Một giải pháp phòng bệnh sâu đục trái bưởi
Anh Lê Thanh Bằng ở xã Nhơn Thạnh (TP. Bến Tre) đã thực hiện hiệu quả giải pháp phòng ngừa sâu hồng đục trái bưởi và chế tạo ra dụng cụ bao trái giúp nhà vườn bảo vệ vườn bưởi.
Anh Tư Bằng bên vườn bưởi đã bao trái phòng ngừa bệnh sâu đục trái. |
Khi bệnh lạ trên bưởi da xanh xuất hiện và bắt đầu lây lan trên diện rộng, anh Bằng là một trong những người đầu tiên tiến hành giải pháp bao trái bằng túi thay vì xịt thuốc hay đốt đèn vào ban đêm…
Hiện nay, biện pháp bao trái từ khi trái bưởi còn nhỏ là cách tốt nhất để bảo vệ an toàn cho trái bưởi không bị sâu đục trái, đẻ trứng và phát triển. Mặt khác, diện tích trồng bưởi của anh thuộc Hợp tác xã bưởi da xanh Mỹ Thạnh An, nên việc bao trái càng được khuyến khích vì sản phẩm sẽ đạt yêu cầu về chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm. Trong 2 mùa vừa qua, 3.000m2 cho trái 100%.
Khi trái độ khoảng 15 đến 30 ngày tuổi, anh bao trái toàn bộ. Trước khi bao trái, anh làm vệ sinh sạch sẽ quanh cuống trái để hạn chế mầm bệnh phát triển sau khi bao trái. Đối với chùm có nhiều trái, anh chỉ chừa lại một trái khỏe, đẹp nhất để bao.
Nhờ vậy, đợt thu hoạch bưởi vào dịp Tết vừa qua, với giá thị trường 53.000 đồng/kg, anh đã thu được khoảng 60 triệu đồng. Trước đó, đợt thu hoạch mùa vào tháng 8, vườn bưởi vẫn đảm bảo sản lượng, không bị thất thoát do sâu bệnh, với mức giá 36.000 đồng/kg, anh đã thu về trên 70 triệu đồng.
Ban đầu, anh tìm mua bao trái bưởi ở chợ; sau đó, anh quyết định tự may túi bao. Hầu hết các anh em trong gia đình của anh sống chủ yếu nhờ vào cây bưởi, cần số lượng lớn túi bao trái. Túi bao của gia đình anh may có thể sử dụng được ít nhất 2 mùa.
Anh vận động cả vợ và mẹ cùng may bao để bao hết vườn bưởi của cả gia đình và phục vụ cho bà con trong khu vực. Mỗi túi có giá 5.000 đồng.
Đối với những cây bưởi cho trái có độ cao từ 2,5m trở lên, việc bao trái bằng tay sẽ càng khó khăn. Do đó, anh sáng chế ra dụng cụ bao trái bưởi để hỗ trợ cho việc bao trái thuận lợi hơn.
Dụng cụ này có chiều cao trung bình 2,8m, được làm bằng thanh inox, nhôm, lò xo. Cái quan trọng nhất của dụng cụ là chất lượng bộ lò xo được thiết kế bên trong thanh inox. Mỗi cây bao trái có giá bán 200.000 đồng.
Sáng kiến của anh được Hợp tác xã bưởi da xanh Mỹ Thạnh An ghi nhận và yêu cầu đăng ký sáng kiến về Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh. Sản phẩm dụng cụ bao trái bưởi cũng đã được anh đăng ký logo, nhãn hiệu với Cục Sở hữu trí tuệ và hiện đang phục vụ cho các nhà vườn trồng bưởi trong và ngoài tỉnh.
Với việc chế tạo ra dụng cụ hỗ trợ nông dân bao trái bưởi thuận tiện để phòng bệnh sâu đục trái hiệu quả, anh Lê Thanh Bằng đã góp phần bảo vệ các vườn bưởi trong và ngoài tỉnh, đóng góp đáng kể vào việc duy trì, phát triển kinh tế địa phương.
Chợ Lách :14 ha bưởi bị nhiễm bệnh sâu đục trái Huyện Chợ Lách hiện có 553ha bưởi các loại. Trong đó có hơn 490ha đang cho trái, 28ha trồng mới và gần 20ha đang cải tạo chăm sóc, sản lượng bình quân đạt gần 6 ngàn tấn. Riêng bưởi da xanh có khoảng 350ha, trong đó có 272ha đang cho trái, tập trung nhiều tại các xã: Sơn Định, Hòa Nghĩa, Hưng Khánh Trung B. Thời gian qua, do ảnh hưởng của sâu bệnh (sâu đục trái) đã làm giảm diện tích và sản lượng bưởi rất nhiều. Theo Trạm Bảo vệ thực vật huyện, toàn huyện hiện có 142ha bưởi (chủ yếu là bưởi da xanh) bị nhiễm sâu đục trái. Trong đó 14ha nhiễm ở mức độ nặng và hơn 120ha nhiễm ở mức độ nhẹ và trung bình. Nhằm giúp nông dân có biện pháp phòng trừ, hạn chế dịch bệnh lây lan, Trạm Bảo vệ thực vật huyện khuyến cáo nông dân vệ sinh vườn, cắt bỏ, tiêu hủy trái bị nhiễm sâu bệnh, phun thuốc trừ sâu, treo long não, nuôi kiến vàng và tổ chức bệnh xá cây trồng lưu động…. Huyện cũng sẽ tổ chức tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật về biện pháp phòng trừ sâu đục trái trên bưởi da xanh, để góp phần bảo vệ diện tích vườn bưởi. |
Nguồn: Theo Đồng Khởi Online
Bài viết cùng danh mục
- Chống xâm mặn hiệu quả bằng biện pháp thủ công
- Hướng dẫn gieo trồng giống ngô Nếp lai F1 HN88
- Trồng màu công nghệ Úc
- Tự trồng rau gia vị tại nhà
- “Mẹo” trồng rau không dùng thuốc bảo vệ thực vật
- Trồng rau sạch công nghệ cao
- Phân sinh học WEGH quản lý bệnh chổi trồng trên nhãn
- Kỹ thuật nuôi thả kiến vàng trừ sâu hại cây ăn trái
- Biện pháp quản lý nước khô ngập xen kẽ trong điều kiện khô hạn
- Làm thế nào để có cúc mâm xôi kịp thời bán tết?
Tin xem nhiều
Tài liệu kỹ thuật chăn nuôi thỏ - Phần 5
Phần 5: KỸ THUẬT CHĂM SÓC, NUÔI DƯỠNG I. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH SẢN Ở THỎ CÁI 1. ... |
Cá lăng vàng là một trong những loài cá lăng hiện diện ở các thủy vực nước ngọt và lợ ... |
Kỹ thuật sinh sản nhân tạo cá lăng chấm
Đặc điểm hình thái cá lăng chấm: Thân dài. Đầu dẹp bằng, thân và đuôi dẹp bên. Có 4 đôi ... |
Nuôi cá lăng nha trong lồng bè
Cá lăng nha có tên khoa học là Mystus Wyckiioides, là loài cá nước ngọt, sống nhiều ở các nước ... |
Kỹ thuật nuôi cá lăng nha thương phẩm
Lăng nha (Mystus wyckiioides) là loài cá nước ngọt, thịt trắng chắc, không xương dăm, mùi vị thơm ngon, giá ... |
Video xem nhiều
Sử dụng thuốc gốc đồng để trừ bệnh
(Nguồn THĐT) |
Tác dụng của Canxi với sự sinh trưởng của cây lúa
(Nguồn THĐT) |
(Nguồn THVL) |
Dưa hấu không hạt - nông nghiệp công nghệ cao
Lâu nay mọi người thường khó chịu khi gặp phải vô số hạt cứng trong ruột dưa hấu. ... |
Sinh vật cảnh tiềm năng kinh tế nông nghiệp đô thị
(Nguồn THĐT) |