Mô hình kinh tế nông thủy sản kết hợp

Ảnh minh họa

Vài năm trở lại đây, phát triển kinh tế nông thủy sản kết hợp đã trở thành một hướng đi mới cho nhiều hộ nông dân và mang lại hiệu quả kinh tế rõ rệt. Gia đình ông Châu Văn Tây (ấp Mỹ Thạnh, xã Thanh Mỹ, huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp là một ví dụ.

Với diện tích 5 ha đất nông nghiệp. Ban đầu đều trồng lúa, nhưng về sau do tuổi cao sức yếu nên ông quyết định chuyển hướng làm ăn kinh tế, bằng phương thức cải tạo 5.000m2 đất ruộng làm vườn trồng cây lâu năm, kế đó là ao nuôi ếch, cá tra và cá trê. Trên bờ trồng mít và cóc, trên mặt liếp trồng các loại rau thơm, chung quanh trồng gốc tre lấy măng, phần ao  đất ruộng canh tác lúa 3 vụ.

Ông Tây chia sẻ kinh nghiệm: Nuôi ếch dưới ao rất có lợi, khỏi phải thay nước, chất thải của ếch làm thức ăn của cá, đỡ một phần chi phí mua thức ăn cho cá. Ép ếch giống để nuôi thịt, lợi nhuận cao hơn mua ếch giống về nuôi. Cho ếch đẻ đến nuôi thịt từ 35 – 40 ngày là thả xuống ao. Một năm nuôi được 2 đợt, tháng giêng cho ếch đẻ, tháng hai nuôi đến tháng 5 là bán thịt; đợt tiếp theo, tháng 8 cho ếch đẻ, tháng 9 nuôi đến tháng 12 bán thịt, là thời điểm thích hợp nhất. Mỗi năm bán ếch thịt thu lãi 30 triệu đồng.

Bên cạnh, ông còn trang bị thêm 8 vèo nuôi ếch sinh sản, mỗi vèo một lần cho ếch đẻ từ 8.000 – 10.000 con ếch giống, mỗi năm cho ếch đẻ 4 lần để cung cấp cho thị trường, trừ chi phí còn thu nhập 96 triệu đồng/năm. Chưa dừng lại, qua tìm hiểu, nghiên cứu từ tiến bộ khoa học kỹ thuật, kết hợp kinh nghiệm của những người chăn nuôi ba ba, ông đầu tư thực hiện mô hình nuôi ba ba, với 2.000 con, thời gian nuôi và đến bán thịt là 12 tháng, trừ chi phí, thu nhập 233 triệu đồng.

Ngoài ra, ông còn mua máy cắt-hốt lúa, thu nhập 18.800.000 đồng/năm, giải quyết việc làm cho lao động nhàn rỗi, mỗi ngày có 04 công nhân lao động thường xuyên.

Tổng hợp thực hiện các mô hình trên, hàng năm, gia đình ông Châu Văn Tây có tổng thu nhập 1.266 triệu đồng, sau khi trừ các khoản chi phí, còn thu nhập 617,8 triệu đồng.

 

Trần Thắng

(UBMTTQVN tỉnh Đồng Tháp)

Tin xem nhiều

Tài liệu kỹ thuật chăn nuôi thỏ - Phần 5

Phần 5: KỸ THUẬT CHĂM SÓC, NUÔI DƯỠNG

I. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH SẢN Ở THỎ CÁI

1. ...

Kỹ thuật nuôi cá lăng vàng

Cá lăng vàng là một trong những loài cá lăng hiện diện ở các thủy vực nước ngọt và lợ ...

Kỹ thuật sinh sản nhân tạo cá lăng chấm

Đặc điểm hình thái cá lăng chấm: Thân dài. Đầu dẹp bằng, thân và đuôi dẹp bên. Có 4 đôi ...

Kỹ thuật nuôi cá lăng nha thương phẩm

Lăng nha (Mystus wyckiioides) là loài cá nước ngọt, thịt trắng chắc, không xương dăm, mùi vị thơm ngon, giá ...

Nuôi cá lăng nha trong lồng bè

Cá lăng nha có tên khoa học là Mystus Wyckiioides, là loài cá nước ngọt, sống nhiều ở các nước ...

Video xem nhiều

Kỹ thuật bón phân

(Nguồn THVL)

Dưa hấu không hạt - nông nghiệp công nghệ cao

Lâu nay mọi người thường khó chịu khi gặp phải vô số hạt cứng trong ruột dưa hấu. ...