Câu hỏi: Cháu chào các cô chú BNN! Cháu ở Bắc Ninh hiện tại cháu đang có ý định nuôi ong lấy mật, không biết cháu có thể mua ong mật giống ở đâu được ạ. và cháu mong các cô chú có thể tư vấn thêm cho cháu về cách nuôi ong mật như thế nào cho hiệu quả được không ạ. cháu xin chân thành cảm ơn và mong sớm nhận được hồi âm từ BNN!!! Người hỏi: Kiều Phương Email: ktlphuongqtd@gmail.com - Điện thoại: Địa chỉ: Yên Phong - Bắc Ninh |
Trả lời Bạn có thể liên lạc các địa chỉ sau để mua ong mật giống:
1. Công ty Cổ phần Ong Trung ương Tên viết tắt: VINAPI Mã số: 01 - 001 -XK Địa chỉ: Số 19 Trúc Khuê, Đống Đa, Hà Nội 2. Hoặc bạn liên lạc với “Hội nuôi Ong Việt Nam” để hỏi thêm về các Hội viên gần nơi bạn ở để tham khảo thêm. - Địa chỉ : Số 19 Trúc Khuê, Đống Đa, Hà Nội - Tel : + 84 (04) 37760215 - Fax : + 84 (04) 38352725 - Email : info@vba.org.vn - Website: http://www.vba.org.vn LOÀI ONG MẬT 1. Thành phần của đàn ong. Có hai phương pháp tạo chúa nhân tạo: Tác nhân gây bệnh: Do loại vi khuẩn gây ra, làm thối ấu trùng từ 3-5 ngày tuổi. Triệu chứng: Màu sắc của ấu trùng thay đổi từ màu trắng sang màu trắng đục, sau đó mấy ngày, càng đậm hơn. ấu trùng bị doãng ra, mềm nhũn, sau đó thối rữa. Nếu đàn ong bị bệnh nặng, khi mở thùng ong ra thấy có mùi chua. Ong trong đàn hầu hết là ong già, đen, do ấu trùng bị thối nên không có lớp ong non kế tiếp. Phòng bệnh: Luôn cho ong ăn đủ (có mật vịt nắp), luôn giữ cho đàn ong được ấm áp, quân phủ kín cầu ong. Điều trị: Có thể sử dụng 1 trong những loại thuốc kháng sinh sau: - Pha 1 gam (1 lọ) Streptomyxin trong 2 lít nước đường cho 20 cầu ong/tối, cho ăn 3 tối liên tục. - Pha 1 triệu đơn vị Eromyxin trong 2 lít nước đường cho 20 cầu ong/tối, cho ăn 3 tối liên tục. - Pha 1 triệu đơn vị Kanamyxin trong 2 lít nước đường cho 20 cầu ong/tối, cho ăn 3 tối liên tục. - Pha hỗn hợp Streptomyxin (1gam) với 1 triệu đơn vị Penicilin trong 3 lít nước đường cho 30 cầu ong/tối, cho ăn 3 tối liên tục. Có thể dùng cách phun ở dạng hạt nhỏ. Cứ 2 ngày phun 1 lần để tránh gây xáo động, ong dễ bốc bay. Chú ý phun chéo mặt cầu ong, phun lên ong thợ là chính. Trước khi điều trị nên loại bớt cầu bệnh thì điều trị mới hiệu quả.
2. Bệnh ấu trùng túi (bệnh nhọn đầu) Là bệnh phổ biến và nguy hiểm nhất trên đàn ong nội nước ta Tác nhân gây bệnh: Do 1 loại vi rút gây ra, gồm 2 chủng: - Chủng vi rút Thái Lan: gây bệnh cho đàn ong nội phía Nam. - Chủng vi rút Trung Quốc: gây bệnh cho đàn ong nội phía Bắc Triệu chứng: - Toàn bộ cơ thể ấu trùng bị biến dạng như một cái túi, phía trên nhọn, phía dưới chứa một chất lỏng trong suốt , có màu hơi vàng. - ấu trùng chết không có mùi chua. Phòng bệnh: Luôn duy trì chúa đẻ khỏe, đàn ong khỏe, quân bám đầy cầu. Điều trị: Các thuốc kháng sinh đều không có hiệu lực, chỉ có thể điều trị bằng phương pháp sinh học, cụ thể như sau: - Thay chúa cũ bằng mũ chúa khỏe hoặc nhốt chúa 7-10 ngày, nhằm làm gián đoạn sản sinh ấu trùng ong. - Rũ bớt cầu ong bệnh, để ong phủ dầy các mặt cầu. Nếu đàn ong yếu quá, thì nhập các đàn yếu lại với nhau. - Cho ăn liên tục 3-4 ngày, hoặc chuyển đàn ong bị bệnh đến nguồn hoa mới. VI.CÁC PHƯƠNG PHÁP BỔ SUNG THỨC ĂN VII.Khắc phục hiện tượng ong bốc bay Khi ong bốc bay, ong chúa và toàn bộ đàn ong bỏ tổ bay đến nơi ở mới. Hiện tượng ong bốc bay làm giảm số đàn ong trong vườn, giảm sản lượng mật, kích thích đàn ong khác bay theo làm trại ong mất ổn định và làm giảm thu nhập của người nuôi ong. Để phòng chống hiện tượng ong bốc bay bà con cần nhận biết sớm một số triệu chứng điển hình của đàn ong sắp bốc bay như sau: Vào buổi sáng ong đi làm kém, có rất ít hoặc không có ong lấy phấn trong khi đó các đàn ong khác đi làm tấp nập. Mở thùng kiểm tra bên trong thấy hiện tượng không có mật, không phấn và không con. Ong trưởng thành không bám cầu mà đậu vào thành thùng hoặc ván ngăn còn gọi là hiện tượng ong treo. Trước khi bay, ong chúa giảm đẻ 10-15 ngày, bụng nhỏ lại. Ong thường bốc bay vào những ngày tạnh ráo khoảng 8-16 giờ, chủ yếu vào 9-11 giờ. Khi chuẩn bị bay, ong chuyển động ầm ầm dưới tín hiệu của ong trinh sát. Ong thợ bay ra ngoài qua cửa tổ và các khe hở của thùng. Ong chúa bay ra sau khi 2/3 ong thợ bay ra. Sau 2-3 phút toàn bộ đàn ong bay ra khỏi tổ và bay nhằng nhịt trên không trung, một vài phút sau đó bay thẳng đến nơi ở mới. Biện pháp phòng hiện tượng bốc bay: Giữ cho đàn ong luôn đủ thức ăn bằng cách, vòng mật cuối không quay hoặc chỉ quay tỉa. Cho ăn bổ sung vào thời kỳ không có cây nguồn mật nở hoa (tháng 7, 8, 9, 1, 2). Đặt ong đúng kỹ thuật. Phát hiện và phòng trị bệnh kịp thời. Trường hợp phát hiện thấy ong sắp bốc bay phải lập tức viện một cầu còn mới có đủ mật, phấn, nhộng (lấy từ đàn khoẻ). Có thể nhốt chúa lại một vài ngày. Tối cho ong đi ăn nước đường. Kinh nghiệm xử lý khi ong bốc bay: Nếu thấy ong bắt đầu bay (ong chúa chưa ra) thì nhanh chóng lấy nón bắt ong bay hứng ngay trước cửa tổ. Trường hợp không kịp lấy nón thì lấy đất ướt vít lỗ tổ và những khe hở không cho ong ra. Nếu ong đã bay ra đang lượn trên trời thì dùng đất, cát, nước… tung lên hoặc dùng sào có cuốn giẻ ở đầu khua vào chỗ có nhiều ong. Ong sẽ hạ độ cao đậu lại. Dùng nón bắt ong bắt lấy mang về treo ở chỗ tối và mát. Đồng thời kiểm tra đàn ong tìm hiểu nguyên nhân bốc bay. Chuẩn bị thùng, ván ngăn, khoảng 19 giờ tối đổ ong vào thùng đã viện thêm cầu mới có đủ tiêu chuẩn, đuổi ong bám vào cầu viện. Cho ong ăn thêm. Hôm sau kiểm tra bên ngoài thấy ong đi lấy mật nhiều là đàn ong đã ổn định. Để yên tĩnh 2-3 ngày kiểm tra ong chúa. Người mới nuôi nên cắt bớt 1/3 cánh chúa để khi ong chia đàn bốc bay không bay xa. Không được cắt cụt mà cắt chéo ở phần ít gân cánh. VIII.Làm thế nào để nhập được đàn ong về một mối Nhập đàn ong (nhập ong) là mang toàn bộ đàn ong hoặc cầu ong (gồm cả bánh tổ và ong trưởng thành) đến sáp nhập với đàn ong khác. Đàn mang đi nhập gọi là đàn bị nhập, còn đàn kia gọi là đàn được nhập. Khi nào sát nhập đàn? Khi đàn ong bị mất chúa mà không có chúa hoặc mũ chúa giới thiệu. Nhập các đàn yếu với nhau trước các mùa vụ khó khăn. Nhập các đàn nhỏ thành đàn lớn để lấy mật. Nhập các đàn nhỏ bị bệnh để chữa bệnh. Nguyên tắc nhập Mỗi một đàn ong có mùi khác nhau do có ong chúa, phấn mật khác nhau, bởi vậy để nhập được ong cần làm cho chúng đồng mùi với nhau. Nhập đàn không chúa hoặc bộ phận không có chúa vào đàn có chúa. Nhập đàn yếu vào đàn mạnh. Nhập vào buổi tối, thao tác nhập phải nhẹ nhàng. Phương pháp Nhập gián tiếp là phương pháp nhập đơn giản và an toàn nhất. Có thể áp dụng được ở các thời vụ với các loại hình thời tiết khác nhau. Cách làm - Bắt chúa đàn bị nhập đi trước 6 - 12 giờ. - Vào cuối buổi chiều, tách cầu của đàn bị nhập ra xa vách thùng để ong bám hết lên cầu. - Khoảng 8-9 giờ sau mang đàn bị nhập đến cạnh đàn được nhập. - Mang các cầu bị nhập đặt nhẹ nhàng ngoài ván ngăn (cách 2-3cm). - Sáng hôm sau rút ván ngăn ra nhẹ nhàng nhấc cầu đặt sát với nhau. - Một giờ sau kiểm tra chúa xem có bị vây không? Nếu không có hiện tượng vây chú là việc nhập đã thành công. IX.Kháng sinh loại mới trị bệnh nhiễm khuẩn ở ong mật Người nuôi ong ở Hoa Kỳ đã có kháng sinh trị bệnh cho đàn ong của mình. Loại thuốc mới này có tên thương mại là TYLAN, đã được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ kiểm định và cấp phép lưu hành. Bệnh nhiễm khuẩn là một trong số những bệnh lan tràn và tàn phá nặng nề nhất đàn ong nuôi, gây ra bởi khuẩn Paenibacillus larvae. Loại khuẩn này thường tấn công ấu trùng ong, làm ấu trùng bị quắt lại, chuyển thành màu đen. Hàng tỷ bào tử ẩn náu ở ong chúa, sẽ là mầm mống lan truyền dịch bệnh cho cả đàn. X.Bệnh ỉa chảy ở ong bệnh ỉa chảy là bệnh của ong trưởng thành do một loại nguyên sinh động vật tên khoa học là Nosema apis gây ra. bình thường bệnh phát sinh ra trong hoặc sau thời kỳ mưa rét kéo dài, thùng ong bẩn, bị đọng nước trong thùng. 1.Triệu chứng: Ong bò dưới đất gần nơi đặt thùng, bụng chướng. Phát hiện nhiều dấu phân ong màu vàng sẫm hoặc đen trước cửa tổ, trên nắp thùng, lá cây, quanh thùng ong. có thể phát hiện chính xác bệnh trong phòng thí nghiệm thú y một cách dễ dàng. 2.biện pháp phòng trị Cho ong ăn thuốc fumagilin với liều lượng 10-15mg thuốc cho 20 cầu/tối (trong mùa không khai thác mật). Nếu không có Fumagilin có thể cho ong ăn xiro pha nước gừng tươi (10 g gừng tưới/1 lít xiro cho 10 cấu/tối) Dọn vệ sinh thùng, lau khô thùng ong và tìm cách giữ cho thùng ong không bị ẩm ướt. XI.Kỹ thuật tạo ong chúa Tạo ong chúa: Tạo ong chúa để thay thế ong chúa già, chúa xấu hoặc để chủđộng cho việc chia đàn. Việc tạo chúa nên tiến hành vào khi dồidào mật và phấn hoa tự nhiên. Nên chọn đàn lấy ấu trùng (đàn mẹ)và đàn nuôi dưỡng có những đặc tính tốt (đông quân, năng suấtcao, ít bệnh tật, hiền lành,...). Những hộ nuôi ong có ít đàn ong, không có điều kiện tạo ongchúa vẫn có thể tạo ong chúa có chất lượng bằng các phương phápsau: + Sử dụng mũ chúa chia đàn tự nhiên: Chọn đàn ong mạnh, choăn 2-3 tối, viện thêm cầu nhộng già, rút bớt cầu cũ để ong tậptrung hơn. Làm như vậy, đàn ong sẽ xây thêm mũ chúa để chuẩn bịchia đàn. Chọn lấy các mũ chúa to, dài, thẳng, đẹp để làm giống.Dùng dao sắc cắt trên góc của mũ chúa chừng 1,5cm rồi đem gắnvào đàn ong cần thay chúa. + Tạo ong chúa theo phương pháp cấp tạo: Chọn đàn ong mạnhđể làm giống, lấy cầu có trứng của ong chúa mới đẻ, dùng dao cắtdích dắc để ong xây các mũ chúa ở chỗ có ấu trùng nhỏ. Nên chọnnhững bánh tổ còn mới để ong dễ tiếp thu hơn. XII.Kinh nghiệm nuôi ong mật đạt hiệu quả cao 1.Dụng cụ nuôi ong và lấy mật Thùng nuôi ong: Trước đây, ong được nuôi trong đõ. Đõ ong là khúc thân cây rỗng có đục lỗ cửa cho ong ra vào, trong đõ đặt các bánh tổ, trên đõ có nắp đậy. Hiện nay theo phương pháp nuôi ong mới, ong được nuôi trong các thùng gỗ có sơn các màu xanh, vàng hay trắng vừa để chống ẩm, vừa để ong dễ nhận biết tổ. Thùng quay mật: Dùng để quay lấy mật ong. Thùng quay mật thiết kế hình trụ, làm bằng thép không gỉ, bên trong thiết kế bộ phận đặt cầu bánh tổ ong, bộ phận quay ly tâm. Khi quay, mật ong từ các cầu văng ra ngoài, bắn lên thành thùng và được thu lại ở dưới đáy thùng. Đặt thùng ong ở chỗ cao ráo có bóng mát, cửa tổ của thùng quay về hướng nam để tránh ánh nắng, tránh rét. Thùng đặt cách mặt đất 30cm, các thùng cách nhau 3-4m. Mỗi thùng đặt 7 -10 cầu ong là vừa. 2.Chăm sóc đàn ong Thức ăn chính của ong là mật và phấn hoa tự nhiên, do đó phải đặt thùng ong ở nơi có nguồn hoa phong phú. Vào thời gian địa phương thiếu nguồn hoa tự nhiên hay những ngày thời tiết không thuận lợi, ong không thể rời tổ tìm thức ăn được thì phải cho ong ăn nước đường có bổ sung via- min. Cần che chắn cẩn thận không để mưa gió táp vào thùng ong. 3.Thay bánh tổ ong mới Qua nhiều thế hệ ấu trùng nên các bánh tổ cũ bị đen bẩn do tích chứa phân, ong chúa không thích đẻ vào tổ cũ như vậy, ta cần thay bánh tổ mới. Hiện nay các cơ quan chuyên môn nuôi ong đã nghiên cứu chế tạo được các cầu ong in sẵn chân nền bằng sáp khử trùng đúng tiêu chuẩn để đặt vào thùng cho đàn ong xây tổ mới nhanh chóng. Ong chúa rất thích đẻ trứng vào bánh tổ ong mới này làm hệ số nhân của đàn tăng nhanh hơn. 4.Hiện tượng sẻ đàn tự nhiên và cách xử lý Khi ong chúa đẻ mạnh, số lượng ong trong đàn đông đúc, nguồn thức ăn bên ngoài dồi dào, mật và phấn hoa tích trữ trong các tổ dư thừa, đàn ong sẽ xây mũ chúa mới và sẻ đàn tự nhiên, người nuôi ong sẽ có thêm một đàn ong mới. Song nhiều khi nguồn thức ăn thiếu, tổ ong nóng bức, ong chúa đẻ kém, trứng nở nhiều ong đực mà đàn ong cũng tạo mũ chúa mới để sớm sẻ đàn. Lúc này tuy được thêm đàn mới song cả hai đàn cũ và mới đều thiếu sinh lực, chóng suy tàn, khả năng tạo mật ong kém, gây thiệt hại cho người nuôi. Trong trường hợp này cần cho đàn ong xây thêm cầu mới để ong chúa có nơi đẻ trứng, tổ không chật chội; cắt bỏ bớt lỗ tổ ong đực ở các góc bánh tổ; thay thế ong chúa, bổ sung nguồn thức ăn cho đàn ong và tiến hành chống nóng, chống rét cho tổ ong. 5.Tạo ong chúa và nhân đàn Người nuôi ong cần luôn kiểm tra để duy trì con ong chúa tốt cho mỗi đàn. Khi ong chúa già cần được thay thế bằng cách kích thích để đàn ong tự tạo ong chúa mới hoặc đưa mũ ong chúa tốt từ đàn ong khác sang. Ong chúa tốt có thân hình lớn, đẻ đều, đẻ nhiều trứng hàng ngày, tỷ lệ trứng thụ tinh cao. Khi đàn ong đã phát triển đông đúc, chủ động tạo thêm mũ chúa để đàn ong sớm sẻ thành 2 đàn một cách tự nhiên |
-
Cho tôi hỏi ở Quảng Ngãi muốn nuôi thỏ Newzealand thì mua ở đâu là gần nhất? Ở Quảng Ngãi có ai nuôi chưa?
-
Xin chào chương trình bạn nhà nông! Hiện nay tôi muốn nuôi giống gà tây nhưng tôi không biết ở đâu có bán giống gà này? Vật tôi mong chương trình có thể cho tôi xin địa chỉ ơi bán con giống. Tôi xin cảm ơn!
-
Em ở Tân tiến , huyện An Dương . Tp Hải Phòng chương trình cho em xin hỏi: Em muốn mua gà giống như gà ta ...v.v. Thì em có thể đến những địa chỉ nào của Tp hải phòng để mua con giống với giá rẻ, và khỏe? Em xin chân thành cảm ơn!!
-
cháu muốn mua dê giống về nuôi xin hỏi các bác la mua ở đâu để có dê giống tốt và uy tín ạ xin cảm ơn các bác rất nhiều
-
Xin chào BNN tôi muốn nuôi lươn và trùng quế vậy xin BNN cho biết nơi bán giống gần nhất? Xin cảm ơn!
-
Xin chào bạn nhà nông! Em là Lực, hiện đang ở Đăk Nông. Em có một vài thắc mắc muốn hỏi bạn nhà nông rất mong sẽ có câu trả lời, em muốn hỏi: bây giờ em muốn nuôi rắn hổ mang đất, nhưng không biết nuôi con này có được nhà nước cho phép không. Và nếu cho phép thì em có phải đi đăng ký tại Chi cục Kiểm lâm không, và mong bạn nhà nông cung cấp cho em một vài địa chỉ bán con giống uy tín? Tiện đây em cũng muốn bạn nhà nông cung cấp cho em một vài địa chỉ cung cấp giống lạc dại (đậu dại) trên dịa bàn tỉnh Đăk Nông hoặc các tỉnh lân cận. Em xin chân thành cảm ơn bạn nhà nông!
-
Anh, chị cho hỏi cách chữa bệnh hen cho gà? Em cảm ơn rất nhiều!
-
Chào cô chú! Cháu ở Hà Tỉnh, cháu muốn xây dựng chuồng trại để nuôi chồn nhung và con dúi nhưng cháu không biết làm sao? Mong cô chú giúp cho cháu về kỹ thuật xây dựng chuồng, cách chăm sóc và phòng bệnh cho chúng? Cháu cảm ơn!
-
Gần đây tôi có nghe nói về giống chồn nhung đen, tôi được biết là có họ hàng với chuột. Cho hỏi rang của chúng có mọc ra liên tục như chuột hay không? Nuôi chúng có phải đăng ký với kiểm lâm không? Và địa phương tôi không có cơ quan đấy thì đăng ký ở đâu? Xin cảm ơn.
-
Xin chào chương trình bạn của nhà nông! Em đang sống ở Nam Định qua tìm hiểu về các loại cá nuôi trong ao nước ngọt, em biết đến loại cá lăng vậy xin hỏi chương trình cho em biết giờ em muốn mua loại giống cá này ở đâu? Và ở địa điểm nơi cung cấp giống cá nào là gần chỗ ở của em nhất? Mong chương trình giúp cho em với.
Tin xem nhiều
Tài liệu kỹ thuật chăn nuôi thỏ - Phần 5
![]() |
Phần 5: KỸ THUẬT CHĂM SÓC, NUÔI DƯỠNG I. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH SẢN Ở THỎ CÁI 1. ... |
![]() |
Cá lăng vàng là một trong những loài cá lăng hiện diện ở các thủy vực nước ngọt và lợ ... |
Kỹ thuật sinh sản nhân tạo cá lăng chấm
![]() |
Đặc điểm hình thái cá lăng chấm: Thân dài. Đầu dẹp bằng, thân và đuôi dẹp bên. Có 4 đôi ... |
Kỹ thuật nuôi cá lăng nha thương phẩm
![]() |
Lăng nha (Mystus wyckiioides) là loài cá nước ngọt, thịt trắng chắc, không xương dăm, mùi vị thơm ngon, giá ... |
Nuôi cá lăng nha trong lồng bè
![]() |
Cá lăng nha có tên khoa học là Mystus Wyckiioides, là loài cá nước ngọt, sống nhiều ở các nước ... |
Video xem nhiều
Sử dụng thuốc gốc đồng để trừ bệnh
![]() |
(Nguồn THĐT) |
Tác dụng của Canxi với sự sinh trưởng của cây lúa
![]() |
(Nguồn THĐT) |
![]() |
(Nguồn THVL) |
Dưa hấu không hạt - nông nghiệp công nghệ cao
![]() |
Lâu nay mọi người thường khó chịu khi gặp phải vô số hạt cứng trong ruột dưa hấu. ... |
Sinh vật cảnh tiềm năng kinh tế nông nghiệp đô thị
![]() |
(Nguồn THĐT) |