Xin đừng động đến

Bị thu hồi đất làm đường và làm KCN, KĐT hai bên QL 5B, nông dân đang tìm mọi cách để được tiếp tục làm nông nghiệp. Họ cho rằng, nông dân vẫn cần ruộng để sống.
Thôn Long Tràng, xã Hoàng Diệu (Gia Lộc - Hải Dương) có trên 30 ha đất nông nghiệp; 160 hộ dân với trên 500 khẩu sống chủ yếu bằng diện tích đất nông nghiệp này. Với phương thức canh tác 2 vụ lúa + 3 lứa rau, mỗi một năm mỗi sào cũng cho lãi ròng 7-10 triệu đồng. Người nông dân ở đây bám ruộng 360/360 ngày/năm. Vì thế, số người trong làng đi làm thuê chỉ có khoảng chục người, mà làm thuê theo ngày khi công việc nhà rảnh chứ chứ không phải đi quần quật tháng này qua tháng kia như ở nhiều vùng nông thôn khác. Sống độc bằng nông nghiệp, nhưng đời sống của nông dân cũng khấm khá không kém vùng nông thôn nào. Huyện Gia Lộc đánh giá, đây là điển hình của vùng nông thôn đang sống, giàu có bằng nghề nông.
Chính vì thế, khi nhân dân Long Tràng nhận cái “chát” của tỉnh về việc thu hồi 4 ha đất làm QL 5B, họ rất buồn. Nhưng rồi, họ lại tặc lưỡi bỏ qua vì đây là công trình quốc gia. Tưởng cái "hạn” của làng đã qua rồi, nào ngờ, ngay sau đó họ lại nhận được bản quy hoạch KĐT với diện tích trên 100 ha, lấy gần hết đất nông nghiệp còn lại của thôn. Người dân, thực sự lâm vào cảnh hoảng loạn.
Đến nhà Trưởng thôn Long Tràng Phạm Lăng Thạo khi ông đang chịu những lời quát mắng như búa bổ vào đầu của nông dân trong thôn. Một nông dân đặt câu hỏi: “Tại sao, đất nông nghiệp nhiều nơi chỉ làm ra 1 triệu đồng/năm, dân chán ruộng, sản xuất kém hiệu quả lại không thu hồi mà đi thu hồi 1 sào đất nông nghiệp làm ra 10 triệu đồng/năm? Chúng tôi bầu ông làm trường thôn, ông phải làm gì cho dân chứ. Không chúng tôi sẽ không cho họ lấy đất đâu”. Trưởng thôn Thạo đáp: “Bản thân tôi cũng như các ông, mất hết ruộng bây giờ là tôi… ra đường. Nhưng tôi đã làm hết sức có thể là gửi đơn của dân làng lên huyện đề nghị họ lấy đấy chỗ khác rồi. Và Huyện uỷ, UBND huyện cũng ủng hộ chúng ta điều ấy. Còn họ có lấy chỗ khác không thì phải chờ thôi. Các ông có vạc họng tôi ra thì tôi cũng chỉ biết nói thế”.
Để có mặt bằng làm đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng đi qua địa bàn huyện Gia Lộc và KCN, KĐT hai bên đường, sẽ phải thu hồi tổng cộng khoảng 450 ha. Trong đó làm đường gần 100 ha, làm KCN 250 ha, làm KĐT khoảng 100 ha. So với quy hoạch tổng thể phát triển KCN, KĐT của huyện thì nó không vượt, nhưng lại “ăn” vào vùng quy hoạch trồng rau màu hàng hoá khoảng 150 ha. Điều này làm cho huyện và nông dân đều lo lắng. |
Trưởng thôn Thạo liền mang sự tức giận đó đổ lên đầu tôi: “Thật là tôi không hiểu. Tôi đọc báo, xem ti vi, Thủ tướng Chính phủ nói là “cấm” lấy đất nông nghiệp, đất bờ xôi ruộng mật, vậy tại sao lại lấy đất bờ xôi ruộng mật của chúng tôi làm KCN, KĐT. Trong khi đó, cánh đồng của chúng tôi đã nằm trong quy hoạch phát triển vùng trồng rau hàng hoá của huyện Gia Lộc. Như vậy, có phải là trước sau bất nhất không?
Dân chúng tôi bao năm nay khá giả lên, nuôi được con cái học hành là nhờ mảnh ruộng này, giờ lấy hết đi chúng tôi sống bằng gì? Trong khi khối vùng, ngay cạnh xã tôi thôi, đất họ sản xuất kém hiệu quả, dân cũng muốn bán, lại không lấy?”. Một bác nông dân nhân đà đó mà xả giận: “Anh là nhà báo, anh thử nghĩ xem dân chúng tôi sẽ sống thế nào khi bị thu hồi hết đất. Làm nghề gì để được 50 triệu đồng/năm từ 5 sào ruộng? Được đền bù trên 30 triệu/sào, cũng chỉ đủ chúng tôi sản xuất nông nghiệp 3 năm thôi. Nếu anh kêu hộ chúng tôi thì chúng tôi biết ơn lắm, còn nếu tìm hiểu dân có giao đất hay không thì mời anh… đi cho.”
Phó Chủ tịch UBND huyện Gia Lộc Nguyễn Thị Kịch khẳng định: “Từ nhiều năm nay, huyện Gia Lộc đã từ chối rất nhiều dự án công nghiệp vào các khu vực chuyên canh nông nghiệp của huyện, để tránh bị phá nát vùng chuyên canh. Và huyện đã gặp rất nhiều khó khăn trong việc thực hiện quan điểm đó. Riêng việc thu hồi đất tại thôn Long Tràng, xã Hoàng Diệu, huyện cũng đồng tình với tâm tư nguyện vọng của nhân dân là muốn Nhà nước chuyển sang lấy khu đất khác kém hiệu quả để lại đất đó cho dân để dân làm nông nghiệp hàng hoá phục vụ cho công nghiệp. Tuy nhiên, huyện cũng chỉ biết kiến nghị lên trên. Vì là dự án quốc gia đổi đất lấy hạ tầng, nên quyền quyết định lại không nằm ở huyện. Dân và huyện giờ cũng chỉ biết hi vọng thôi”.
Tìm kế
Ở thôn Long Tràng, xã Hoàng Diệu (Gia Lộc - Hải Dương), nhiều người dân một mặt vẫn tiếp tục kiến nghị Nhà nước thu hồi đất ở nơi khác, một mặt tự họ đi tìm công ăn việc làm mới. Người ta vẫn bảo, trình độ sản xuất của nông dân trồng màu ở đây ngang với… kĩ sư nông nghiệp, vì thế, họ vẫn quyết gắn với nông nghiệp. “Dù ngày mai mảnh đất này trở thành KCN hoành tráng, thì chắc chắn, nếu còn đất nông dân chúng tôi sẽ giàu có. Trước đây sản xuất bảo không có thị trường nên còn khó khăn, nay công nghiệp về trở thành một thị trường lớn ngay bên cạnh, không có lý gì trồng rau màu mà không giàu có được.
Vả lại, nông dân mà làm nông nghiệp đến trình độ gọi là nghề thì khó làm nghề mây tre đan… lắm, mà học nghề mới rồi, làm ở đây? Sản phẩm ra tiêu thụ thế nào? Quá khó cho nông dân. Vì vậy không nên bỏ sở trường chuyển sang sở đoản, hay nói cách khác là không nên bỏ cơm mà đi ăn đất. Chính quyền địa phương vì thế mà đừng thu hồi hết đất rồi bắt chúng tôi đi học nghề mà hãy tạo điều kiện để chúng tôi có đất ở nơi khác để tiếp tục làm nghề của mình", ông Phạm Lăng Tuất phân tích.
Tôi đơn thuần trồng lúa, nhưng trồng lúa chất lượng cao, lợi nhuận vẫn được gần 1 triệu đồng/sào. Như dân trong làng, họ bán lúc giá thấp, thì có thể chỉ được vài trăm ngàn. Nhưng tôi biết được thị trường lên xuống qua theo dõi thời sự, nên luôn bán được giá cao. Nếu bị thu hồi hết đất, tôi vẫn đi thuê đất, đợ ruộng để trồng lúa. Biết làm, vẫn có lãi, chứ tôi không thể chuyển sang làm công nhân được. Tiền đền bù nên đầu tư cho con cái thành nghề. Như vậy tương lai của người nông dân cả đời bố và đời con đều sáng sủa - Ông Trần Văn Hanh, thôn Thổ Hoả, xã Thường Kiện, Yên Mỹ, Hưng Yên. |
Suy nghĩ như vậy, nên ngay khi bị thông báo sẽ thu hồi đất, ông Tuất và nhiều người dân trong làng Long Tràng đã sang các xã bên cạnh thuê đất để sản xuất rau màu. Ông Phạm Lăng Khu, một nông dân đi thuê đất tại xã Gia Khánh, huyện Gia Lộc cho hay: “Giá thuê đất ở những khu vực nông dân không trồng màu thì vẫn chịu được, nên làm ăn vẫn có lợi nhuận. Trong trường hợp đất nhà mình mà bị thu hồi hết, thì đành phải suốt đời đi thuê đất mà sản xuất thôi. Thực ra, nếu mà quen rồi thì đó không phải là vấn đề quá khó khăn. Thậm chí, có tiền đền bù, mình sẽ có cơ hội đầu tư sản xuất lớn được. Chỉ có điều, lại cũng không biết Nhà nước thu hồi đất lúc nào. Cái tâm lý chạy theo sự thu hồi đó không lúc nào làm cho dân thảnh thơi, chú tâm vào sản xuất.”
Như đã đề cập ở bài trước, đa phần nông dân hốt hoảng khi biết mình bị thu hồi hết đất. Họ chỉ muốn được thu hồi ½ diện tích để có ít tiền trang trải nợ nần, làm vốn. Còn họ không có cách nào chuyển đổi nghề nghiệp để có việc làm mới ngoài việc phải bám chặt lấy mảnh ruộng còn lại. Chỉ thi thoảng mới gặp những nông dân đã lên kế hoạch sẵn cho mình khi hết ruộng, như lấy tiền đền bù đó đến các vùng đất lân cận để thuê đất, tậu đất tiếp tục làm nông nghiệp, hay đầu tư cho con cái học nghề đón công nghiệp về. Ông Hoàng Văn Nhuận ở thôn Cầu Tu, xã Xuân Chúc (Ân Thi – Hưng Yên) cho hay: Nếu bị thu hồi hết ruộng, tôi sẽ lấy tiền đó đi mua ruộng nơi khác làm. Chắc chắn tiền còn lại sẽ đủ cho mình làm vốn và cho con học nghề. Nếu có tiền mua ruộng thì không phải không mua được vì số người không làm ruộng cũng ngày một nhiều.
Bí thư Đảng uỷ xã Thường Kiệt, huyện Yên Mỹ (Văn Giang – Hưng Yên) – nơi cũng bị thu hồi hàng trăm ha đất làm KCN bên QL5B cũng cho rằng: “Đó là đối với những nơi, nông dân có nghề làm nông nghiệp, họ đã có trình độ, và đã quen với cơ chế thị trường rồi, họ nhạy bén lắm. Còn đối với nông dân Thường Kiệt hay một số vùng khác thì việc tự chuyển đổi nghề nghiệp là hết sức khó khăn. Thậm chí, dân nhận được tiền đền bù còn không biết đầu tư sản xuất cái gì, mà có khi lao vào mua xe, xây nhà… Điều đó là hết sức lo lắng vì đó là mầm mống nảy sinh ra nhiều vấn đề xã hội phức tạp”.
(Theo nongnghiep.vn)
Tin xem nhiều
Tài liệu kỹ thuật chăn nuôi thỏ - Phần 5
![]() |
Phần 5: KỸ THUẬT CHĂM SÓC, NUÔI DƯỠNG I. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH SẢN Ở THỎ CÁI 1. ... |
![]() |
Cá lăng vàng là một trong những loài cá lăng hiện diện ở các thủy vực nước ngọt và lợ ... |
Kỹ thuật sinh sản nhân tạo cá lăng chấm
![]() |
Đặc điểm hình thái cá lăng chấm: Thân dài. Đầu dẹp bằng, thân và đuôi dẹp bên. Có 4 đôi ... |
Kỹ thuật nuôi cá lăng nha thương phẩm
![]() |
Lăng nha (Mystus wyckiioides) là loài cá nước ngọt, thịt trắng chắc, không xương dăm, mùi vị thơm ngon, giá ... |
Nuôi cá lăng nha trong lồng bè
![]() |
Cá lăng nha có tên khoa học là Mystus Wyckiioides, là loài cá nước ngọt, sống nhiều ở các nước ... |
Video xem nhiều
Sử dụng thuốc gốc đồng để trừ bệnh
![]() |
(Nguồn THĐT) |
Tác dụng của Canxi với sự sinh trưởng của cây lúa
![]() |
(Nguồn THĐT) |
![]() |
(Nguồn THVL) |
Dưa hấu không hạt - nông nghiệp công nghệ cao
![]() |
Lâu nay mọi người thường khó chịu khi gặp phải vô số hạt cứng trong ruột dưa hấu. ... |
Sinh vật cảnh tiềm năng kinh tế nông nghiệp đô thị
![]() |
(Nguồn THĐT) |