Hội nghị sơ kết mô hình thí điểm “Canh tác lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh” tại huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp
Sáng ngày 20/9/2024. tại xã Láng Biển, huyện Tháp Mười tổ chức Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức Hội nghị sơ kết mô hình thí điểm “Canh tác lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh” tại huyện Tháp Mười. Tham dự của lãnh đạo Cục Trồng trọt, Trung tâm Khuyến công quốc gia, lãnh đạo Ủy ban nhân dân tỉnh, huyện Tháp Mười, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các doanh nghiệp và nông dân.
Tham gia thực hiện mô hình có 20 hộ nông dân thuộc Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp Thắng Lợi với diện tích hơn 43 ha lúa. Áp dụng quy trình kỹ thuật sản xuất lúa chất lượng cao và phát thải thấp vùng Đồng bằng sông Cửu Long được Cục Trồng trọt ban hành, nông dân đã ứng dụng cơ giới hóa trong gieo sạ (sạ hàng, sạ cụm kết hợp vùi phân) đã giảm 80 kg/ha so với phun bằng máy (chỉ sử dụng 70 kg giống/ha), giảm lượng phân bón từ 20 – 40%, giảm số lần phun thuốc bảo vệ thực vật, rơm được thu gom ra khỏi ruộng, được doanh nghiệp ký kết tiêu thụ lúa v.v.. Từ đó, giúp nông dân giảm chi phí sản xuất, tăng chất lượng hạt gạo, tăng lợi nhuận, giảm ô nhiễm môi trường và giảm phát thải khí nhà kính (giảm 4,92 tấn CO2tđ/ha).
Bên cạnh kết quả đạt được, mô hình còn một số khó khăn như: Vùi phân không đều, rút nước trên ruộng lúa giai đoạn 12 – 21 ngày sau sạ là chưa khả thi, việc thu gom rơm trong mùa mưa sẽ gặp khó khăn, cũng như thu gom và trữ rơm cùng lúc với số lượng lớn cần thực hiện bằng nhiều giải pháp v.v.. Cùng với đó, việc đảm bảo số lượng máy móc để ứng dụng cơ giới hóa (gieo sạ đến thu hoạch) trên diện tích lớn, thực hiện đồng loạt khi nhân rộng mô hình cần được tính toán hợp lý.
Với hiệu quả mô hình mang lại, đại diện Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn của các huyện, thành phố thống nhất chủ trương nhân rộng mô hình trong mùa vụ tới. Dự kiến sẽ nhân rộng tại 08 huyện, với 11 mô hình (100 – 150 ha/mô hình), tổng diện tích 1.325 ha, thực hiện liên tục trong 03 vụ. Riêng mô hình điểm tại xã Láng Biển sẽ mở rộng 100 ha.
Ông Nguyễn Phước Thiện – Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh đề nghị Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp tục phối hợp với huyện Tháp Mười thực hiện tốt mô hình thí điểm này cũng như xây dựng kế hoạch cụ thể về nhân rộng tại các huyện còn lại, có phương án chuẩn bị các thiết bị máy móc để cơ giới hóa.
Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh nhấn mạnh, mô hình Canh tác lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh, mục tiêu trước tiên là hướng đến giảm giá thành sản xuất cho nông dân, do đó, đề nghị nông dân tuân thủ áp dụng quy trình sản xuất, đảm bảo tiêu chí mô hình.
Để mô hình phát huy hiệu quả, ông Nguyễn Phước Thiện mong muốn các doanh nghiệp, nhà tài trợ tiếp tục hỗ trợ, đồng hành cùng tỉnh Đồng Tháp trong thực hiện mô hình; đề nghị Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nghiên cứu xây dựng Trung tâm kỹ thuật nông nghiệp, theo hướng Trung tâm sẽ đầu tư thiết bị để thực hiện dịch vụ cho nông dân, hợp tác xã thuê máy móc; đồng thời, đẩy mạnh tuyên truyền đến nông dân về Đề án “Phát triển bền vững một triệu héc ta chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030” v.v..
Hiện nay, hơn 43 ha lúa của mô hình đã đến ngày thu hoạch. Tại đây, các doanh nghiệp: Công ty Sài Gòn Kim Hồng, Công ty Trách nhiệm hữu hạn Tư Sang, Công ty Cổ phần phân bón Bình Điền, Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên cơ khí nông nghiệp Phan Tấn cùng trình diễn thu hoạch lúa và cuộn rơm bằng máy; trình diễn máy thu hoạch lúa và băm rơm, kết hợp cày vùi rơm rạ./.
MV
Bài viết cùng danh mục
- Huyện Tháp Mười tổng kết mô hình canh tác lúa thông minh giảm phát thải
- Tăng cường đề phòng ảnh hưởng của lũ kết hợp triều cường cuối tháng 9 đến an toàn công trình và sản xuất nông nghiệp vùng ĐBSCL
- Cá linh non lội về từ miền nhớ
- Đồng Tháp chủ động ứng phó với mưa lũ, triều cường, sạt lở bờ sông các tháng cuối năm 2024
- Thông tin vùng trồng, cơ sở đóng gói nông sản có nguồn gốc thực vật đã được cấp mã số phục vụ thị trường tiêu thụ đến ngày 12/9/2024
- Triển khai Nghị định thư về xuất khẩu khỉ, cá sấu sang Trung Quốc
- Hiệu quả từ việc áp dụng mô hình IPHM trên cây lúa
- Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện Lấp Vò, huyện Lai Vung đạt chuẩn nông thôn mới
- Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan thăm mô hình lúa – cá huyện Hồng Ngự
- Tỉnh Đồng Tháp ban hành Kế hoạch xúc tiến thương mại, du lịch và đầu tư năm 2024
Tin xem nhiều
Tài liệu kỹ thuật chăn nuôi thỏ - Phần 5
Phần 5: KỸ THUẬT CHĂM SÓC, NUÔI DƯỠNG I. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH SẢN Ở THỎ CÁI 1. ... |
Cá lăng vàng là một trong những loài cá lăng hiện diện ở các thủy vực nước ngọt và lợ ... |
Kỹ thuật sinh sản nhân tạo cá lăng chấm
Đặc điểm hình thái cá lăng chấm: Thân dài. Đầu dẹp bằng, thân và đuôi dẹp bên. Có 4 đôi ... |
Nuôi cá lăng nha trong lồng bè
Cá lăng nha có tên khoa học là Mystus Wyckiioides, là loài cá nước ngọt, sống nhiều ở các nước ... |
Kỹ thuật nuôi cá lăng nha thương phẩm
Lăng nha (Mystus wyckiioides) là loài cá nước ngọt, thịt trắng chắc, không xương dăm, mùi vị thơm ngon, giá ... |
Video xem nhiều
Sử dụng thuốc gốc đồng để trừ bệnh
(Nguồn THĐT) |
Tác dụng của Canxi với sự sinh trưởng của cây lúa
(Nguồn THĐT) |
(Nguồn THVL) |
Dưa hấu không hạt - nông nghiệp công nghệ cao
Lâu nay mọi người thường khó chịu khi gặp phải vô số hạt cứng trong ruột dưa hấu. ... |
Sinh vật cảnh tiềm năng kinh tế nông nghiệp đô thị
(Nguồn THĐT) |