Tình hình sản xuất lĩnh vực trồng trọt và BVTV từ ngày 22/7/2024 – 28/7/2024

Hình ảnh minh họa, nguồn Internet

+ Bệnh đen lép hạt (lem lép): diện tích nhiễm 3.615 ha (giảm 500 ha so với tuần trước), trong đó nhiễm nặng 140 ha, nhiễm trung bình 1.080 ha còn lại nhiễm nhẹ trên lúa giai đoạn trổ chín với tỷ lệ bệnh từ 10 - 40%.

1.1. Trên cây lúa

- Vụ Hè Thu: xuống giống 186.741 ha/186.500 ha đạt 100,1% so với kế hoạch, diện tích thu hoạch 128.106 ha, năng suất bình quân 67,5 tạ/ha, diện tích lúa còn lại đang giai đoạn làm đòng - trổ chín.

- Vụ Thu Đông: xuống giống 89.562 ha/120.000 ha, đạt 74,6 % so với kế hoạch, lúa chủ yếu đang giai đoạn mạ - trổ chín.

- Tình hình sâu bệnh trong kỳ báo cáo trên lúa như sau:

+ Rầy nâu: diện tích nhiễm nhẹ 320 ha (giảm 50 ha so với tuần trước) trên lúa giai đoạn làm đòng - trổ chín với mật số từ 1.000 - 2.000 con/m2.

+ Sâu cuốn lá nhỏ: diện tích nhiễm 2.931 ha (tăng 1.791 ha so với tuần trước), trong đó nhiễm trung bình 102,5 ha còn lại nhiễm nhẹ trên lúa giai đoạn làm đòng - trổ chín với mật số 20-40 con/m2.

+ Bọ phấn (rầy phấn trắng): diện tích nhiễm 10.247,2 ha (tăng 2.547,2 ha so với tuần trước), trong đó nhiễm nặng 965 ha, nhiễm trung bình 3.860,2 ha còn lại nhiễm nhẹ trên lúa giai đoạn mạ - trổ chín với mật số 6.000 - 10.000 con/ m².

+ Bệnh đen lép hạt (lem lép): diện tích nhiễm 3.615 ha (giảm 500 ha so với tuần trước), trong đó nhiễm nặng 140 ha, nhiễm trung bình 1.080 ha còn lại nhiễm nhẹ trên lúa giai đoạn trổ chín với tỷ lệ bệnh từ 10 - 40%.

+ Bệnh đạo ôn lá: diện tích nhiễm 2.684 ha (giảm 447 ha so với tuần trước), trong đó nhiễm nặng 22 ha, nhiễm trung bình 240 ha còn lại nhiễm nhẹ trên lúa giai đoạn đẻ nhánh – trổ chín, với tỷ lệ bệnh từ 10 - 20 %.

+ Bệnh cháy bìa lá: diện tích nhiễm 312 ha (giảm 467 ha so với tuần trước), trong đó nhiễm trung bình 40 ha còn lại nhiễm nhẹ trên lúa giai đoạn làm đòng - trổ chín với tỷ lệ bệnh trên 20 - 40%.

+ Các đối tượng khác như: chuột, ốc bưu vàng, muỗi hành (sâu năn), bệnh vàng lá chín sớm, bệnh đạo ôn cổ bông… chủ yếu gây hại nhẹ và rãi rác.

- Dự báo trong tuần tới rầy tuổi 1-3 tiếp tục phát triển, gây hại phổ biến từ mức nhẹ đến trung bình trên lúa giai đoạn đẻ nhánh - làm đòng.  Rầy phấn trắng dự báo trong điều kiện thời tiết ngày nắng gián đoạn, ẩm độ cao, rầy phấn trắng có thể phát sinh, gây hại phổ biến ở mức nhẹ đến trung bình trên lúa giai đoạn đẻ nhánh - làm đòng. Sâu cuốn lá nhỏ gây hại phổ biến từ mức nhẹ - trung bình trên lúa giai đoạn đẻ nhánh - làm đòng, những ruộng sạ dày, bón thừa phân đạm và phun thuốc trừ sâu sớm có thể bị hại nặng. Bệnh đạo ôn, cháy bìa lá, lem lép hạt diện tích, mức nhiễm có thể gia tăng do thời tiết và giai đoạn lúa thích hợp cho bệnh phát sinh, gây hại phổ biến từ mức nhẹ - trung bình, cục bộ có diện tích nhiễm nặng tại các ruộng sạ dày, bón thừa phân đạm, sử dụng giống nhiễm như Jasmine 85, VD 20, OM 4900, IR 50404, nếp.

- Để hạn chế thấp nhất thiệt hại cần áp dụng một số biện pháp như sau:

+ Áp dụng tốt các giải pháp kỹ thuật ngay từ đầu vụ như: 3 giảm 3 tăng, 1 phải 5 giảm, bón vùi phân bón theo tỷ lệ 50 – 100% DAP + 50% Kali trước khi trục trạc đất lần cuối, quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp (IPHM), quản lý nước hợp lý, phân hữu cơ… giúp lúa sinh trưởng và phát triển tốt, hạn chế thấp nhất sự phát sinh, gây hại của các đối tượng dịch hại, góp phần tiết kiệm chi phí sản xuất, tạo ra sản phẩm an toàn.

+ Không phun thuốc trừ sâu phổ rộng sớm ở giai đoạn đầu của cây lúa (0-40 NSS) để bảo vệ thiên địch. Thăm đồng thường xuyên, phát hiện sớm sinh vật gây hại bệnh đạo ôn lá, bệnh cháy bìa lá,… để có biện pháp quản lý và chăm sóc kịp thời, hạn chế ảnh hưởng đến sinh trưởng cây lúa. Có thể phun ngừa bệnh đạo ôn cổ bông, lem lép hạt ở giai đoạn trỗ lẹt xẹt và trỗ đều. Đối với rầy phấn trắng cần nhận dạng đúng đối tượng và triệu chứng gây hại; sau khi thu hoạch lúa, cần diệt sạch cỏ lồng vực và cỏ chỉ xung quanh ruộng để hạn chế nơi cư trú của rầy phấn trắng tránh lây lan sang vụ sau, thực hiện gieo sạ tập trung, đồng loạt, áp dụng gói kỹ thuật 3 giảm 3 tăng hoặc 1 phải 5 giảm để giảm áp lực gây hại; thường xuyên chăm sóc cây lúa phát triển tốt giúp cây tăng sức chống chịu; khi lúa bị nhiễm nặng cần phải giữ mực nước ruộng ổn định trong ruộng lúa để giúp cây lúa nhanh hồi phục. Tuân thủ tốt nguyên tắc 4 đúng khi phun thuốc.

+ Không phun thuốc trừ sâu bệnh, thuốc kích thích sinh trưởng cho cây lúa ít nhất 20 ngày trước thu hoạch nhằm bảo đảm thời gian cách ly, an toàn thực phẩm, thu gom bao bì, chai lọ thuốc BVTV sau sử dụng để hạn chế ô nhiễm môi trường.

+ Thực hiện thu rơm khỏi ruộng và sử dụng chế phẩm vi sinh Trichoderma phun trên rơm rạ sau thu hoạch nhằm đẩy nhanh quá trình phân hủy rơm rạ, hạn chế ngộ độc hữu cơ và trả lại dinh dưỡng cho đất.

- Tình hình tiêu thụ: giá lúa chất lượng cao tại ruộng giá 7.600 đồng/kg (giảm 100 đồng/kg so với tuần trước), lúa thường IR 50404 giá 7.200 đồng/kg (tăng 50 đồng/kg so với tuần trước).

1.2. Trên hoa màu

- Vụ Hè Thu 2024: xuống giống 11.647 ha/13.517 ha đạt 86,2% so với kế hoạch, diện tích thu hoạch 8.601 ha gồm bắp, bầu, bí, dưa các loại.

- Vụ Thu Đông: xuống giống 3.724 ha/7.743 ha đạt 48,1% so kế hoạch.

- Tình hình sâu bệnh trên hoa màu: sâu bệnh hại trên hoa màu xuất hiện gây hại phổ biến ở mức nhẹ. Dự báo trong tuần tới sâu bệnh xuất hiện và gây hại rãi rác hoặc ở mức nhẹ.

- Để hạn chế thấp nhất thiệt hại cần áp dụng biện pháp như sau: Áp dụng đồng bộ các quy trình sản xuất như IPM, IPHM, sản xuất an toàn, VietGAP, hữu cơ,… thực hiện truy xuất nguồn gốc, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm.

- Tình hình tiêu thụ một số mặt hàng nông sản chủ lực trong tuần biến động so với tuần trước, cụ thể: bắp ăn tươi có giá 5.500 đồng/kg (ổn định so với tuần trước), bắp (thức ăn gia súc) có giá 4.800 đồng/kg (giảm 1.400 đồng/kg so với tuần trước), khoai môn có giá 22.000 đồng/kg (ổn định so với tuần trước), củ cải có giá 3.000 đồng/kg (ổn định so với tuần trước), khoai lang có giá 13.300 đồng/kg (ổn định so với tuần trước), ớt 32.500 đồng/kg (giảm 7.500 đồng/kg so với tuần trước), hành lá có giá 20.000 đồng/kg (tăng 2.500 đồng/kg so với tuần trước), sen gương 20.000 đồng/kg (ổn định so với tuần trước).

 1.3. Cây ăn trái

- Diện tích trồng cây ăn trái là 43.825 ha. Tập trung chủ yếu ở các huyện Châu Thành, Lai Vung, Cao Lãnh, Lấp Vò, Thanh Bình, Tháp Mười, thành phố Cao Lãnh.

- Sâu bệnh trên cây ăn trái: sâu bệnh trên cây ăn trái xuất hiện, gây hại chủ yếu ở mức nhẹ.

  Hoàng Anh

Bài viết cùng danh mục

Tin xem nhiều

Tài liệu kỹ thuật chăn nuôi thỏ - Phần 5

Phần 5: KỸ THUẬT CHĂM SÓC, NUÔI DƯỠNG

I. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH SẢN Ở THỎ CÁI

1. ...

Kỹ thuật nuôi cá lăng vàng

Cá lăng vàng là một trong những loài cá lăng hiện diện ở các thủy vực nước ngọt và lợ ...

Kỹ thuật sinh sản nhân tạo cá lăng chấm

Đặc điểm hình thái cá lăng chấm: Thân dài. Đầu dẹp bằng, thân và đuôi dẹp bên. Có 4 đôi ...

Nuôi cá lăng nha trong lồng bè

Cá lăng nha có tên khoa học là Mystus Wyckiioides, là loài cá nước ngọt, sống nhiều ở các nước ...

Kỹ thuật nuôi cá lăng nha thương phẩm

Lăng nha (Mystus wyckiioides) là loài cá nước ngọt, thịt trắng chắc, không xương dăm, mùi vị thơm ngon, giá ...

Video xem nhiều

Kỹ thuật bón phân

(Nguồn THVL)

Dưa hấu không hạt - nông nghiệp công nghệ cao

Lâu nay mọi người thường khó chịu khi gặp phải vô số hạt cứng trong ruột dưa hấu. ...