Giải bài toán xuất khẩu tôm sú

(Thủy sản Việt Nam) - Mặc dù sản lượng và giá trị xuất khẩu tôm sú đang bị tôm thẻ chân trắng lấn lướt, thế nhưng, theo nhiều đánh giá, tiềm năng của phân khúc tôm sú rất rộng. Tuy nhiên, để hiện thực hóa được điều này, ngành tôm còn rất nhiều điều phải làm.
Khả quan
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), tính đến hết tháng 10/2016, giá trị xuất khẩu tôm Việt Nam đạt 2,58 tỷ USD, tăng 5,2% so với cùng kỳ năm trước; trong đó, giá trị xuất khẩu tôm sú giảm 4,8% và tôm thẻ chân trắng tăng 11,3% so với cùng kỳ.
Mặc dù tôm sú lận đận, thế nhưng theo đánh giá của người trong cuộc, đây mới chính là đối tượng có tính cạnh tranh tốt, khả năng gia tăng xuất khẩu còn lớn.Ông Lê Văn Quang, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Thủy sản Minh Phú, cho biết, hiện các nước xuất khẩu tôm trên thế giới sản xuất tôm sú với tỷ lệ rất thấp, chẳng hạn Ấn Độ có 80% nuôi thẻ chân trắng, chỉ 20% tôm sú; Thái Lan 97% nuôi thẻ chân trắng và 3% tôm sú; Indonesia có 80% tôm thẻ chân trắng và 20% nuôi tôm sú.Trong khi, nhu cầu về tôm sú trên thế giới, tính riêng những người chỉ ăn tôm sú dù giá có biến động (tăng) cỡ nào, chiếm khoảng 15 - 20% thị phần của toàn ngành. “Như năm nay, do nguồn cung tôm sú thiếu, giá tôm sú từ cuối tháng 6/2016 đến nay tăng 40%, 1 kg tôm sú có giá cao hơn tôm thẻ chân trắng 5 USD, nhưng người ta vẫn ăn”, ông Quang dẫn chứng.
Với xu hướng khả quan như vậy, nếu giải quyết tốt vấn đề giống tôm sú, tức khả năng phát triển sản xuất tốt hơn so với hiện nay, khi đó chỉ cần giá tôm sú cao hơn tôm thẻ chân trắng 1 USD/kg, thì hiệu quả của tôm sú sẽ vượt trội hơn hẳn và thị phần tôm sú sẽ tăng lên 40 - 50% thậm chí hơn, ông Quang khẳng định.
Khó kiểm soát chất lượng
Ông Phạm Anh Tuấn, nguyên Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản, thừa nhận, với khoảng 100 tỷ con tôm giống được sản xuất ra mỗi năm, ngành tôm giống hoàn toàn có thể đáp ứng nhu cầu nuôi trong nước. Nhưng thực tế xét về chất lượng thì thật sự không ổn, thậm chí phải nói là chất lượng rất kém.
Trong khi đó, ông Như Văn Cẩn, Vụ trưởng Vụ nuôi trồng Thủy sản, cho biết trên thị trường có quá nhiều chủng loại thức ăn, thuốc thú y cũng như kháng sinh, chẳng những khiến việc kiểm soát chất lượng khó khăn, mà tôm thành phẩm sản xuất ra cũng thường xuyên có vấn đề. Theo thống kê, hiện có đến 2.800 loại thức ăn hỗn hợp; 3.800 sản phẩm thức ăn bổ sung và 2.800 chất xử lý môi trường. Nuôi tôm bằng con giống kém chất lượng rất dễ dẫn đến bùng phát dịch bệnh, từ đó dẫn đến tình trạng lạm dụng kháng sinh để tránh bị thiệt hại.
Mặt khác, tại các thị trường hàng đầu về nhập khẩu sản phẩm tôm của Việt Nam cũng như các quốc gia khác đều nâng cao các tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm, nghĩa là sản phẩm tôm phải hoàn toàn không có kháng sinh mới được xuất hiện tại các hệ thống phân phối. Chính vì vậy, từ khâu sản xuất để tạo ra sản phẩm xuất khẩu, Việt Nam phải thay đổi. Tuy nhiên, thay đổi bằng cách nào khi chất lượng con giống chưa được giải quyết cũng như việc có quá nhiều các chế phẩm hóa chất kháng sinh như hiện nay, đó thực sự là một vấn đề khó tìm câu trả lời thỏa đáng.
Ông Huỳnh Quốc Tịnh, Điều phối chương trình Nuôi trồng thủy sản và thực phẩm của Quỹ bảo vệ thiên nhiên quốc tế (WWF) cho rằng, cần phải có cơ chế minh bạch trong kiểm tra kháng sinh, chẳng hạn, tiền ngân sách cho kiểm tra vi sinh, kháng sinh phải được công khai. Cần phải có những nghiên cứu nuôi tôm bằng con giống chất lượng, được chứng nhận, và tỷ lệ thành công như thế nào so với tôm không có chứng nhận, vì đây là yếu tố quyết định để loại bỏ cơ sở sản xuất giống kém chất lượng.
|
Nguồn: thuysanvietnam.com.vn
Bài viết cùng danh mục
- Cơ hội cho ngành cá tra Việt Nam phát triển!
- Quy định mạ băng, hàm ẩm trong sản phẩm cá tra sẽ đưa vào Quy chuẩn quốc gia
- Cần Thơ: Xuất khẩu cá tra tăng 20% so cùng kỳ năm 2015
- Thú y thủy sản: Một số biện pháp xử lý vi phạm
- Gian nan dịch bệnh thủy sản
- Cần nâng cao chất lượng cá tra xuất khẩu
- Nuôi cá trê vàng cho hiệu quả cao
- Gian nan ngành tôm 2016
- Xuất khẩu cá tra “tắc” ở đâu?
- Nuôi lồng bè ngoài đảo ở Kiên Giang
Tin xem nhiều
Tài liệu kỹ thuật chăn nuôi thỏ - Phần 5
![]() |
Phần 5: KỸ THUẬT CHĂM SÓC, NUÔI DƯỠNG I. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH SẢN Ở THỎ CÁI 1. ... |
![]() |
Cá lăng vàng là một trong những loài cá lăng hiện diện ở các thủy vực nước ngọt và lợ ... |
Kỹ thuật sinh sản nhân tạo cá lăng chấm
![]() |
Đặc điểm hình thái cá lăng chấm: Thân dài. Đầu dẹp bằng, thân và đuôi dẹp bên. Có 4 đôi ... |
Kỹ thuật nuôi cá lăng nha thương phẩm
![]() |
Lăng nha (Mystus wyckiioides) là loài cá nước ngọt, thịt trắng chắc, không xương dăm, mùi vị thơm ngon, giá ... |
Nuôi cá lăng nha trong lồng bè
![]() |
Cá lăng nha có tên khoa học là Mystus Wyckiioides, là loài cá nước ngọt, sống nhiều ở các nước ... |
Video xem nhiều
Sử dụng thuốc gốc đồng để trừ bệnh
![]() |
(Nguồn THĐT) |
Tác dụng của Canxi với sự sinh trưởng của cây lúa
![]() |
(Nguồn THĐT) |
![]() |
(Nguồn THVL) |
Dưa hấu không hạt - nông nghiệp công nghệ cao
![]() |
Lâu nay mọi người thường khó chịu khi gặp phải vô số hạt cứng trong ruột dưa hấu. ... |
Sinh vật cảnh tiềm năng kinh tế nông nghiệp đô thị
![]() |
(Nguồn THĐT) |