Nuôi giun để nuôi cá

Không riêng gì cá lăng mà rất nhiều loài cá thích ăn giun (vì vậy, xưa nay mồi câu cá tốt nhất vẫn là giun). Do đó, kết hợp với nuôi cá, ta nên tiến hành nuôi giun.

Chúng tôi vào thăm mô hình nuôi cá lăng của anh Nguyễn Minh Tuấn ở Ea Kao, TP. Buôn Ma Thuột. Ta ngạc nhiên với hiệu quả của việc nuôi cá lăng bao nhiêu thì cũng ngỡ ngàng với việc nuôi giun quế của anh bấy nhiêu. Anh nuôi giun để làm thức ăn cho cá. Anh nuôi tới cả nghìn mét vuông. Giun dày đặc trong luống nuôi. Ta chỉ xới đất lên là đã thấy nhung nhúc giun...

Con giun quế (mà bà con phía Nam gọi là trùn quế) đã được chúng tôi giới thiệu cách nuôi từ đầu những năm 80 của thế kỷ trước. Nó là loài giun ăn phân và có những đặc tính rất hấp dẫn. Hàm lượng đạm của nó có thể đạt từ 69-71%. Cầm một nắm giun khác gì cầm một miếng thịt. Vứt nắm giun đó cho vật nuôi thì khác gì cho nó ăn lươn!

Có thể nói, việc nuôi giun là một cách hỗ trợ đắc lực cho việc nuôi gà, nuôi vịt, nuôi cá và nuôi nhiều loài khác. Một số gia đình nuôi ếch đã lấy giun làm thức ăn vỗ béo hiệu quả nhất cho nó trước khi bán 1 tháng. Anh Tuấn thì nuôi giun để làm thức ăn cho cá lăng đuôi đỏ của anh. Cá được ăn giun lớn rất nhanh. Thức ăn chủ yếu của giun quế là phân. Tốt nhất là phân của động vật ăn cỏ (như trâu, bò, ngựa, dê, thỏ, hươu, nai... và cả voi nữa).

Phân lợn cũng nuôi được giun. Ta xây hoặc dùng gạch quây thành những luống (rộng 1,2-1,5m, cao 20-30cm và dài tùy ý). Chỗ nuôi phải có mái che, ta cho phân vào trong đó rồi thả giun giống lên trên. Khu nuôi nên che tối. Nếu không che được thì ta phải phủ lên luống các tấm bao tải hoặc chiếu rách. Giun ưa hoạt động vào tối. Hàng ngày nhớ tưới ẩm cho luống nuôi.

Giun sinh sản rất khỏe. Nó lại là loài lưỡng tính, con nào cũng đẻ được. Mỗi tuần nó đẻ 1 lần. Mỗi lần ra một cái nang có từ 2-20 trứng. Một tháng sau, trứng nở ra giun con. Ba tháng sau, giun con trưởng thành và lại tiếp tục đẻ như mẹ. Trong lúc, con mẹ sống tới hơn 10 năm mà vẫn đẻ. Vì vậy, cụ, kỵ, ông, cha, cháu, chắt, chút, chít... của nó đều đẻ! Do đó, lượng giun trong luống nuôi tăng lên rất nhanh.

Việc của ta là thường xuyên cung cấp đủ thức ăn cho nó, chỉ cần hòa phân loãng ra rồi tưới đều lên luống. Đừng pha loãng quá mà ở dạng sền sệt là tốt. Phải theo dõi hàng ngày không để giun bị đói. Ta cho ăn lần lượt và cũng thu hoạch theo kiểu cuốn chiếu. Khi khai thác giun thì việc lọc ra toàn giun không khó. Ta xúc cả phân và giun ra 1 tấm nylon ở ngoài sáng, vun lên thành đống. Giun sẽ chui đầu xuống dưới, ta gạt dần phân phía trên ra. Cuối cùng, ở dưới tụ lại toàn giun.

Không riêng gì cá lăng mà rất nhiều loài cá thích ăn giun (vì vậy, xưa nay mồi câu cá tốt nhất vẫn là giun). Do đó, kết hợp với nuôi cá, ta nên tiến hành nuôi giun.

Kỹ thuật nuôi đã có sách (cuốn “Nghề nuôi giun đất” của NXB Nông nghiệp). Để có giống có thể liên hệ:

- Phía Nam: 0976.037.210.

- Phía Bắc: 0972.448.871.

Chuyên gia Nguyễn Lân Hùng
Theo Dân Việt
Tin xem nhiều

Tài liệu kỹ thuật chăn nuôi thỏ - Phần 5

Phần 5: KỸ THUẬT CHĂM SÓC, NUÔI DƯỠNG

I. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH SẢN Ở THỎ CÁI

1. ...

Kỹ thuật nuôi cá lăng vàng

Cá lăng vàng là một trong những loài cá lăng hiện diện ở các thủy vực nước ngọt và lợ ...

Kỹ thuật sinh sản nhân tạo cá lăng chấm

Đặc điểm hình thái cá lăng chấm: Thân dài. Đầu dẹp bằng, thân và đuôi dẹp bên. Có 4 đôi ...

Nuôi cá lăng nha trong lồng bè

Cá lăng nha có tên khoa học là Mystus Wyckiioides, là loài cá nước ngọt, sống nhiều ở các nước ...

Kỹ thuật nuôi cá lăng nha thương phẩm

Lăng nha (Mystus wyckiioides) là loài cá nước ngọt, thịt trắng chắc, không xương dăm, mùi vị thơm ngon, giá ...

Video xem nhiều

Kỹ thuật bón phân

(Nguồn THVL)

Dưa hấu không hạt - nông nghiệp công nghệ cao

Lâu nay mọi người thường khó chịu khi gặp phải vô số hạt cứng trong ruột dưa hấu. ...