Quảng Trị: Hiệu quả mô hình trồng lạc mật độ cao

Ảnh minh họa

Huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị có khoảng 800 ha đất trồng lạc với nhiều loại giống như L14, L23, TB25.... Tuy nhiên hiện nay năng suất lạc còn quá thấp, bình quân chỉ đạt 15-16 tạ/ha.

Vụ Đông Xuân 2012 – 2013, Trung tâm KN-KN Quảng Trị thực hiện mô hình thâm canh lạc mật độ cao và sử dụng giống lạc mới L26 với các mật độ khác nhau (45 cây/m2 và 60 cây/m2) tại xã Hải Trường, huyện Hải Lăng. Mô hình có quy mô 1 ha, giống lạc đối chứng là L14, mỗi giống đều trình diễn cả 2 mật độ như trên. Mô hình được Trung Tâm KNKN hỗ trợ toàn bộ giống và 30% lượng phân bón, thuốc BVTV và dụng cụ để gieo (gọi là xôm).

Do có thói quen gieo ở mật độ thưa 33 cây/m2, vì vậy khi gieo ở mật độ dày (60 cây/m2 và 45 cây/m2) cùng với việc sử dụng công cụ cải tiến nên nông dân còn gặp lúng túng. Tuy vậy, được sự hướng dẫn chỉ đạo của cán bộ kỹ thuật, mô hình đạt được kết quả rất khả quan. Giống lạc L14 ở mật độ 45cây/m2 cho năng suất từ 35,3 tạ/ha, ở mật độ 60cây/m2 cho năng suất từ 33,4 tạ/ha. Giống lạc L26 ở mật độ 45cây/m2 cho năng suất từ 42,4 tạ/ha, ở mật độ 60cây/m2 cho năng suất từ 40,3 tạ/ha, cao hơn đối chứng L14 từ 4,5 - 13,5 tạ/ha là rất đáng ghi nhận.

So sánh giống L14 và L26 nhận thấy: giống lạc L26 có lá màu xanh đậm, ra hoa tập trung, hạt to, vỏ lụa có màu hồng cánh sen và không bị nứt vỏ hạt, thời gian sinh trưởng của lạc kéo dài 115 ngày, mỗi khóm lạc L26 có 9 -12 củ chắc, cao hơn giống lạc L14 từ 1 đến 2 củ.

Kết quả hạch toán đối với giống L26 cho thấy: mật độ 45 cây/m2, mô hình cho lãi là 55,38 – 70,73 triệu đồng/ha, cao hơn mật độ 60 cây/m2 từ 10,76 – 12,06 triệu đồng/ha và cao hơn đối chứng L14 từ 14,4 – 29,75 triệu đồng/ha; còn mật độ 60 cây/m2 cao hơn đối chứng từ 3,64 – 17,69 triệu đồng/ha.

Trồng lạc mật độ dày mặc dù số quả trên cây không cao nhưng nhờ tăng số cây/m2 nên sẽ tăng số quả trên đơn vị diện tích và sẽ tăng năng suất, đồng thời trồng dày lạc phủ luống nhanh, hạn chế được cỏ dại, giảm số lần làm cỏ xới xáo và hạn chế lạc bị đổ ngang cây gây hiện tượng ra hoa, hình thành quả không tập trung, tỷ lệ lép cao, làm giảm năng suất lạc. Trên cơ sở kết quả đạt được, Trung tâm KNKN sẽ thực hiện mô hình ở nhiều địa phương để nhân rộng mô hình trong thời gian tới.

 

Trung tâm Khuyến nông Quốc gia

Tin xem nhiều

Tài liệu kỹ thuật chăn nuôi thỏ - Phần 5

Phần 5: KỸ THUẬT CHĂM SÓC, NUÔI DƯỠNG

I. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH SẢN Ở THỎ CÁI

1. ...

Kỹ thuật nuôi cá lăng vàng

Cá lăng vàng là một trong những loài cá lăng hiện diện ở các thủy vực nước ngọt và lợ ...

Kỹ thuật sinh sản nhân tạo cá lăng chấm

Đặc điểm hình thái cá lăng chấm: Thân dài. Đầu dẹp bằng, thân và đuôi dẹp bên. Có 4 đôi ...

Nuôi cá lăng nha trong lồng bè

Cá lăng nha có tên khoa học là Mystus Wyckiioides, là loài cá nước ngọt, sống nhiều ở các nước ...

Kỹ thuật nuôi cá lăng nha thương phẩm

Lăng nha (Mystus wyckiioides) là loài cá nước ngọt, thịt trắng chắc, không xương dăm, mùi vị thơm ngon, giá ...

Video xem nhiều

Kỹ thuật bón phân

(Nguồn THVL)

Dưa hấu không hạt - nông nghiệp công nghệ cao

Lâu nay mọi người thường khó chịu khi gặp phải vô số hạt cứng trong ruột dưa hấu. ...