Doanh nghiệp và nhà khoa học “bắt tay” giúp nông dân

Nông dân sử dụng đèn của Rạng Đông điều khiển sự ra hoa của hoa cúc đạt hiệu quả kinh tế cao. Ảnh: T.X

(Dân Việt) Trong bối cảnh hội nhập ngày càng sâu rộng, nông sản của người nông dân làm ra phải hạ giá thành và nâng cao chất lượng để cạnh tranh trên thị trường thế giới, thậm chí phải cạnh tranh ngay trên “sân nhà”. Để tháo gỡ khó khăn, các doanh nghiệp đã “bắt tay” với nhà khoa học giúp nông dân.

Theo ông Trường, trong 2 năm qua, gia đình ông được tham gia chương trình thử nghiệm loại đèn mới do Công ty cổ phần (CP) Bóng đèn Phích nước Rạng Đông chế tạo để chiếu sáng cho các vườn hoa cúc bán thương phẩm. Đây là loại đèn compact công suất 20W có ánh sáng màu đỏ, sử dụng cùng với chao chụp thiết kế riêng cho đèn này. “Trong quá trình sử dụng chúng tôi thấy loại đèn này có tác dụng làm chậm sự ra hoa của cây cúc tốt hơn các bóng đèn tròn sử dụng trước đây, thân cây cao và mập hơn nên bông hoa cũng to hơn và đều” - ông Trường cho biết.  

Cùng chung nhận định trên, ông Nguyễn Hữu Yên là hộ dân trồng hoa cúc tại xã Tây Tựu, Từ Liêm Hà Nội  chia sẻ, trong các vụ đông xuân  năm 2014 và năm 2015, gia đình ông đã được sử dụng hệ thống thử nghiệm đèn compact đỏ của Công ty CP Bóng đèn Phích nước Rạng Đông chế tạo để chiếu sáng cho các vườn hoa cúc ngắt ngọn nhân giống và hoa cắt cành thương phẩm.  Qua theo dõi quá trình sử dụng loại đèn này cho thấy, ánh sáng đỏ của đèn có tác dụng rất tốt cho việc khống chế, làm chậm sự ra hoa của cây cúc.

“Trước đây, gia đình tôi sử dụng loại đèn tròn công suất 60W, phải chiếu 8-10 tiếng mỗi đêm. Như vậy với mỗi sào lắp 60 bóng đèn phải tốn 35 số điện mỗi đêm, mỗi vụ mất hơn 2.000 số điện. Khi sử dụng đèn compact đỏ 20W của Rạng Đông với 60 bóng/sào, chỉ cần thắp 3-4 tiếng/đêm, tốn 4,2 số điện, cả vụ chỉ tốn 250 số. Tính ra mỗi vụ, 1 sào hoa tiết kiệm được 1.700 số điện, giảm được 85% điện năng, (hơn 3 triệu tiền điện), nghĩa là gần 30 triệu đồng mỗi mẫu trồng hoa”- ông Yên cho biết. Cũng theo ông Yên, loại đèn mới có chao chụp rất thuận tiện khi treo lắp và chịu được mưa nắng, dùng bền, không hay bị cháy hỏng khi trời mưa như bóng đèn tròn.

Theo tìm hiểu của phóng viên, không chỉ có ông Trường, ông Yên mà đã có hàng trăm hộ nông dân trồng hoa cúc, trồng thanh long đã ứng dụng bóng đèn chuyên dụng của Rạng Đông vào sản xuất, đem lại hiệu quả cao, giảm được chi phí cho sản xuất.

Qua 2 năm thực hiện đề tài cho thấy kết quả rất tốt, và được nông dân rất hoan nghênh bởi hiệu quả tiết kiệm điện đã đạt so với cam kết, trong nuôi cấy mô tiết kiệm 40% điện năng, đối với cây hoa cúc tiết kiệm 60% điện năng, đối với cây thanh long tiết kiệm 50% điện năng so với đối chứng” (Ông Nguyễn Đoàn Thăng – Tổng Giám đốc Công ty CP Bóng đèn Phích nước Rạng Đông)

Kiến nghị nhân rộng kết quả nghiên cứu

 

Ông Nguyễn Đoàn Thăng – Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Bóng đèn Phích nước Rạng Đông cho biết, những niềm vui của người nông dân có được “quả ngọt” như trên chính là nhờ vào cái “bắt tay” giữa doanh nghiệp với các nhà khoa học để triển khai đề tài: “Nghiên cứu thiết kế, chế tạo hệ thống chiếu sáng chuyên dụng và xây dựng quy trình sử dụng hệ thống chiếu sáng chuyên dụng trong công nghiệp nhân giống và điều khiển ra hoa một số loại cây trồng với quy mô công nghiệp”. Đề tài này thuộc Chương trình Đổi mới công nghệ quốc gia, do Công ty CP Bóng đèn Phích nước Rạng Đông chủ trì, phối hợp với Viện Sinh học nông nghiệp (Học viện Nông nghiệp Việt Nam), Viện Tiên tiến khoa học và Công nghệ  (Đại học Bách khoa Hà Nội),  Viện Sinh học nông nghiệp Tất Thành (Đại học Nguyễn Tất Thành) triển khai từ năm 2013 với tổng kinh phí hơn 27,9 tỷ đồng,  trong đó ngân sách nhà nước hỗ trợ  hơn 13,9 tỷ đồng và vốn đối ứng của doanh nghiệp cũng hơn 13,9 tỷ đồng.

Đánh giá về kết quả của đề tài này, GS-TS Nguyễn Quang Thạch – nguyên Viện trưởng Viện Sinh học nông nghiệp cho biết: Chúng tôi luôn khao khát có được những thiết bị chiếu sáng chuyên dụng cho lĩnh vực nghiên cứu nuôi cấy mô nhưng bao nhiêu năm nay vẫn chỉ sử dụng thiết bị chiếu sáng dùng cho sinh hoạt nên không đạt hiệu quả cao và tốn kém năng lượng. Bây giờ đã có kết quả nghiên cứu của dự án này, bao nhiêu mong mỏi của chúng tôi đã được giải thoát vì đã có nguồn sáng chuyên dụng cho phòng nuôi cấy mô và đặc biệt là thành công của nghiên cứu chế tạo ra nguồn sáng có tính ứng dụng cao để điều khiển sự ra hoa của hoa cúc, điều khiển ra hoa của cây thanh long và tới đây sẽ còn nhiều cây trồng tương tự khác”- ông Thạch nói.

Cùng chung quan điểm, ông Đinh Văn Thanh – Phó Vụ trưởng Vụ KHCN và Môi trường (Bộ NNPTNT) cho biết “Chúng tôi đánh giá cao kết quả nghiên cứu của đề tài này, giúp nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm cho người nông dân. Do đó, chúng tôi mong muốn các cơ quan chức năng sớm nghiệm thu đề tài và có đề xuất để Bộ NNPTNT công nhận là tiến bộ kỹ thuật, từ đó đẩy nhanh việc triển khai ứng dụng kết quả của đề tài này trong thực tiễn để giúp bà con nông dân ứng dụng vào sản xuất”- ông Thanh nói. 

 

Tin xem nhiều

Tài liệu kỹ thuật chăn nuôi thỏ - Phần 5

Phần 5: KỸ THUẬT CHĂM SÓC, NUÔI DƯỠNG

I. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH SẢN Ở THỎ CÁI

1. ...

Kỹ thuật nuôi cá lăng vàng

Cá lăng vàng là một trong những loài cá lăng hiện diện ở các thủy vực nước ngọt và lợ ...

Kỹ thuật sinh sản nhân tạo cá lăng chấm

Đặc điểm hình thái cá lăng chấm: Thân dài. Đầu dẹp bằng, thân và đuôi dẹp bên. Có 4 đôi ...

Kỹ thuật nuôi cá lăng nha thương phẩm

Lăng nha (Mystus wyckiioides) là loài cá nước ngọt, thịt trắng chắc, không xương dăm, mùi vị thơm ngon, giá ...

Nuôi cá lăng nha trong lồng bè

Cá lăng nha có tên khoa học là Mystus Wyckiioides, là loài cá nước ngọt, sống nhiều ở các nước ...

Video xem nhiều

Kỹ thuật bón phân

(Nguồn THVL)

Dưa hấu không hạt - nông nghiệp công nghệ cao

Lâu nay mọi người thường khó chịu khi gặp phải vô số hạt cứng trong ruột dưa hấu. ...