Câu hỏi: Tôi có trồng hai sào ớt chỉ thiên nay đã có trái nhưng sao bị trên trái lủng lỗ thối rất nhiều, lá non ngả thì màu vàng, rụng trái xanh. Xin hỏi chuyên gia cách phòng trừ.

Người hỏi: quang hien

Email: quanghien 72lk - Điện thoại: 01254581808

Địa chỉ: bao vinh txlk

Trả lời

Xin trả lời câu hỏi bạn như sau:

Theo mô tả của bạn thì có khả năng ớt của bạn bị nhiễm bệnh thán thư do nấm  Colletotrichum gây ra. Bệnh có thể tấn công trên thân, lá, quả và hạt, nhưng hại chủ yếu trên quả vào giai đoạn chín. Vết bệnh ban đầu là một đốm nhỏ, hơi lõm, ướt trên bề mặt vỏ quả, sau 2-3 ngày kích thước vết bệnh có thể lên tới 1cm đường kính. Vết bệnh thường có hình thoi, lõm, phân ranh giới giữa mô bệnh là một đường màu đen chạy dọc theo vết bệnh. Trên bề mặt vết bệnh có những chấm nhỏ là đĩa cành của nấm gây bệnh. Các vết bệnh có thể liên kết với nhau làm quả bị thối, vỏ khô có màu trắng vàng bẩn.

Nấm có thể gây hại trên một số chồi non, gây hiện tượng thối ngọn ớt. Chồi bị hại có màu nâu đen, bệnh có thể phát triển nặng làm cây bị chết dần hoặc cây bệnh có trái  ở từng phần nhưng trái ít, chất lượng kém. (hình 1)

Hình 1: Bệnh thán thư trên lá (A); trên cành (B); mới xuất hiện trên trái non (C); và trên trái chín (D)

Thán thư là bệnh rất khó phòng trị nên phải áp dụng nhiều biện pháp. Trước hết cần sử dụng giống sạch bệnh kết hợp dọn sạch cỏ dại. Luân canh trong 2-3 năm với loại cây trồng không phải là ký chủ của bệnh thán thư. Vườn ươm cây giống phải dọn sạch cỏ và những cây họ cà chung quanh vườn. Ruộng ớt phải thoát nước tốt và dọn sạch cây cỏ nhiễm bệnh. Nếu vụ trước ớt đã bị nhiễm bệnh thì phải chờ đến 2 năm mới được trồng lại.

Kỹ thuật vệ sinh đồng ruộng gồm diệt cỏ dại và các cây ớt còn sót. Chọn giống ớt trồng có thời gian mang trái ngắn để né bệnh. Hạn chế gây vết thương trên trái do côn trùng hay cơ giới sẽ mở đường cho nấm bệnh Colletotrichum spp. Và các mầm bệnh khác như vi khuẩn xâm nhập làm thối trái. Sau khi thu họach, những trái hay cây ớt bị bệnh phải được thu gom và đốt để giảm áp lực nguồn bệnh. Bệnh nặng trong mùa mưa do ẩm độ cao phù hợp nấm bệnh phát triển. Ngoài ra, khi mưa, các giọt nước làm bắn tung đất, mang  mầm bệnh dính vào cây. Do đó trong mùa mưa nên sử dụng màng phủ nông nghiệp sẽ hạn chế phát tán bệnh.

Khi sử dụng thuốc trừ nấm, cần lưu ý là tính kháng thuốc của nấm tăng lên nhanh chóng nếu chỉ dựa vào một lọai thuốc. Loại thuốc trừ nấm  thường được khuyến cáo là Maneb nhưng chỉ hiệu quả ở giai đoạn cây con bị trên lá nhưng không hiệu quả ở giai đoạn sau. Phòng trị giai đoạn ớt mang trái có thuốc trừ nấm nhóm strobilurin như azoxystrobin (có tên thương mại Quadris, Amistar của Synzenta, Majestic 250SC của Thạnh Hưng, Overamis 300SC của Nam Bắc, Trobin 250SC của Phú Nông, Myfatop 325SC, 650WP của An Nông, Dovatop của Đồng Vàng ), trifloxystrobin (tên thương mại Flint, Flintpro 648WG của Bayer, Nativo 750 WG), và pyraclostrobin (Headline của BASF Vietnam )

Thuốc thảo mộc trị bệnh thán thư có nước trích từ củ, lá và nhánh leo của cây thủy xương bồ (Acorus calamus L. họ ráy Araceae); dầu cây sả (Cymbopogon martinii); nước trích từ lá cây hương nhu tía (Ocimum sanctum); và dầu cây xoan neem (Azadirachia indica)

 

Trân trọng kính chào

 

Tin xem nhiều

Tài liệu kỹ thuật chăn nuôi thỏ - Phần 5

Phần 5: KỸ THUẬT CHĂM SÓC, NUÔI DƯỠNG

I. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH SẢN Ở THỎ CÁI

1. ...

Kỹ thuật nuôi cá lăng vàng

Cá lăng vàng là một trong những loài cá lăng hiện diện ở các thủy vực nước ngọt và lợ ...

Kỹ thuật sinh sản nhân tạo cá lăng chấm

Đặc điểm hình thái cá lăng chấm: Thân dài. Đầu dẹp bằng, thân và đuôi dẹp bên. Có 4 đôi ...

Kỹ thuật nuôi cá lăng nha thương phẩm

Lăng nha (Mystus wyckiioides) là loài cá nước ngọt, thịt trắng chắc, không xương dăm, mùi vị thơm ngon, giá ...

Nuôi cá lăng nha trong lồng bè

Cá lăng nha có tên khoa học là Mystus Wyckiioides, là loài cá nước ngọt, sống nhiều ở các nước ...

Video xem nhiều

Kỹ thuật bón phân

(Nguồn THVL)

Dưa hấu không hạt - nông nghiệp công nghệ cao

Lâu nay mọi người thường khó chịu khi gặp phải vô số hạt cứng trong ruột dưa hấu. ...