Chuột tấn công lúa ĐX
Tại các huyện Đông Hòa, Phú Hòa, Tuy An, Đồng Xuân (Phú Yên) lúa ĐX đang trong giai đoạn đẻ nhánh, làm đòng bị chuột đồng cắn phá dữ dội, có nguy cơ giảm năng suất.
Tại cánh đồng xã Hòa Hội, Hòa Định Tây, Hòa Định Đông (huyện Phú Hòa) không có đám ruộng nào không có “dấu răng” của chuột. Bà Nguyễn Thị Liên, nông dân ở xã Hòa Định Tây cho hay, năm nay chuột tấn công dữ dội từ khi cây lúa vừa ra lá non.
Tương tự các thửa ruộng xã An Cư (huyện Tuy An) không có đám ruộng nào chuột bỏ sót, có đám chuột cắn lúa trong ruộng thưa thớt nhiều nơi chỉ còn đất trống to bằng cái sàng, cái nong rải rác trong ruộng. Giải pháp đầu tiên cứu lúa khỏi bị chuột cắn ngoài việc dùng thuốc, bà con tranh thủ lấy nước vào ruộng cho “ngập lụt” để ngăn chuột từ bờ bò vào.
Ở một số vùng ruộng cao tại xã An Nghiệp (Tuy An), nông dân túc trực tại ruộng 24/24h bơm nước vào ruộng để ngăn chặn nạn chuột cắn phá. Ngoài việc dùng nilon ngăn bờ và cắm xung quanh ruộng, gây tiếng động hạn chế chuột cắn phá, nông dân còn dùng nilon “bẹo” trắng đồng vẫn không ngăn được chuột.
Tại xã Xuân Bình (TX Sông Cầu), nông dân chủ động ngăn chặn chuột cắn phá lúa từ đầu vụ gieo sạ bằng cách lập hàng rào, dùng nilon bao quanh bốn phía. Một số bà con dùng phương pháp đánh bả diệt chuột. Do diệt chuột không đồng đều nên chúng cắn phá lan từ đám này sang đám khác.
Ông Nguyễn Tấn Thi, Trạm trưởng Trạm BTVT TX Sông Cầu cho biết, lúa ĐX năm nay phát triển tốt, một số nơi gieo sạ sớm gần trổ đòng, nhưng chuột cắn phá nhiều hơn các năm. Theo một số bà con TX Sông Cầu, hầu hết diện tích lúa gieo sạ chủ yếu dựa vào nước trời. Trời nắng gắt, việc tích trữ nước trong ruộng không đủ “ngập đầu ông tý” nên khó ngăn chặn. Diện tích gần bờ dậu cao, bờ mương chuột đào hang ẩn nấp, dùng thuốc nhử, chúng không ăn; cũng không thể dùng biện pháp đào hang diệt ổ, vì thế chuột sinh sản nhiều.
Hàng trăm ha lúa của các xã Bình Kiến, Hòa Kiến (TP Tuy Hòa) dọc theo tuyến tránh quốc lộ 1A cũng bị chuột cắn phá tả tơi. Ông Nguyễn Hữu Doãn, Chi cục trưởng Chi cục BTVT Phú Yên cho rằng, diệt chuột phải diệt xuyên suốt vụ với nhiều biện pháp như dùng tró, thuốc… Vào đầu vụ, nông dân TX Tuy Hòa đã ra quân diệt chuột, nhưng do địa hình phức tạp, lại không tiến hành đồng bộ nên chuột di dời từ vùng này đến vùng khác.
(Theo nongnghiep.vn)
Bài viết cùng danh mục
- KH- CN thúc đẩy nông nghiệp- nông thôn
- Tiền Giang: Trang bị CNTT phục vụ nông nghiệp- nông thôn
- Mô hình lúa xen hoa ở Sa Đéc phát huy hiệu quả bước đầu
- Sốt giống ốc hương
- Tăng sức chống rét cho lúa xuân
- Nông dân trúng mùa, trúng giá lúa Đông Xuân sớm
- Tam Nông nhân rộng hơn 3.000ha cánh đồng hiện đại hóa
- Vụ nuôi tôm năm 2012: Nông dân cần tuân thủ một số quy tắc để có mùa tôm bội thu
- Thí điểm bảo hiểm cây lúa ở Thái Bình
- Bình Định: 4,7 tỷ đồng cho công tác khuyến nông
Tin xem nhiều
Tài liệu kỹ thuật chăn nuôi thỏ - Phần 5
Phần 5: KỸ THUẬT CHĂM SÓC, NUÔI DƯỠNG I. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH SẢN Ở THỎ CÁI 1. ... |
Cá lăng vàng là một trong những loài cá lăng hiện diện ở các thủy vực nước ngọt và lợ ... |
Kỹ thuật sinh sản nhân tạo cá lăng chấm
Đặc điểm hình thái cá lăng chấm: Thân dài. Đầu dẹp bằng, thân và đuôi dẹp bên. Có 4 đôi ... |
Nuôi cá lăng nha trong lồng bè
Cá lăng nha có tên khoa học là Mystus Wyckiioides, là loài cá nước ngọt, sống nhiều ở các nước ... |
Kỹ thuật nuôi cá lăng nha thương phẩm
Lăng nha (Mystus wyckiioides) là loài cá nước ngọt, thịt trắng chắc, không xương dăm, mùi vị thơm ngon, giá ... |
Video xem nhiều
Sử dụng thuốc gốc đồng để trừ bệnh
(Nguồn THĐT) |
Tác dụng của Canxi với sự sinh trưởng của cây lúa
(Nguồn THĐT) |
(Nguồn THVL) |
Dưa hấu không hạt - nông nghiệp công nghệ cao
Lâu nay mọi người thường khó chịu khi gặp phải vô số hạt cứng trong ruột dưa hấu. ... |
Sinh vật cảnh tiềm năng kinh tế nông nghiệp đô thị
(Nguồn THĐT) |