gây ra trên lợn con 1 – 6 tuần tuổi, bệnh được phân loại như một phần của hội chứng “yếu khớp” kết hợp với viêm rốn. Lây lan: Streptococcus suis có thể khu trú ở amidan của gia súc khỏe, khi gặp điều kiện môi trường thuận lợi như: lợn trong tình trạng stress, nhiệt độ môi trường thay đổi thất thường làm giảm sức đề kháng lợn…lúc này dễ dàng phát bệnh. Mầm bệnh được tiết ra từ dịch âm hộ, dịch đường hô hấp và sữa lợn mẹ. Các vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể heo con bằng đường rốn, vết thương ngoài da. Triệu chứng: Bệnh xảy ra lẻ tẻ, tỷ lệ mắc bệnh từ 10- 20%. Bệnh thường xảy ra ở lợn 1- 6 tuần tuổi. Thể quá cấp tính: Gây chết lợn rất nhanh, lợn sốt rất cao, bỏ ăn, lờ đờ, suy yếu. Lợn thể hiện triệu chứng thần kinh như mất thăng bằng, liệt, đi lại khập khiểng, uốn người ra sau, run rẩy, co giật, què. Lợn có thể bị mù, điếc. Lợn có hiện tượng viêm màng não gây tụ máu não, màng não, dịch não, tủy nhiều và có màu đục. Thể cấp tính: Đặc trưng bởi sốt, lông da sởn lên, suy nhược và què. Khi bệnh tiến triển, lợn bệnh có thể sút cân, các khớp bị nhiễm sưng to. Một hoặc vài khớp có thể bị tổn thương, các khớp chân trước và sau, mắt cá chân thường sưng phồng lên. Bệnh làm cho lợn đau đớn không thể di chuyển được, hạn chế khả năng đi lại để bú của lợn con. Thể mãn tính: Lợn bệnh còi cọc và bị viêm khớp mãn tính suốt đời. Các khớp bệnh chứa nhiều dịch khớp đục với các cục sợi tơ huyết (fibrin). Các màng sưng phồng, mất màu và tấy đỏ. Các mô liên kết bọc xung quanh mô dày lên và có thể chứa các ổ mủ nhỏ (áp xe). Khi bệnh trở thành mãn tính có thể làm tổn thương sụn khớp. Các bệnh tích cũng có thể thấy trong sự phát triển của các khúc xương. Phòng và trị bệnh: Phòng bệnh: Vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, định kỳ phun thuốc sát trùng để diệt mầm bệnh trong môi trường chăn nuôi, có thể sử dụng: Vimekon (pha 100gr với 20 lít nước) hay Vime-Iodine (pha 15 – 20 ml/4 lít nước) phun khắp chuồng, định kỳ 3 – 4 tuần sử dụng 1 lần. - Hạn chế tối đa các yếu tố làm giảm sức đề kháng của lợn: thay đổi thức ăn, môi trường nuôi đột ngột, chuyển đàn, nuôi nhốt quá chật, điều kiện vệ sinh thông thoáng kém… - Cho lợn ăn đầy đủ dưỡng chất, thường xuyên cung cấp vào thức ăn các dưỡng chất giúp cân bằng khẩu phần, hạn chế suy dinh dưỡng như: Vime – Amino: 100gr/20kg thức ăn; Vimix plus: 100gr/120 lít nước, dùng hàng ngày; Biotin H AD: 100gr/100kg thức ăn. Trị bệnh: Trong bệnh viêm khớp do Streptococcus suis ở lợn con, điều trị sớm sẽ rất hiệu quả. Điều trị đúng liệu trình giúp heo hồi phục tốt hơn, có thể sử dụng một trong các loại thuốc sau liên tục 3 – 5 ngày: Procain Penicillin, Gentamycine, norfloxacin… (liều sử dụng xem trên nhãn thuốc). Chúc bạn thành công |
- Ao nhà em rộng 200m2, em nuôi 1oo con baba, nuôi thương phẩm được 1,5 năm. Thấy baba em kém ăn, cổ và bụng xuất huyết, chỉ xảy ra ở baba cái? Baba nhà em bị bệnh gì và cách chữa?
- Ao nhà em rộng 5 sào và sâu 2m, em muốn hỏi là em khử trùng ao như thế nào để em thả cá?
- Diện tích ao tôi rộng 2 mẫu = 10.000 m3, ao có nước ra vào, có rêu phủ kín mặt ao. Tôi thả cá rô phi, trắm, chim, chép, mè,, trôi. Tôi thả được 6 tháng. Cá trắm, mè thì bị chết ngạt, không có biểu hiện bên ngoài, nước bình thường, chỉ cò rêu phủ kín mặt ao. Xin cách khắc phục?
- Cách ủ tỏi + đường + men để cho tôm ăn. Và tôi cần cho ăn với liều lượng như thế nào? và tác dụng của việc tôm ăn tỏi ra sao?
- Cá chép bị tróc vẩy, chết lần lần chết mòn, xin cho tôi lý do
- Phương pháp thu, ấp trứng lươn như thế nào đạt hiệu quả cao?
- Kỹ thuật nuôi baba dưới ruộng lúa? trồng lúa được bao nhiêu ngày thì thả được baba?
- chào chuyên gia. Tôi đang có ý định muốn nuôi lươn. Nhưng tôi chưa biết đầu ra sẽ bán cho ai. Tôi xin hỏi chuyên gia, nếu tôi nuôi đầu ra sẽ bán cho những ai được ? và khi nuôi lươn hay mách những bệnh gì ? và mùa đông sẽ phải giữ ấm cho lươn như thế nào ?(vì chỗ tôi ở mùa đông lạnh hơn những nơi khác)
- Chào các chuyên gia BNN! tôi xin được hỏi: ao nhà tôi rộng 5.000m2 hiện đang nuôi cá trắm, chép nhưng mấy ngày nay cá bị chết cầm lên thấy cá bị tróc vẩy và sước vây, hậu môn bị loét. Như vậy cá đã bị bệnh gì? cách chữa như thế nào? Tôi xin chân thành cảm ơn chuyên gia BNN.
- Con heo 2 tuổi thì nặng khoảng bao nhiêu kg
Tin xem nhiều
Tài liệu kỹ thuật chăn nuôi thỏ - Phần 5
Phần 5: KỸ THUẬT CHĂM SÓC, NUÔI DƯỠNG I. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH SẢN Ở THỎ CÁI 1. ... |
Cá lăng vàng là một trong những loài cá lăng hiện diện ở các thủy vực nước ngọt và lợ ... |
Kỹ thuật sinh sản nhân tạo cá lăng chấm
Đặc điểm hình thái cá lăng chấm: Thân dài. Đầu dẹp bằng, thân và đuôi dẹp bên. Có 4 đôi ... |
Nuôi cá lăng nha trong lồng bè
Cá lăng nha có tên khoa học là Mystus Wyckiioides, là loài cá nước ngọt, sống nhiều ở các nước ... |
Kỹ thuật nuôi cá lăng nha thương phẩm
Lăng nha (Mystus wyckiioides) là loài cá nước ngọt, thịt trắng chắc, không xương dăm, mùi vị thơm ngon, giá ... |
Video xem nhiều
Sử dụng thuốc gốc đồng để trừ bệnh
(Nguồn THĐT) |
Tác dụng của Canxi với sự sinh trưởng của cây lúa
(Nguồn THĐT) |
(Nguồn THVL) |
Dưa hấu không hạt - nông nghiệp công nghệ cao
Lâu nay mọi người thường khó chịu khi gặp phải vô số hạt cứng trong ruột dưa hấu. ... |
Sinh vật cảnh tiềm năng kinh tế nông nghiệp đô thị
(Nguồn THĐT) |