Cuộc sống đổi thay nhờ mô hình làm ăn mới

Ông Thảo đang chăm sóc rẫy dưa của gia đình.

Nhờ các mô hình sản xuất nông nghiệp mới, nhiều người dân xã Phụng Hiệp (huyện Phụng Hiệp) đã có cuộc sống ổn định hơn.

Vừa mới đi thăm ruộng dưa hấu về, ông Thái Ngọc Thảo, ở ấp Xẻo Môn, xã Phụng Hiệp, phấn khởi nói: “Năm nay, dưa hấu vừa trúng mùa lại được giá nên bà con nông dân vui lắm. Đầu năm đến nay, tôi đã thu hoạch hai vụ dưa, trừ chi phí cũng bỏ túi hơn 100 triệu đồng”.

Không riêng gia đình ông Thảo, nhiều hộ dân ở ấp Xẻo Môn cũng đang chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Từ những hộ chuyên canh tác mía, lúa hiệu quả không cao, nay đã chuyển sang trồng dưa hấu. Tuy nhiên, theo ông Thảo việc chuyển đổi này cũng phải tính toán kỹ càng, chọn cây gì cho phù hợp và chú trọng kỹ thuật.

Nếu ở ấp Xẻo Môn có nhiều hộ gia đình chuyển từ thâm canh lúa sang trồng dưa hấu, thì trên địa bàn ấp Sậy Niếu A có không ít người dân chuyển sang trồng mía xen rau má. Đây là một mô hình tự phát, nhưng bước đầu đã mang lại hiệu quả thiết thực. Xã cũng đã chuẩn bị các bước cho ra mắt Tổ trồng mía xen rau má với 10 thành viên. Ông Nguyễn Văn Liễm, ở ấp Sậy Niếu A, chia sẻ: “Nhờ mô hình này mà gia đình tôi có thêm nguồn thu nhập ổn định. Rau má có đầu ra và giá cũng khá. Nó ít tốn công chăm sóc, chi phí đầu tư thấp. Đó là chưa kể năng suất mía tăng lên khi lượng phân bón dành cho rau được mía hấp thụ”.

Được biết, gia đình ông Liễm thu về gần 300.000 đồng/ngày tiền bán rau, với 1,5 công mía xen rau má. Mô hình kéo dài từ tháng giêng đến tháng tư (âm lịch) hàng năm.

Ngoài những mô hình như trồng dưa hấu, trồng mía xen rau má, địa phương vẫn còn nhiều mô hình khác đang áp dụng có hiệu quả như trồng rẫy dây leo trên rẫy mía, hay xen canh lúa - dưa cũng đem lại thu nhập tương đối cao cho nhiều hộ nông dân. Hiện tại, toàn xã có hơn 190ha đất sản xuất theo mô hình mới, chiếm khoảng 30% diện tích đất nông nghiệp của địa phương.

Khó khăn mà địa phương đang gặp phải là không thể nhân rộng các mô hình ra toàn xã bởi từng ấp có những điều kiện thổ nhưỡng khác nhau. Chính quyền địa phương xã Phụng Hiệp đã tự đề ra những kế hoạch cụ thể với cách làm riêng phù hợp với từng địa bàn. Ông Lê Hoàng Thiện, Phó Chủ tịch Hội Nông dân xã Phụng Hiệp, cho biết: “Địa phương đang cố gắng tổ chức thêm nhiều buổi tập huấn cho nông dân về những kỹ thuật canh tác để họ hiểu và áp dụng có hiệu quả khi thực hiện mô hình mới. Bên cạnh đó, khi có từ 5-6 hộ dân có nhu cầu được hướng dẫn thì Tổ kỹ thuật xã sẽ xuống hỗ trợ, giúp bà con nhân rộng hoặc duy trì được những cách làm ăn mới. Từ sự giúp đỡ kịp thời như vậy, hy vọng sẽ có thêm nhiều mô hình mới, hiệu quả được thực hiện ở xã…”.

Theo Báo Hậu Giang

Tin xem nhiều

Tài liệu kỹ thuật chăn nuôi thỏ - Phần 5

Phần 5: KỸ THUẬT CHĂM SÓC, NUÔI DƯỠNG

I. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH SẢN Ở THỎ CÁI

1. ...

Kỹ thuật nuôi cá lăng vàng

Cá lăng vàng là một trong những loài cá lăng hiện diện ở các thủy vực nước ngọt và lợ ...

Kỹ thuật sinh sản nhân tạo cá lăng chấm

Đặc điểm hình thái cá lăng chấm: Thân dài. Đầu dẹp bằng, thân và đuôi dẹp bên. Có 4 đôi ...

Kỹ thuật nuôi cá lăng nha thương phẩm

Lăng nha (Mystus wyckiioides) là loài cá nước ngọt, thịt trắng chắc, không xương dăm, mùi vị thơm ngon, giá ...

Nuôi cá lăng nha trong lồng bè

Cá lăng nha có tên khoa học là Mystus Wyckiioides, là loài cá nước ngọt, sống nhiều ở các nước ...

Video xem nhiều

Kỹ thuật bón phân

(Nguồn THVL)

Dưa hấu không hạt - nông nghiệp công nghệ cao

Lâu nay mọi người thường khó chịu khi gặp phải vô số hạt cứng trong ruột dưa hấu. ...