Câu hỏi: Cá sặc ôm trứng bao lâu thì đẻ? Đẻ xong bao lâu thì có trứng lại? Cá sặc ôm trứng ăn thức ăn --> Cá không tăng trọng nhưng trứng to : Vậy có lâu đẻ và khó đẻ hơn không?

Người hỏi: anh lan

Email: abienxanhvt@yahoo.com.vn - Điện thoại: 0918635748

Địa chỉ: 49/2C Quang Trung Gò Vấp HCM

Trả lời

Cá sặc có nhiều loại, không biết bạn muốn đề cập có phải là cá sặc rằn đang có giá trị thương phẩm trên thị trường hay không. Để trả lời câu hỏi của bạn, chúng tôi chọn cung cấp cho bạn biết về đặt tính sinh lý của cá sặc rằn để bạn có khái niệm sơ lược về cách sinh sản của cá sặc rằn.

Sự phát triển tuyến sinh dục của cá sặc rằn ở vùng ĐBSCL theo mùa rất rõ, vào thời điểm giao mùa (khô sang mưa) là sự chuyển biến rất nhanh của tuyến sinh dục. Khi mùa mưa tới, nhất là sau những trận mưa rào đầu mùa, cá tìm tới những nơi nước cạn ven bờ, nhiều cây cỏ thuỷ sinh để sinh sản. Cá sinh sản trong suốt mùa mưa, nên trong đàn luôn xuất hiện những cá thể có mức độ thành thục khác nhau. Sau đó cá đẻ trứng ra ngoài, trứng được thụ tinh và cũng chính cá đực sẽ dùng miệng gom trứng lại rồi đặt vào tổ bọt. Kể từ khi trứng thụ tinh, trong điều kiện nhiệt độ nước 27-290C cá nở sau 20-23 giờ.

Cách tuyển chọn thu gom cá từ tự nhiên và thức ăn được bổ sung theo khuyến cáo của nhà chuyên môn. Sau khoảng 2 tháng nuôi thì kiểm tra cá lần đầu tiên. Mục đích là xem cá mập hay ốm để điều hoà chế độ nuôi (nhất là cho ăn) cho thích hợp. Sau đó kiểm tra vào tháng thứ 2 (khoảng tháng 4 trong năm) để xem xét mức độ thành thục của cá để lập kế hoạch cho cá đẻ. Thông thường vào tháng 4 hàng năm có thể cho một số cá sinh sản được và cá sẽ đẻ nhiều vào tháng 5,6 (đầu mùa mưa).

Cá khi thành thục, đạt kích cỡ sẽ được lựa chọn để cho sinh sản. Sau đó, các cán bộ kỹ thuật sẽ chích thuốc kích thích cho cá đẻ. Sau khoảng 8-10 giờ thì cá đẻ. Tất cả đều qua quá trình chọn lọc cá và theo dõi từ khâu chăm sóc, cho nên bạn không cần phải lo lắng là cá lo ôm trứng không lo ăn, không đủ dinh dưỡng, lâu đẻ, khó đẻ…

Chúc bạn thành công!!

Tin xem nhiều

Tài liệu kỹ thuật chăn nuôi thỏ - Phần 5

Phần 5: KỸ THUẬT CHĂM SÓC, NUÔI DƯỠNG

I. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH SẢN Ở THỎ CÁI

1. ...

Kỹ thuật nuôi cá lăng vàng

Cá lăng vàng là một trong những loài cá lăng hiện diện ở các thủy vực nước ngọt và lợ ...

Kỹ thuật sinh sản nhân tạo cá lăng chấm

Đặc điểm hình thái cá lăng chấm: Thân dài. Đầu dẹp bằng, thân và đuôi dẹp bên. Có 4 đôi ...

Kỹ thuật nuôi cá lăng nha thương phẩm

Lăng nha (Mystus wyckiioides) là loài cá nước ngọt, thịt trắng chắc, không xương dăm, mùi vị thơm ngon, giá ...

Nuôi cá lăng nha trong lồng bè

Cá lăng nha có tên khoa học là Mystus Wyckiioides, là loài cá nước ngọt, sống nhiều ở các nước ...

Video xem nhiều

Kỹ thuật bón phân

(Nguồn THVL)

Dưa hấu không hạt - nông nghiệp công nghệ cao

Lâu nay mọi người thường khó chịu khi gặp phải vô số hạt cứng trong ruột dưa hấu. ...