Tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, giám sát đối với các sản phẩm OCOP

Hình ảnh minh họa

Để không ngừng nâng cao chất lượng, giá trị, thương hiệu của sản phẩm OCOP trên thị trường và uy tín đối với người tiêu dùng.

Ngày 30/12/2024, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quan tâm, chỉ đạo thực hiện một số nội dung sau:

Bên cạnh công tác đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP, giao cơ quan, đơn vị liên quan quan tâm, tập trung đẩy mạnh các hoạt động hỗ trợ, hướng dẫn các chủ thể OCOP nhằm nâng cao năng lực về quản trị sản xuất, chế biến, mở rộng thị trường; nâng cao chất lượng sản phẩm gắn với quy chuẩn, tiêu chuẩn, an toàn thực phẩm; xây dựng thương hiệu, sở hữu trí tuệ; bảo vệ môi trường,... góp phần nâng chất, nâng hạng sao các sản phẩm OCOP đã được các cơ quan có thẩm quyền đánh giá, phân hạng.

Quan tâm, chỉ đạo nâng cao chất lượng công tác đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP, đặc biệt là ở cấp huyện, tránh chạy theo thành tích, dẫn đến thiếu thực chất, ảnh hưởng đến uy tín của Chương trình OCOP và niềm tin của người dân đối với sản phẩm OCOP. Chỉ đạo các sở, ngành liên quan tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP ở cấp huyện, nhằm nâng cao trách nhiệm, chất lượng công tác quản lý ở các địa phương.

Tăng cường hoạt động kiểm tra, giám sát thường xuyên đối với sản phẩm OCOP đã được đánh giá và công nhận; kiên quyết thu hồi sản phẩm OCOP không đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm so với quy định, nhằm góp phần nâng cao trách nhiệm của các chủ thể, uy tín, thương hiệu sản phẩm OCOP trên thị trường.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giao Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương chủ trì, phối hợp với Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường, các đơn vị liên quan để tổ chức các đoàn công tác đi kiểm tra, giám sát công tác quản lý, đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP ở các địa phương, các sản phẩm OCOP đã được đánh giá, phân hạng 5 sao (OCOP cấp quốc gia) và các sản phẩm do địa phương đánh giá, công nhận./.

Chi tiết mời xem Công văn số 10005-BNN-VPĐP

MV

Bài viết cùng danh mục

Tin xem nhiều

Tài liệu kỹ thuật chăn nuôi thỏ - Phần 5

Phần 5: KỸ THUẬT CHĂM SÓC, NUÔI DƯỠNG

I. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH SẢN Ở THỎ CÁI

1. ...

Kỹ thuật nuôi cá lăng vàng

Cá lăng vàng là một trong những loài cá lăng hiện diện ở các thủy vực nước ngọt và lợ ...

Kỹ thuật sinh sản nhân tạo cá lăng chấm

Đặc điểm hình thái cá lăng chấm: Thân dài. Đầu dẹp bằng, thân và đuôi dẹp bên. Có 4 đôi ...

Kỹ thuật nuôi cá lăng nha thương phẩm

Lăng nha (Mystus wyckiioides) là loài cá nước ngọt, thịt trắng chắc, không xương dăm, mùi vị thơm ngon, giá ...

Nuôi cá lăng nha trong lồng bè

Cá lăng nha có tên khoa học là Mystus Wyckiioides, là loài cá nước ngọt, sống nhiều ở các nước ...

Video xem nhiều

Kỹ thuật bón phân

(Nguồn THVL)

Dưa hấu không hạt - nông nghiệp công nghệ cao

Lâu nay mọi người thường khó chịu khi gặp phải vô số hạt cứng trong ruột dưa hấu. ...