Nhiều giải pháp sản xuất lúa - tôm an toàn và hiệu quả

Ảnh minh họa

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Kiên Giang triển khai nhiều giải pháp sản xuất khoảng 66.000 ha lúa - tôm trên vùng U Minh Thượng, ven biển vùng Tứ giác Long Xuyên và ven sông Cái Lớn an toàn, hiệu quả; phấn đấu năng suất bình quân 4,6 tấn/ha, sản lượng hơn 304.000 tấn.

Hiện nay, nông dân ở các vùng sản xuất này đã thu hoạch dứt điểm vụ tôm trên nền đất tôm - lúa, bước vào thời vụ gieo cấy lúa Mùa. Để tránh tình trạng khô hạn, thiếu nước ngọt, mặn xâm nhập gây hại vào giai đoạn giữa và cuối vụ, ngành nông nghiệp tỉnh Kiên Giang khuyến cáo bà con tập trung gieo cấy dứt điểm trong tháng 10. Ông Hoàng Văn Tuấn, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Kiên Giang, cho hay đối với khu vực nhiễm mặn nhẹ, hướng dẫn nông dân rửa mặn đúng quy trình để tránh xảy ra hiện tượng lúa bị ngộ độc mặn, kết hợp thường xuyên đo độ mặn trước khi xuống giống; chọn giống lúa chịu mặn, kháng rầy, thời gian sinh trưởng ngắn, phẩm cấp gạo chất lượng cao để gieo cấy như: OM2517, OM5451, OM6976, OM4900, OM5954…

Vùng sâu trũng gieo trồng các giống lúa trung mùa, giống đặc sản địa phương phù hợp với từng vùng sinh thái cho năng suất ổn định như: một bụi đỏ, một bụi mùa, tài nguyên, lùn Minh Hải. Đối với khu vực nhiễm mặn sâu, độ mặn trong đất còn cao, không thể lấp lại vụ lúa, khuyến cáo nông dân trồng những loại thực vật chịu mặn để cải tạo đất, cải thiện môi trường nhằm đảm bảo cho vụ nuôi tôm tiếp sau đạt kết quả; tuyên truyền, vận động nông dân không tiếp tục thả tôm giống nuôi trong thời vụ canh tác lúa để duy trì tính ổn định, bền vững của mô hình tôm - lúa. Cùng với đó, tỉnh chỉ đạo các địa phương vùng sản xuất U Minh Thượng, ven biển vùng Tứ giác Long Xuyên và ven sông Cái Lớn rà soát lại toàn bộ những tuyến kênh mương trên địa bàn có khả năng xâm nhập mặn sớm, chủ động chuẩn bị phương án đắp đập ngăn mặn, giữ ngọt khi cần thiết. Các cơ quan chức năng t ăng cường công tác dự báo thời tiết, theo dõi tình hình mưa lũ, khô hạn, quản lý vận hành hệ thống cống kiểm soát lũ, ngăn mặn, trữ nước ngọt phục vụ sản xuất, hạn chế đến mức thấp nhất những thiệt hại có thể xảy ra; áp dụng các biện pháp kỹ thuật tiên tiến như “3 giảm - 3 tăng”, quản lý dịch hại tổng hợp, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật an toàn, hiệu quả đảm bảo lúa sinh trưởng tốt, ít ảnh hưởng môi trường. 

Tiến sĩ Đỗ Minh Nhựt, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết: "Trong điều kiện biến đổi khí hậu ngày càng diễn biến phức tạp, gây bất lợi cho sản xuất nông nghiệp thì mô hình lúa - tôm nhiều ưu điểm vượt trội và thích ứng khá tốt. Có thể nói đây là mô hình sản xuất thông minh. Vì vậy, việc tiếp tục đầu tư nghiên cứu khoa học, hoàn thiện quy trình canh tác của mô hình này trong thời gian tới là nhu cầu cấp bách để chuyển giao cho nông dân sản xuất an toàn, bền vững và hiệu quả. Mô hình lúa - tôm, vừa có khả năng ứng phó với biến đổi khí hậu, tạo ra sản phẩm nông sản hàng hóa có giá trị xuất khẩu, vừa giúp nông dân thu về hai nguồn lợi trên cùng một diện tích sản xuất là lúa và tôm trong phát triển kinh tế”./.

Theo mard.gov.vn

Tin xem nhiều

Tài liệu kỹ thuật chăn nuôi thỏ - Phần 5

Phần 5: KỸ THUẬT CHĂM SÓC, NUÔI DƯỠNG

I. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH SẢN Ở THỎ CÁI

1. ...

Kỹ thuật nuôi cá lăng vàng

Cá lăng vàng là một trong những loài cá lăng hiện diện ở các thủy vực nước ngọt và lợ ...

Kỹ thuật sinh sản nhân tạo cá lăng chấm

Đặc điểm hình thái cá lăng chấm: Thân dài. Đầu dẹp bằng, thân và đuôi dẹp bên. Có 4 đôi ...

Kỹ thuật nuôi cá lăng nha thương phẩm

Lăng nha (Mystus wyckiioides) là loài cá nước ngọt, thịt trắng chắc, không xương dăm, mùi vị thơm ngon, giá ...

Nuôi cá lăng nha trong lồng bè

Cá lăng nha có tên khoa học là Mystus Wyckiioides, là loài cá nước ngọt, sống nhiều ở các nước ...

Video xem nhiều

Kỹ thuật bón phân

(Nguồn THVL)

Dưa hấu không hạt - nông nghiệp công nghệ cao

Lâu nay mọi người thường khó chịu khi gặp phải vô số hạt cứng trong ruột dưa hấu. ...