Kiên Giang: Diện tích thả nuôi tôm nước lợ tăng mạnh trong những tháng đầu năm

Ảnh minh họa

Theo kế hoạch năm 2017, toàn tỉnh Kiên Giang sẽ thả nuôi tôm nước lợ với tổng diện tích 113.000ha, phấn đấu đạt sản lượng 63.000 tấn. Trong đó, diện tích nuôi tôm công nghiệp-bán công nghiệp là 2.600ha, với sản lượng 16.240 tấn; diện tích nuôi tôm-lúa 89.000ha, sản lượng 40.838 tấn còn lại là diện tích nuôi quảng canh cải tiến 21.400ha, sản lượng 5.922 tấn.

Để đạt được mục tiêu kế hoạch đặt ra, Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Kiên Giang đang tập trung chỉ đạo quyết liệt các đơn vị chức năng kết hợp các địa phương tăng cường giám sát vùng nuôi, nhất là khâu quan trắc, cảnh báo môi trường, dịch bệnh để kịp thời xử lý các tình huống xấu phát sinh gây hại tôm nuôi; theo dõi chặt chẽ tình hình thời tiết khô hạn, xâm nhập mặn kết hợp chủ động các giải pháp ứng phó nhanh nhạy, hiệu quả. Bên cạnh đó, tỉnh Kiên Giang cũng tăng cường công tác khuyến ngư, đẩy mạnh áp dụng các tiến bộ khoa học-kỹ thuật, quy trình nuôi tôm tiên tiến, hiệu quả vào sản xuất. Quản lý, kiểm soát chặt chẽ chất lượng tôm giống, cung ứng giống tốt, sạch bệnh cho nông dân thả nuôi.

Ngoài ra, tổ chức lại các vùng nuôi tôm trọng điểm theo hướng cánh đồng mẫu lớn, nâng cao chuỗi giá trị sản xuất, gắn doanh nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu với vùng nguyên liệu. Tập trung nguồn lực đầu tư cải tạo, nâng cấp hệ thống thủy lợi để chủ động điều tiết nguồn nước đáp ứng nhu cầu phát triển nuôi tôm. Xây dựng các mô hình trình diễn nuôi tôm công nghiệp-bán công nghiệp năng suất cao; mô hình tôm-lúa liên kết sản xuất theo hướng VietGAP; nhân rộng quy trình nuôi tôm hai giai đoạn hiệu quả, chất lượng cao…

Đến hết tháng 2/2017, toàn tỉnh Kiên Giang đã thả giống tôm nuôi hơn 66.260ha, đạt hơn 58,6% kế hoạch, tập trung ở các huyện An Minh, An Biên, Vĩnh Thuận, U Minh Thượng, Kiên Lương, Hòn Đất và Gò Quao. Sản lượng thu hoạch khoảng 4.665 tấn, đạt hơn 7,4% kế hoạch, tăng 35,7% so cùng kỳ.

Trong những tháng đầu năm 2017, tình hình thời tiết tương đối thuận lợi, ít xảy ra dịch bệnh gây hại cho tôm. Mặt khác, giá tôm từ đầu năm đến nay luôn ở mức khá cao so với năm 2016. Hiện giá tôm sú loại 30 con/kg giá 245.000-250.000 đồng/kg, tôm thẻ chân trắng 120.000-130.000 đồng/kg nên nông dân phấn khởi đầu tư nuôi tôm.

Nguồn: tongcucthuysan.gov.vn

Tin xem nhiều

Tài liệu kỹ thuật chăn nuôi thỏ - Phần 5

Phần 5: KỸ THUẬT CHĂM SÓC, NUÔI DƯỠNG

I. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH SẢN Ở THỎ CÁI

1. ...

Kỹ thuật nuôi cá lăng vàng

Cá lăng vàng là một trong những loài cá lăng hiện diện ở các thủy vực nước ngọt và lợ ...

Kỹ thuật sinh sản nhân tạo cá lăng chấm

Đặc điểm hình thái cá lăng chấm: Thân dài. Đầu dẹp bằng, thân và đuôi dẹp bên. Có 4 đôi ...

Kỹ thuật nuôi cá lăng nha thương phẩm

Lăng nha (Mystus wyckiioides) là loài cá nước ngọt, thịt trắng chắc, không xương dăm, mùi vị thơm ngon, giá ...

Nuôi cá lăng nha trong lồng bè

Cá lăng nha có tên khoa học là Mystus Wyckiioides, là loài cá nước ngọt, sống nhiều ở các nước ...

Video xem nhiều

Kỹ thuật bón phân

(Nguồn THVL)

Dưa hấu không hạt - nông nghiệp công nghệ cao

Lâu nay mọi người thường khó chịu khi gặp phải vô số hạt cứng trong ruột dưa hấu. ...