Khánh Hòa: Gỡ khó cho tôm hùm

Tại hội thảo “Phát triển tôm hùm bền vững khu vực miền Trung” do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức tại TP. Nha Trang mới đây, nhiều đại biểu cho rằng nếu không giải quyết được những tồn tại hiện nay để nâng cao sức cạnh tranh, giá trị và thương hiệu tôm hùm nước ta sẽ bị thu hẹp dần.
Theo Vụ Nuôi trồng thủy sản (Tổng cục Thủy sản), tôm hùm ở nước ta phân bố từ Quảng Bình đến Bình Thuận, nhưng tập trung nhiều nhất tại các tỉnh Phú Yên, Khánh Hòa. Đến nay, số lượng lồng nuôi ước tính hơn 53.000 lồng, trong đó Phú Yên 23.627 lồng, Khánh Hòa 28.455 lồng với khoảng 8.000 - 10.000 hộ nuôi, sản lượng đạt khoảng 1.600 tấn/năm, đem lại nguồn thu gần 4.000 tỷ đồng/năm.
Tuy được xem là đối tượng nuôi chính và có giá trị cao, nhưng thực tế nghề tôm hùm thiếu bền vững. Nguồn giống tôm hùm hiện nay phụ thuộc hoàn toàn vào đánh bắt tự nhiên, ước tính hàng năm khai thác được từ 7 - 9 triệu con giống. Ông Huỳnh Kim Khánh, Chi cục trưởng Chi cục Nuôi trồng thủy sản tỉnh cho biết, hiện nay vấn đề con giống phục vụ cho người nuôi rất bị động, bởi chưa sản xuất được con giống. Thế nhưng hiện nay, nguồn tôm giống trong nước cạn kiệt dần do mất môi trường sống. Tại Khánh Hòa, con giống khai thác tự nhiên chỉ đáp ứng được 30 - 40%, còn lại chủ yếu nhập khẩu. Đã vậy, nguồn tôm nhập khẩu chưa có những quy chuẩn kiểm dịch cụ thể để kiểm soát.
Theo định hướng, đến năm 2020 sản lượng tôm hùm nước ta đạt 2.000 - 2.500 tấn. Để đạt được mục tiêu này, theo ông Phạm Khánh Ly - Phó Vụ trưởng Vụ Nuôi trồng thủy sản, trước hết cần giải quyết được gốc rễ các loại dịch bệnh đang gây ra cho tôm hùm. Từ đầu năm 2015 đến nay, tỷ lệ tôm hùm bị bệnh sữa, sữa đỏ chiếm khoảng 25 - 30% và đang gây thiệt hại nặng nề cho người nuôi. Còn Tiến sĩ Nguyễn Thị Bích Thúy, nguyên cán bộ Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản III thì cho rằng, trong mấy năm qua, đã có khá nhiều đề tài nghiên cứu về nuôi tôm hùm, nhưng những đề tài này đa phần nghiên cứu xong rồi thôi, không có ai kế thừa, tiếp tục hoàn thiện nên không phát huy hiệu quả.
Ông Lê Anh Tuấn (Trường Đại học Nha Trang) lấy ví dụ ở Cuba, mỗi năm nước này xuất bán 10.000 tấn tôm hùm, đều là tôm hùm tự nhiên. Đạt được kết quả đó là do họ thành công trong việc bảo tồn nguồn lợi tôm để khai thác một cách hợp lý. “Ở nước ta, sản lượng chỉ bằng 15% của Cuba. Điều này chúng ta phải cân nhắc lại, nên nghiên cứu việc bảo tồn loài tôm tự nhiên để khai thác và nuôi tôm công nghiệp, cái nào hiệu quả hơn để có những điều chỉnh cho định hướng phát triển tôm hùm”, ông Tuấn kiến nghị.
Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Vũ Văn Tám cho rằng, để tháo gỡ những vướng mắc một cách căn cơ, trước mắt Tổng cục Thủy sản gấp rút phối hợp với các đơn vị chuyên trách, các địa phương hoàn thành chi tiết các vùng nuôi tôm. Ngoài ra, việc nghiên cứu và áp dụng khoa học kỹ thuật vào việc ngăn chặn dịch bệnh, thử nghiệm nuôi tôm hùm giống cần triển khai mạnh mẽ hơn. “Đầu ra của tôm hùm hiện nay đang khó khăn, báo chí phản ánh nhiều về việc quá phụ thuộc vào Trung Quốc. Thời gian tới, các ngành chức năng và địa phương nuôi tôm cần có thêm nhiều nghiên cứu để đa dạng loại giống tôm nuôi, làm sao phù hợp với nhiều thị trường để chủ động trong việc tiêu thụ. Nếu quá phụ thuộc vào Trung Quốc như hiện nay, chúng ta sẽ gặp nhiều rủi ro”, ông Tám nói thêm.
Bài viết cùng danh mục
- Trồng dây thuốc cá để bảo vệ tôm, diệt sâu bệnh
- Để cánh đồng mẫu lớn không còn là mẫu
- Bạc Liêu: Nuôi trồng thủy sản: Gặp nhiều khó khăn
- HTX nuôi nghêu Đất Mũi (Cà Mau): Phấn khởi sau vụ nghêu thịt
- Tiến tới liên kết sản xuất giúp ngành cá tra phát triển
- Cá hải tượng
- Cẩn trọng tôm giống giá rẻ
- Sinh sản nhân tạo cá linh ống
- Nuôi tôm mùa nắng nóng: Những điều phải biết
- Phòng bệnh vi bào tử trùng trên tôm
Tin xem nhiều
Tài liệu kỹ thuật chăn nuôi thỏ - Phần 5
![]() |
Phần 5: KỸ THUẬT CHĂM SÓC, NUÔI DƯỠNG I. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH SẢN Ở THỎ CÁI 1. ... |
![]() |
Cá lăng vàng là một trong những loài cá lăng hiện diện ở các thủy vực nước ngọt và lợ ... |
Kỹ thuật sinh sản nhân tạo cá lăng chấm
![]() |
Đặc điểm hình thái cá lăng chấm: Thân dài. Đầu dẹp bằng, thân và đuôi dẹp bên. Có 4 đôi ... |
Kỹ thuật nuôi cá lăng nha thương phẩm
![]() |
Lăng nha (Mystus wyckiioides) là loài cá nước ngọt, thịt trắng chắc, không xương dăm, mùi vị thơm ngon, giá ... |
Nuôi cá lăng nha trong lồng bè
![]() |
Cá lăng nha có tên khoa học là Mystus Wyckiioides, là loài cá nước ngọt, sống nhiều ở các nước ... |
Video xem nhiều
Sử dụng thuốc gốc đồng để trừ bệnh
![]() |
(Nguồn THĐT) |
Tác dụng của Canxi với sự sinh trưởng của cây lúa
![]() |
(Nguồn THĐT) |
![]() |
(Nguồn THVL) |
Dưa hấu không hạt - nông nghiệp công nghệ cao
![]() |
Lâu nay mọi người thường khó chịu khi gặp phải vô số hạt cứng trong ruột dưa hấu. ... |
Sinh vật cảnh tiềm năng kinh tế nông nghiệp đô thị
![]() |
(Nguồn THĐT) |