Đồng Tháp chủ động ứng phó cơn bão số 4, mưa lớn diện rộng, lũ lên nhanh kết hợp triều cường trong thời gian tới
Để chủ động ứng phó, nhằm giảm thiểu thiệt hại do ảnh hưởng của Bão số 4, mưa lớn diện rộng, mực nước lũ lên nhanh kết hợp kỳ triều cường giữa tháng 8 âm lịch gây ra. Ngày 20/9/2023, Ủy ban nhân dân (UBND) Tỉnh yêu cầu:
Thủ trưởng các sở, ngành Tỉnh, các tổ chức Chính trị - Xã hội Tỉnh, Chủ tịch UBND huyện, thành phố căn cứ theo chức năng, nhiệm vụ chủ động phối hợp, hỗ trợ các địa phương tổ chức triển khai kịp thời, có hiệu quả công tác phòng chống, khắc phục hậu quả thiên tai, tiếp tục triển khai có hiệu quả các chỉ đạo của UBND Tỉnh tại Công văn số 317/UBND-KT ngày 14/5/2024 về chủ động ứng phó với mưa lũ, dông, lốc, sét, bão, áp thấp nhiệt đới, sạt lở bờ sông và thời tiết nguy hiểm năm 2024; Công văn số 227/UBND-ĐTQH ngày 27/6/2024 của UBND Tỉnh về việc phòng, chống thiên tai đảm bảo an toàn cho người, nhà ở và công trình xây dựng mùa mưa bão năm 2024 trên địa bàn Tỉnh; Công văn số 449/UBND-KT ngày 09/7/2024 của UBND Tỉnh về việc tăng cường công tác phòng, chống thiên tai chuyên ngành thủy sản năm 2024; Công văn số 537/UBND-KT ngày 01/8/2024 của UBND Tỉnh về việc chủ động ứng phó với lũ, ngập úng, mưa lớn kèm lốc, sét, gió giật mạnh và nguy cơ sạt lở đất trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp; Công văn số 580/UBND-KT ngày 20/8/2024 của UBND Tỉnh về việc đảm bảo an toàn hệ thống đê điều, ứng phó với tình hình mưa lũ.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo Ứng phó với Biến đổi khí hậu – Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn Tỉnh) Phối hợp chặt chẽ với Đài Khí tượng Thủy văn Tỉnh theo dõi diễn biến tình hình áp thấp nhiệt đới, , tăng cường các bản tin dự báo, thông báo kịp thời cho UBND huyện, thành phố, các sở, ban, ngành, đơn vị liên quan và người dân biết để có biện pháp chỉ đạo, ứng phó kịp thời; Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá đảm bảo an toàn công trình thuỷ lợi, công trình phòng chống thiên tai, chỉ đạo tổ chức bơm tiêu úng bảo vệ an toàn sản xuất nông nghiệp trong trường hợp có mưa lớn xảy ra; có kế hoạch sửa chữa, vận hành các trạm cấp nước tập trung nông thôn, đảm bảo chất lượng cấp nước sinh hoạt cho người dân;Tổ chức kiểm tra, đôn đốc các ngành, địa phương rà soát, cập nhật hoàn thiện phương án phòng, chống thiên tai trên địa bàn phù hợp với diễn biến thiên tai và điều kiện cụ thể của địa phương.
UBND huyện, thành phố Theo dõi chặt chẽ bản tin cảnh báo, dự báo và diễn biến áp thấp nhiệt đới, mưa, lũ kết hợp triều cường, tình hình thời tiết nguy hiểm; chủ động triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn cho người và tài sản; tăng cường công tác cảnh báo, phổ biến, tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng đặc biệt là truyền thông cơ sở về diễn biến mưa, lũ kết hợp triều cường, tình hình thời tiết nguy hiểm, các phương án ứng phó để người dân biết và phối hợp với chính quyền địa phương chủ động phòng tránh.
Đài Khí tượng Thuỷ văn tỉnh Đồng Tháp Tổ chức theo dõi chặt chẽ diễn biến áp thấp nhiệt đới, mưa lớn diện rộng, lũ, triều cường, tình hình thời tiết nguy hiểm, phối hợp chặt chẽ với cơ quan khí tượng thủy văn Trung ương, đài khí tượng thuỷ văn khu vực để kịp thời phát các bản tin dự báo, cảnh báo diễn biến mưa lớn, lũ, ngập lụt, triều cường và các loại hình thiên tai nguy hiểm phục vụ cho công tác chỉ đạo điều hành của các cơ quan chức năng và nhân dân chủ động kịp thời phòng tránh giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai gây ra.
Nguồn: 648/UBND-KT
MV
Bài viết cùng danh mục
- Hội nghị sơ kết mô hình thí điểm “Canh tác lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh” tại huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp
- Huyện Tháp Mười tổng kết mô hình canh tác lúa thông minh giảm phát thải
- Tăng cường đề phòng ảnh hưởng của lũ kết hợp triều cường cuối tháng 9 đến an toàn công trình và sản xuất nông nghiệp vùng ĐBSCL
- Cá linh non lội về từ miền nhớ
- Đồng Tháp chủ động ứng phó với mưa lũ, triều cường, sạt lở bờ sông các tháng cuối năm 2024
- Thông tin vùng trồng, cơ sở đóng gói nông sản có nguồn gốc thực vật đã được cấp mã số phục vụ thị trường tiêu thụ đến ngày 12/9/2024
- Triển khai Nghị định thư về xuất khẩu khỉ, cá sấu sang Trung Quốc
- Hiệu quả từ việc áp dụng mô hình IPHM trên cây lúa
- Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện Lấp Vò, huyện Lai Vung đạt chuẩn nông thôn mới
- Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan thăm mô hình lúa – cá huyện Hồng Ngự
Tin xem nhiều
Tài liệu kỹ thuật chăn nuôi thỏ - Phần 5
Phần 5: KỸ THUẬT CHĂM SÓC, NUÔI DƯỠNG I. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH SẢN Ở THỎ CÁI 1. ... |
Cá lăng vàng là một trong những loài cá lăng hiện diện ở các thủy vực nước ngọt và lợ ... |
Kỹ thuật sinh sản nhân tạo cá lăng chấm
Đặc điểm hình thái cá lăng chấm: Thân dài. Đầu dẹp bằng, thân và đuôi dẹp bên. Có 4 đôi ... |
Nuôi cá lăng nha trong lồng bè
Cá lăng nha có tên khoa học là Mystus Wyckiioides, là loài cá nước ngọt, sống nhiều ở các nước ... |
Kỹ thuật nuôi cá lăng nha thương phẩm
Lăng nha (Mystus wyckiioides) là loài cá nước ngọt, thịt trắng chắc, không xương dăm, mùi vị thơm ngon, giá ... |
Video xem nhiều
Sử dụng thuốc gốc đồng để trừ bệnh
(Nguồn THĐT) |
Tác dụng của Canxi với sự sinh trưởng của cây lúa
(Nguồn THĐT) |
(Nguồn THVL) |
Dưa hấu không hạt - nông nghiệp công nghệ cao
Lâu nay mọi người thường khó chịu khi gặp phải vô số hạt cứng trong ruột dưa hấu. ... |
Sinh vật cảnh tiềm năng kinh tế nông nghiệp đô thị
(Nguồn THĐT) |