Cục Trồng trọt chỉ đạo sản xuất trồng trọt ứng phó với hạn, xâm nhập mặn vùng ĐBSCL

Hình ảnh minh họa, nguồn Internet

Để chủ động ứng phó, hạn chế với tác động tiêu cực của những đợt xâm nhập mặn cao điểm trong thời gian tới tại vùng ĐBSCL.

Ngày 24/02/2025, Cục Trồng trọt đề nghị các địa phương vùng ĐBSCL tập trung chỉ đạo một số nội dung như sau:

1. Đối với sản xuất lúa: Thường xuyên bám sát địa bàn, rà soát diện tích có nguy cơ bị ảnh hưởng do hạn, mặn xâm nhập, dự tính dự báo tình hình hạn hán và xâm nhập mặn, tăng cường tích nước ngọt trong hệ thống kênh mương, tiến hành đo nồng độ mặn thường xuyên, khuyến cáo thời điểm lấy nước ngọt kịp thời cho sản xuất; tranh thủ thu hoạch sớm với diện tích đã chín với phương châm “Xanh nhà hơn già đồng” nhằm hạn chế ảnh hưởng của hạn, mặn gây ra; Rà soát, xây dựng kế hoạch lịch thời vụ, cơ cấu giống lúa vụ Hè Thu, vụ Thu Đông, vụ Mùa 2025 và vụ Đông Xuân 2025 - 2026 theo từng vùng sinh thái phù hợp với tình hình nguồn nước tưới hiện nay, đảm bảo gieo trồng đúng lịch thời vụ đã khuyến cáo cho từng vùng cụ thể nhằm hạn chế tối đa thiệt hại do hạn hán và xâm nhập mặn gây ra.

2. Đối với cây ăn quả: Chỉ đạo các cơ quan chuyên môn khẩn trương rà soát các vùng cây ăn quả có nguy cơ bị hạn, mặn xâm nhập trên địa bàn; xây dựng phương án tối ưu nhất và giải pháp cụ thể cho từng vùng sản xuất có nguy cơ hạn, mặn khác nhau;Tập trung quản lý nước trong vườn cây ăn quả theo từng giai đoạn sinh trưởng của cây và chủ động tưới theo sổ tay hướng dẫn tạm thời kỹ thuật Trữ nước
phân tán, tưới hiệu quả cho cây ăn trái vùng ĐBSCL của Cục Thủy lợi. Hướng dẫn và chỉ đạo nông dân áp dụng các giải pháp phòng, chống hạn, xâm nhập mặn.

3. Tăng cường công tác truyền thông, dự báo về tình hình hạn hán, xâm nhập mặn để người dân nắm bắt và nâng cao ý thức phòng ngừa kịp thời.

4. Rà soát, bảo dưỡng, tu bổ và phối hợp vận hành hiệu quả hệ thống cống ngăn mặn. Vận dụng các chính sách hiện có hỗ trợ kinh phí để tích nước ngọt, phương án đắp các đập tạm để trữ nước ngọt, hệ thống bơm di động để phục vụ bơm nước khi có hạn hán, xâm nhập mặn xảy ra.

5. Thường xuyên theo dõi diễn biến sinh vật gây hại trên đồng ruộng, kịp thời phát hiện và thông báo tới người dân được biết. Thực hiện tốt việc phòng và trị theo hướng dẫn của ngành bảo vệ thực vật ở địa phương./.

Nguồn: 214/TT-CTL

MV

Bài viết cùng danh mục

Tin xem nhiều

Tài liệu kỹ thuật chăn nuôi thỏ - Phần 5

Phần 5: KỸ THUẬT CHĂM SÓC, NUÔI DƯỠNG

I. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH SẢN Ở THỎ CÁI

1. ...

Kỹ thuật nuôi cá lăng vàng

Cá lăng vàng là một trong những loài cá lăng hiện diện ở các thủy vực nước ngọt và lợ ...

Kỹ thuật sinh sản nhân tạo cá lăng chấm

Đặc điểm hình thái cá lăng chấm: Thân dài. Đầu dẹp bằng, thân và đuôi dẹp bên. Có 4 đôi ...

Kỹ thuật nuôi cá lăng nha thương phẩm

Lăng nha (Mystus wyckiioides) là loài cá nước ngọt, thịt trắng chắc, không xương dăm, mùi vị thơm ngon, giá ...

Nuôi cá lăng nha trong lồng bè

Cá lăng nha có tên khoa học là Mystus Wyckiioides, là loài cá nước ngọt, sống nhiều ở các nước ...

Video xem nhiều

Kỹ thuật bón phân

(Nguồn THVL)

Dưa hấu không hạt - nông nghiệp công nghệ cao

Lâu nay mọi người thường khó chịu khi gặp phải vô số hạt cứng trong ruột dưa hấu. ...