Câu hỏi: Cách nuôi cầy vòi hương và mua giống ở đâu. Tôi muốn mua giống và muốn được biết cách nuôi. Người hỏi: Nguyễn đức phương Email: nguyenphuongvtv@yahoo.com.vn - Điện thoại: 0975794061 Địa chỉ: Vân Đồn |
Trả lời Giống cầy vòi hương hiện nay có nhiều nơi buôn bán. Bạn có thể tham khảo một số địa điểm sau đây: 1. Tên DN/Cá nhân: Phan Tùng 2. Tên DN: Trại giống Đồng Tâm Địa chỉ: 13B Lê Lợi, thị trấn Ngô Mây, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định. Điện thoại: 0982.082894 Email: voquocbaopc@yahoo.com Website: http://Agriviet.com/VOQUOCBAO 3. Tên DN: Trại giống Hai Thái Địa chỉ: Ấp Mỹ Thuận, xã Long Tân, huyện Đất Đỏ, Bà Rịa- Vũng Tàu.
Cách nuôi bạn có thể tham khảo như sau: Cầy vòi hương có tên khoa học là Paradoxurus hermaphrodites, khi nuôi cần chú ý một điều quan trọng là cầy vòi hương đang được xếp vào nhóm động vật hoang dã thông thường, khi mua bán trao đổi cần đăng ký tại Hạt kiểm lâm. 1. CHUỒNG TRẠI: Về kỹ thuật làm chuồng trại hiện nay có khá nhiều mô hình như mô hình nuôi nhốt trong cũi, mô hình nuôi bán hoang dã tức là tạo môi trường càng giống tự nhiên càng tốt nhưng phải thuận tiện cho việc chăm sóc, dọn vệ sinh, theo dõi vật nuôi. Chuồng trại bắt buộc phải chắc chắn, tránh ánh nắng trực tiếp vào chuồng, bởi vì cầy vòi hương có đặc tính chịu nóng kém (tốt nhất chuồng nên làm theo hướng đông nam). Nếu đóng chuồng cũi thường dùng gỗ và lưới mắt nhỏ nhưng sợi lưới phải lớn nếu sợi lưới nhỏ (đường kính dưới 2mm) cầy có thể cắn đứt. Thường bên dưới nên đóng bằng lưới để phân lọt xuống thuận tiện cho việc dọn vệ sinh, chuồng có thể đóng dài x rộng x cao = 0,5 x 0,6 x 0,5 (m), đối với làm chuồng kiểu bán tự nhiên thì bắt buột phải kín từ dưới lên trên, cửa phải chắc chắn, mái phải lợp kín bằng tôn ximăng hoăc tôn kẽm, nếu lợp ngói buộc phải có trần nếu không có thể sẩy mất vì Cầy vòi leo trèo rất giỏi. Trong chuồng chúng ta bố trí nơi ăn, ngủ, leo trèo riêng với nguyên tắc tự nhiên, thông thoáng, thuận tiện cho việc vệ sinh chuồng trại, dễ quan sát theo dõi. Cầy vòi hương thích ngủ trên cao, thông thường chỗ ngủ chúng ta có thể dùng gạch và ván xếp tạo thành các ô cho chúng chui vào ngủ nhưng phải ngay ngắn để dễ dọn vệ sinh, nên xếp tập trung một khu trong chuồng và xếp chồng lên cao. Nền chuồng cũng là một vấn đề hết sức quan trọng liên quan nhiều đến khả năng gây dịch bệnh, chúng ta có thể phả láng để rửa hằng ngày hoặc có thể cho vào 1 lớp cát dày khoảng 20 cm loại hạt lớn, trước khi đổ cát chúng ta nên rải lớp vôi bột ở dưới, khoảng năm, bảy ngày chúng ta dọn phân 1 lần, một năm thay cát 1 lần, điều này cũng tùy vào lượng phân thải ra, nếu thấy quá ẩm ướt, hôi thì thay sớm hơn, nhưng nếu vẫn khô ráo chúng ta chỉ cần phun sát trùng trên mặt nền là được . 2. THỨC ĂN: - Cầy vòi hương là loài ăn tạp nên chúng có thể ăn được rất nhiều thứ như: trái cây (chuối, mít, quả sung, quả lêkima, xoài...), thịt, cơm, cháo, cua, rắn, chuột, ếch, nhái... - Thông thường chúng ta nên tập cho Cầy vòi ăn cháo nấu với tạng động vật (lòng lợn, lòng gà...), nếu có điều kiện gần đồng ruộng, sông suối có thể kiếm các thức ăn phụ thêm: giun đất, cua đồng, rắn nước, chuột, ếch nhái. Ngoài ra trong khẩu phần cũng đảm bảo một lượng rau, chuối chín, các loại trái cây khác một cách tương đối nhằm cung cấp đủ chất, điều hoà dinh dưỡng. Chuối có tác dụng nhuận trường và phân bớt hôi, đặc biệt giun đất rất giàu đạm, dùng cho những con bị bệnh ăn ít hoặc bỏ ăn sẽ giúp mau khỏi bệnh. - Đối với Cầy vòi trong giai đoạn hậu bị sinh sản không nên cho ăn quá nhiều đặc biệt là các chất giàu tinh bột, nếu chúng ta nuôi quá mập dễ gây ra hiện tượng vô sinh ở con cái và ảnh hưởng đến tính hăng trong mùa động dục của con đực. Điều này còn phụ thuộc vào cơ địa của từng con, có con ăn rất ít nhưng vẫn mập, có con ăn rất nhiều nhưng lại ốm, những trường hợp này phải tách riêng và có chế độ cho ăn hợp lý. Khẩu phần trong giai đoạn này nên tập trung cho ăn nhiều chất đạm, bổ sung thêm nhiều khoáng chất như : vitamin A, nhóm B, C, D, E, K, các thức ăn có nhiều các chất vi lượng như sắt, đồng, kẽm, canxi... các chất này còn có thể cung cấp bằng con đường dùng các chế phẩm chăn nuôi có bán tại các đại lý thuốc thú y trộn với thức ăn, nước uống. - Cầy vòi hương là loài ăn đêm nên bữa chính là vào ban đêm, nếu nuôi Cầy vòi thúc thịt chúng ta có thể cho ăn thêm vào bữa sáng sớm. Nên cho ăn vừa đủ, lượng thức ăn thừa nên bỏ và rửa sạch dụng cụ đựng thức ăn, nước uống. 3. VỆ SINH PHÒNG BỆNH: - Nuôi cầy vòi trong điều kiện nuôi nhốt chật hẹp cũng xảy ra dịch bệnh như tất cả các vật nuôi thông thường khác. Các bệnh thường gặp ở Cầy vòi: ỉa chảy, tụ huyết trùng, cầu trùng, phó thương hàn... Cách phòng bệnh tốt nhất là luôn giữ chuồng trại sạch sẽ khô ráo, mát về mùa hè, ấm về mùa đông, tránh gió lùa, nhất là gió tây và gió bấc. Do đó chuồng trại chúng ta nên che kín phía tây và phía bắc. Mùa lạnh nên che tất cả các phía giữ ấm chuồng trại, tránh gió. Cần liên lạc và hỏi cán bộ thú y khi cầy bị bệnh để có hướng dẫn cụ thể về trị bệnh, tránh kháng thuốc và gây chết vật nuôi. - Định kỳ bổ sung các vitamin, khoáng chất, vi lượng cho Cầy phát triển vì trong quá trình chăn nuôi ta cung cấp không đầy đủ các chất dinh dưỡng, thường khoảng mỗi tháng chúng ta bổ sung các men vi sinh, chất khoáng, vi lượng như: Ca, Mg, Cu, Fe... bằng các chế phẩm thú y, đá liếm nhằm bổ sung các chất thiếu hụt trong quá trình chăn nuôi. - Định kỳ sát trùng chuồng trại mỗi tháng 1 lần, có thể dùng các thuốc pha để phun trong thú y. Trong lúc chuồng trại xảy ra dịch bệnh thì vệ sinh, sát trùng chuồng trại tiến hành thường xuyên và nhiều hơn bình thường, có thể 1 tuần 2 lần phun sát trùng. Thời gian giao mùa dễ phát sinh dịch bệnh chúng ta có thể cho uống thuốc phòng các bệnh thường gặp như: tụ huyết trùng, thương hàn, cầu trùng... với liều lượng ghi trên vỏ bao bì, đặc biệt là lúc trời đang nắng chuyển sang mưa. - Trong chuồng nên bỏ một ít rơm cỏ khô, nên cột thành từng bó treo trong chuồng có tác dụng rất tốt trong việc ngừa các bệnh về đường ruột. Thông thường nếu có sẵn trong chuồng khi đường ruột sắp có vấn đề chúng sẽ tìm nhai nuốt các thứ xơ thô, đôi khi còn nuốt cả giấy, bao nilông, sau đó chúng thải ra cùng với phân quét sạch đường ruột, đây là đặc tính tự nhiên của Cầy vòi. - Trong quá trình điều trị bệnh, nếu chúng ta dùng kháng sinh liều cao trong một thời gian dài tuy bệnh có khỏi nhưng có thể xảy ra các tác dụng phụ do kháng sinh gây ra. Đa số các kháng sinh nếu dùng trong thời gian dài có thể gây tuột men đường ruột, giảm khả năng hấp thụ canxi của cơ thể, ảnh hưởng đến bào thai gây sẩy thai trong quá trình mang thai (Streptomycin)... Do đó, trong quá trình điều trị bệnh bằng kháng sinh chúng ta nên bổ sung thêm men tiêu hoá, canxi, khoáng chất, các loại thuốc không có nguồn gốc kháng sinh trong điều trị rối loạn tiêu hoá, ỉa chảy. Có thể sử dụng các loại thuốc dùng cho người nhằm giảm tác dụng phụ của kháng sinh, giúp cho Cầy mau chóng phục hồi sức khoẻ. |
-
Chào chương trình Bạn nhà nông! Theo cháu biết thì có loại chim trĩ đỏ đưa vào chăn nuôi thì đạt hiệu quả rất cao nhưng mà giống vật nuôi lại khá đắt. Cháu mong cô chú cho cháu 1 địa chỉ tin cậy và chi phí để mua giống vật nuôi. Cháu mong chương trình giúp cháu và gửi qua Email giúp cháu. Cháu xin cảm ơn!nuoi.chau mong chuong trinh giup chau va gui qua email giup chau.chau xin cam on
-
Xin cho tôi hỏi cây Bương (họ tre trúc) có thể trồng ở miền Nam được không (cụ thể là ở miền Tây Nam Bộ) và ở đâu có bán giống. Mong sơm nhận được giải đáp, xin cám ơn.
-
Tôi có nuôi 10 cặp cầy hương đã được 2 năm tuổi nhưng mới có 3 con đẻ và đã tách con được 5 tháng, bây giờ tôi vẫn nhốt chung cầy đực và cầy cái nhưng vân chưa thấy con nào có chửa. Bây giờ tôi muốn tiêm thuốc kích dục cho tất cả cầy cái được không? Nếu được thì hãy cho mình biết cách thức tiêm hay tư vấn cho mình phương pháp. Xin cảm ơn!
-
Chào chương trình bạn của nhà nông. Tôi đang sống ở Đaklak, tôi xem trên ti vi chương trình Bạn nhà nông có giới thiệu về cách nuôi dúi. Cho tôi hỏi giờ phải mua giống con dúi ở đâu. Nơi nào gần nhất xin chương trình chỉ cho tôi. Cám ơn bạn của nhà nông!
-
Tôi đang triển khai dự án trang trại nuôi thỏ với diện tích 1000m2. Vậy tôi có được hội khuyến nông huyện giúp đỡ gì không ?
-
Tôi muốn nuôi ếch thương phẩm ở địa phương tôi. Xin cho tôi biết có thể mua giống ở đâu?
-
Sau 1 đêm thì đàn vịt nhà tôi bỗng dưng đẻ trứng không tự cứng vỏ (vỏ trứng rất mềm ngay cả khi đã đẻ 1 thời gian dài). Xin các nhà khoa hoc cho biết là đàn vịt nhà tôi bị mắc bệnh gì và biện pháp khắc phục chứng bệnh này như thế nào? Xin cảm ơn!
-
Cho hỏi kỹ thuật nuôi gà ta đẻ trứng.
-
Làm thế nào để phân biệt được thỏ đực và thỏ cái?
-
Cho cháu hỏi ở miền Bắc có nuôi được cá sấu không? Nếu được thì cần những điều kiện, thủ tục gì? Nếu nuôi thì mua giống ở đâu? Cho cháu xin 1 địa chỉ. Có sách dạy nuôi chưa? Nếu có tìm mua ở đâu?
Tin xem nhiều
Tài liệu kỹ thuật chăn nuôi thỏ - Phần 5
![]() |
Phần 5: KỸ THUẬT CHĂM SÓC, NUÔI DƯỠNG I. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH SẢN Ở THỎ CÁI 1. ... |
![]() |
Cá lăng vàng là một trong những loài cá lăng hiện diện ở các thủy vực nước ngọt và lợ ... |
Kỹ thuật sinh sản nhân tạo cá lăng chấm
![]() |
Đặc điểm hình thái cá lăng chấm: Thân dài. Đầu dẹp bằng, thân và đuôi dẹp bên. Có 4 đôi ... |
Kỹ thuật nuôi cá lăng nha thương phẩm
![]() |
Lăng nha (Mystus wyckiioides) là loài cá nước ngọt, thịt trắng chắc, không xương dăm, mùi vị thơm ngon, giá ... |
Nuôi cá lăng nha trong lồng bè
![]() |
Cá lăng nha có tên khoa học là Mystus Wyckiioides, là loài cá nước ngọt, sống nhiều ở các nước ... |
Video xem nhiều
Sử dụng thuốc gốc đồng để trừ bệnh
![]() |
(Nguồn THĐT) |
Tác dụng của Canxi với sự sinh trưởng của cây lúa
![]() |
(Nguồn THĐT) |
![]() |
(Nguồn THVL) |
Dưa hấu không hạt - nông nghiệp công nghệ cao
![]() |
Lâu nay mọi người thường khó chịu khi gặp phải vô số hạt cứng trong ruột dưa hấu. ... |
Sinh vật cảnh tiềm năng kinh tế nông nghiệp đô thị
![]() |
(Nguồn THĐT) |