Thông báo sâu bệnh lúa Đông Xuân 2010 - 2011
Đến ngày 20/12/2010 tòan tỉnh Đồng Tháp đã xuống giống được 191.441 ha lúa Đông xuân, đạt 92,9 % kế họach; trong đó giai đọan mạ 76.439 ha, đẻ nhánh 70.405 ha, làm đòng 25.672 ha và trổ chín 17.925 ha.
Do diễn biến thời tiết có nhiều phức tạp: mưa nhiều ở đầu vụ nên một số diện tích phải sạ đi sạ lại nhiều lần, thời tiết trở lạnh, nhiệt độ thấp, đêm và sáng sớm có sương mù nhiều, nông dân tăng cường bón phân để thúc lúa đẻ nhánh… đây là điều kiện thích hợp cho các loài dịch hại phát triển và gây hại; do vậy, hiện nay đã xuất hiện nhiều đối tượng sâu bệnh hại quan trọng, có khả năng phát triển, lây lan và ảnh hưởng đến năng suất lúa như:
- Bệnh đạo ôn: gây hại ở mức nhẹ - trung bình trên lúa giai đọan đẻ nhánh – làm đòng, bệnh sẽ tiếp tục phát triển mạnh và gây hại trên diện rộng từ nay đến Tết Nguyên đán, nếu không xử lý kịp thời sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh trưởng, phát triển và năng suất lúa vì bệnh không chỉ gây hại trên lá mà còn tấn công trên cổ lá, cổ bông, cổ gié làm một phần hoặc cả bông lúa bị lép hòan tòan.
- Bệnh cháy bìa lá (có hình ảnh kèm theo): Do vi khuẩn Xanthomonas oryzae gây ra. Vết bệnh đầu tiên là những vệt dài, rộng khỏang 3 – 5mm, màu xanh tái như úng nước, viền màu vàng nhạt, gợn sóng, có thể xuất hiện ở chóp lá, rìa lá hoặc trên phiến lá; quan sát lúc sáng sớm sẽ thấy trên vết bệnh có đọng những giọt nước chứa vi khuẩn màu trắng đục đến vàng nhạt. Dần dần vết bệnh lan rộng và kéo dài ra, màu vàng tái, khi khô có màu trắng xám, khi bệnh nặng giọt vi khuẩn đọng trên vết bệnh có màu vàng, vàng đậm hoặc nâu hổ phách. Bệnh gây hại nặng trên các giống nhiễm như Jasmine, VD 20, nếp, OM 4900…giai đọan làm đòng đến trỗ, nhất là sau các cơn mưa.
- Bệnh sọc vi khuẩn (bệnh sọc trong) (có hình ảnh kèm theo): Do vi khuẩn Xanthomonas oryzicola gây ra. Vết bệnh đầu tiên là những sọc nhỏ hẹp, dài ngắn khác nhau, màu xanh tái như úng nước chạy giữa các gân trên phiến lá, dần dần các sọc này có màu vàng đến vàng nâu. Nhiều vết sọc cùng xuất hiện và có thể liên kết nhau làm lá lúa có màu vàng nâu và cháy khô. Quan sát lúc sáng sớm có thể thấy những giọt vi khuẩn nhỏ, có trắng đục đến hơi vàng đọng trên vết bệnh. Điều kiện xuất hiện và biện pháp xử lý tương tự như đối với bệnh cháy bìa lá.
- Rầy nâu: lứa rầy cám mới sẽ nở rộ từ 25/12/2010 đến 05/01/2011. Lúa giai đọan cuối đẻ nhánh đến đòng trỗ sẽ có mật số rầy cao, nếu không phát hiện và xử lý kịp thời có thể ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển và năng suất lúa.
- Sâu cuốn lá: gây hại phổ biến cho hầu hết lúa giai đọan đẻ nhánh – đòng trỗ, nhất là những ruộng sạ dầy, bón thừa phân đạm, phun nhiều thuốc trừ sâu lúc đầu vụ, xuống giống muộn trong khu vực.
Ngòai ra, chuột đang gia tăng diện tích và mức nhiễm, có nguy cơ gây hại nặng cho nhiều diện tích lúa khu vực gần vườn, bờ bao cao, rậm rạp, nếu không tích cực diệt trừ sẽ ảnh hưởng lớn đến năng suất những vùng này.
Nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại do dịch hại gây ra, Chi cục BVTV yêu cầu trạm BVTV các huyện, thị, thành phố cần khẩn trương thực hiện các giải pháp sau:
1. Phân công cán bộ kỹ thuật phụ trách địa bàn kiểm tra kỹ đồng ruộng, đặc biệt quan tâm các diện tích sử dụng giống nhiễm bệnh đạo ôn, cháy bìa lá, sọc vi khuẩn, chú ý phát hiện sớm các đối tượng gây hại để thông báo, khuyến cáo đến các địa phương biện pháp xử lý cụ thể, kịp thời và hiệu quả.
2. Đối với bệnh đạo ôn: phun thuốc đặc trị bệnh đạo ôn lá ngay khi thấy một vài vết bệnh xuất hiện, phun xịt thật kỹ để ngừa bệnh đạo ôn cổ lá, nhất là lúa giai đọan đòng – trỗ, để bảo vệ tốt lá cờ. Đối với bệnh đạo ôn cổ bông cần phải phun ngừa vào thời điểm 3 - 4 ngày trước trỗ và ngay sau khi lúa vừa trỗ xong. Không phun lúc sáng sớm khi có nhiều sương hoặc ngay sau khi mưa. Khi ruộng đã nhiễm bệnh không để ruộng bị khô nước và tuyệt đối không bón phân hoặc phun phân bón lá.
3. Đối với bệnh cháy bìa lá và bệnh sọc vi khuẩn: Khi phát hiện ruộng đã nhiễm bệnh cần tháo bỏ nước trên ruộng để lọai bớt nguồn vi khuẩn hiện có và xử lý ngay bằng một trong các lọai thuốc trừ vi khuẩn; nếu giai đọan lúa cần giữ nước thì mực nước ruộng không nên quá 3 – 5 cm. Nên phun thuốc vào buổi chiều, không phun thuốc khi còn sương đọng trên lá vì sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn lây lan nhiều và nặng hơn trên ruộng. Quan sát vết bệnh vào 3, 5 và 7 ngày sau phun, nhất là ở phần viền vết bệnh để xác định vết bệnh đã được khống chế hay chưa; nếu thấy vết bệnh chưa khô, phun lại lần 2 vào thời điểm 7 – 10 ngày sau lần phun trước. Đối với ruộng canh tác giống nhiễm vi khuẩn nặng cần tăng cường kiểm tra thật kỹ lúa trước và ngay khi trỗ, nhất là khi thời tiết có mưa, nếu phát hiện có vết bệnh chớm xuất hiện thì xử lý thuốc ngay, không cần phun ngừa khi chưa có bệnh xuất hiện vì không hiệu quả và tốm kém chi phí, tuy nhiên khi bệnh đã phát triển nặng thì việc xử lý thuốc cho hiệu quả không cao. Một số họat chất thuốc xử lý có hiệu quả đối với bệnh cháy bìa lá và sọc vi khuẩn như: Oxolinic acid, Bismerthiazol (Saikuzuo), Gentamicin Sulfate + Oxytetracycline Hydrocloride...
4. Đối với rầy nâu: theo dõi lứa rầy cám sắp nở, khi rầy tuổi 2 -3, mật số hơn 3 con/tép, phun trừ bằng thuốc chống lột xác. Lúa giai đọan đòng - trỗ có mật số rầy cao có thể phối hợp thuốc chống lột xác với thuốc có tác động lưu dẫn để giảm nhanh mật số và tăng hiệu quả diệt trừ. Cho nước vào ruộng trước khi phun thuốc và sử dụng bình phun có áp lực mạnh để phun thuốc vào đến gốc lúa.
5. Đối với sâu cuốn lá: Chỉ nên phun thuốc khi lúa vào giai đọan tượng đòng đến trỗ có mật số sâu tuổi 1-3 hơn 20 con/m2. Hạn chế tối đa phun thuốc trừ sâu cuốn lá cho lúa dưới 40 ngày sau sạ nhằm bảo tồn thiên địch, giảm nguy cơ bộc phát các đối tượng dịch hại ở giai đọan sau.
6. Vận động cộng đồng áp dụng tổng hợp các biện pháp và cùng diệt ốc bươu vàng, diệt chuột vào thời điểm trước, ngay sau khi xuống giống và trong suốt vụ lúa nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại.
7. Khuyến cáo nông dân tuân thủ tốt nguyên tắc 4 đúng khi phun thuốc bảo vệ thực vật.
Vụ Đông xuân là vụ lúa chính trong năm, thời tiết và sâu bệnh còn diễn biến rất phức tạp, trạm BVTV các huyện, thị, thành phố cần hết sức quan tâm theo dõi chặt chẽ diễn biến trên đồng ruộng, để thông tin, khuyến cáo các giải pháp phòng trừ kịp thời, hiệu quả, bảo vệ tốt năng suất lúa Đông xuân 2010-2011.
(Nguồn Chi cục bảo vệ Thực Vật)
Bài viết cùng danh mục
- Tình hình sinh vật gây hại từ ngày 14/12/2010 đến 20/12/2010
- Tình hình bệnh, dịch bệnh thủy sản trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp từ ngày 04/12/2010 đến 09/12/2010
- Tình hình sinh vật gây hại từ ngày 07/12/2010 đến 13/12/2010
- Tình hình sinh vật gây hại từ ngày 31/11/2010 đến 06/12/2010
- Tình hình sinh vật gây hại từ ngày 23/11/2010 đến 29/11/2010
- Tình hình sinh vật gây hại từ ngày 16/11/2010 đến 22/11/2010
- Tình hình sinh vật gây hại từ ngày 09/11/2010 đến 15/11/2010
- Kinh nghiệm làm chè vụ đông
- Tứ giác Long Xuyên- Đau đầu vì chuột
- Dịch tai xanh vẫn nóng
Tin xem nhiều
Tài liệu kỹ thuật chăn nuôi thỏ - Phần 5
![]() |
Phần 5: KỸ THUẬT CHĂM SÓC, NUÔI DƯỠNG I. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH SẢN Ở THỎ CÁI 1. ... |
![]() |
Cá lăng vàng là một trong những loài cá lăng hiện diện ở các thủy vực nước ngọt và lợ ... |
Kỹ thuật sinh sản nhân tạo cá lăng chấm
![]() |
Đặc điểm hình thái cá lăng chấm: Thân dài. Đầu dẹp bằng, thân và đuôi dẹp bên. Có 4 đôi ... |
Kỹ thuật nuôi cá lăng nha thương phẩm
![]() |
Lăng nha (Mystus wyckiioides) là loài cá nước ngọt, thịt trắng chắc, không xương dăm, mùi vị thơm ngon, giá ... |
Nuôi cá lăng nha trong lồng bè
![]() |
Cá lăng nha có tên khoa học là Mystus Wyckiioides, là loài cá nước ngọt, sống nhiều ở các nước ... |
Video xem nhiều
Sử dụng thuốc gốc đồng để trừ bệnh
![]() |
(Nguồn THĐT) |
Tác dụng của Canxi với sự sinh trưởng của cây lúa
![]() |
(Nguồn THĐT) |
![]() |
(Nguồn THVL) |
Dưa hấu không hạt - nông nghiệp công nghệ cao
![]() |
Lâu nay mọi người thường khó chịu khi gặp phải vô số hạt cứng trong ruột dưa hấu. ... |
Sinh vật cảnh tiềm năng kinh tế nông nghiệp đô thị
![]() |
(Nguồn THĐT) |