Điện Biên: Mô hình “Cánh đồng một giống và nhân rộng lúa cấy bằng máy”
Theo Chi cục Bảo vệ Thực vật tỉnh Điện Biên, việc áp dụng tiến bộ kỹ thuật và cơ giới hóa vào sản xuất lúa đã phát huy được hiệu quả nhất định như năng suất lúa ổn định, đảm bảo chất lượng, lợi nhuận cao hơn. Mô hình đã chứng minh và phát huy hiệu quả của chương trình ứng dụng tiến bộ kỹ thuật và cơ giới hóa vào sản xuất nhằm nâng cao giá trị sản xuất, hiệu quả kinh tế, giảm chi phí sản xuất, dễ áp dụng với điều kiện thực tế sản xuất trên các địa bàn được nông dân chấp nhận, có khả năng nhân rộng trong các vụ tiếp theo.
Mô hình nhân rộng ứng dụng lúa cấy
Kỹ thuật cấy bằng máy giúp giảm lượng giống, điều chỉnh mật độ chuẩn thoáng theo hàng, hạn chế tranh chấp dinh dưỡng, ánh sáng, thuận lợi trong quá trình chăm sóc; sử dụng dụng cụ làm cỏ sục bùn tạo thông thoáng trong đất, hạn chế tình trạng nghẹt rễ giúp lúa đẻ nhánh tập trung, cứng cây, tỷ lệ dảnh hữu hiệu từ 8 – 10 dảnh/khóm, ít bị đổ so với ngoài mô hình.
Tại các địa bàn vùng ngoài áp lực về lúa lẫn giảm hơn so với vùng lòng chảo thuộc huyện Điện Biên và thành phố. Triển khai mô hình giúp nông dân nắm bắt thực trạng lúa lẫn và tầm quan trọng của việc xử lý lúa lẫn trong sản xuất cũng như việc không sử dụng thuốc trừ cỏ, được thay thế bằng dụng cụ làm cỏ sục bùn. Áp dụng kỹ thuật cấy, thời gian làm đất được kéo dài đã giảm áp lực mùa vụ và hạn chế tình trang lúa ngộ độc đầu vụ; ruộng giữ nước lâu 10 - 15 ngày so với ruộng gieo vãi nên hạt cỏ dại và hạt lúa lẫn khó mọc hơn so với ruộng sử dụng biện pháp gieo sạ; cây lúa lẫn và cỏ dại lên muộn, dễ phân biệt; giảm tỷ lệ lúa lẫn 80 - 90% so với ruộng ngoài mô hình.
Việc áp dụng các biện pháp trong quản lý dịch hại tổng hợp IPM vào sản xuất ngay từ đầu vụ như: Xử lý giống, làm đất, cấy mạ non, cấy thưa... nên các đối tượng dịch hại chính như tập đoàn rầy, sâu cuốn lá nhỏ, bệnh bạc lá, bệnh khô vằn... xuất hiện muộn, mức độ gây hại thấp hơn so với ruộng gieo vãi; mặt khác, nông dân sử dụng thuốc tuân thủ theo nguyên tắc 4 đúng cũng làm cho sinh vật gây hại phát sinh ít hơn; số lần sử dụng thuốc bảo vệ thực vật giảm từ 1,5 - 3 lần.
Mô hình 1 giống
Mô hình cánh đồng 1 giống áp dụng đồng loạt các biện pháp kỹ thuật trên cả cánh đồng ngay từ đầu vụ như cấy tập trung, bón phân, điều tiết nước, phun thuốc bảo vệ thực vật…; mô hình áp dụng máy cấy, tỷ lệ lúa lẫn, cỏ dại giảm 80 - 90% so với ngoài mô hình; lúa sinh trưởng phát triển đồng đều, tỷ lệ dảnh hữu hiệu cao, trỗ bông tập trung trên cùng cánh đồng. Nông dân được hướng dẫn các biện pháp, lưu ý trong quá trình thu hoạch, sơ chế để không bị lẫn tạp, đảm bảo yêu cầu của đơn vị thu mua.
Việc áp dụng máy cấy trong mô hình 1 giống đã kiểm soát tốt sinh vật gây hại; thời gian xuất hiện muộn, mức độ gây hại thấp hơn so với ngoài mô hình; sinh vật gây hại xuất hiện theo lứa tập trung nên triển khai phun trừ được đồng loạt, hiệu quả phòng trừ cao hơn.
Ngoài ra, kiểm soát tốt việc sử dụng thuốc trừ sâu giai đoạn đầu vụ, phun trừ khi đến ngưỡng nên hạn chế ảnh hưởng của sâu bệnh đến năng suất cuối vụ nhất là đối với tập đoàn rầy giai đoạn giữa vụ mật độ cao hơn so với ruộng gieo vãi nhưng cuối vụ không có hiện tượng cháy chòm, ổ như ngoài gieo vãi./
Nguồn: Mard.gov.vn
Bài viết cùng danh mục
- Tiền Giang: Phát triển các vùng rau màu ứng phó biến đổi khí hậu, giảm nhẹ thiên tai
- Lâm Đồng: Phát triển nông nghiệp thông minh trong điều kiện biến đổi khí hậu
- Gia Lai người nông dân khấn khởi với giống lúa mới TBR39
- An Giang thoát nghèo nhờ trồng cây Thốt Lốt
- Phát triển thương mại điện tử cho nông sản tại Lâm Đồng
- Cá thát lát Hậu Giang ra thị trường quốc tế
- Vĩnh Phúc: Phát triển chăn nuôi tuần hoàn
- Quảng Bình: Giải pháp phát triển nuôi tôm nước lợ
- Hà Giang: Đẩy mạnh quảng bá, tiêu thụ sản phẩm OCOP
- Thừa Thiên Huế - Phát triển nuôi tôm nước lợ
Tin xem nhiều
Tài liệu kỹ thuật chăn nuôi thỏ - Phần 5
Phần 5: KỸ THUẬT CHĂM SÓC, NUÔI DƯỠNG I. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH SẢN Ở THỎ CÁI 1. ... |
Cá lăng vàng là một trong những loài cá lăng hiện diện ở các thủy vực nước ngọt và lợ ... |
Kỹ thuật sinh sản nhân tạo cá lăng chấm
Đặc điểm hình thái cá lăng chấm: Thân dài. Đầu dẹp bằng, thân và đuôi dẹp bên. Có 4 đôi ... |
Nuôi cá lăng nha trong lồng bè
Cá lăng nha có tên khoa học là Mystus Wyckiioides, là loài cá nước ngọt, sống nhiều ở các nước ... |
Kỹ thuật nuôi cá lăng nha thương phẩm
Lăng nha (Mystus wyckiioides) là loài cá nước ngọt, thịt trắng chắc, không xương dăm, mùi vị thơm ngon, giá ... |
Video xem nhiều
Sử dụng thuốc gốc đồng để trừ bệnh
(Nguồn THĐT) |
Tác dụng của Canxi với sự sinh trưởng của cây lúa
(Nguồn THĐT) |
(Nguồn THVL) |
Dưa hấu không hạt - nông nghiệp công nghệ cao
Lâu nay mọi người thường khó chịu khi gặp phải vô số hạt cứng trong ruột dưa hấu. ... |
Sinh vật cảnh tiềm năng kinh tế nông nghiệp đô thị
(Nguồn THĐT) |