Mô hình nuôi tôm cộng đồng ở Bình Định: Cần nhân rộng
Theo Chi cục Nuôi trồng thủy sản Bình Định, năm nay toàn tỉnh có 2.417ha mặt nước nuôi tôm, nhờ thực hiện khá nghiêm túc lịch thời vụ, kiểm dịch tôm giống, nhân rộng mô hình nuôi tôm cộng đồng… nên hầu hết các địa phương đã hạn chế được tình trạng dịch bệnh, năng suất tôm đạt khá...
Ông Võ Đình Tâm, Chi cục trưởng Chi cục Nuôi trồng thủy sản Bình Định cho biết: Bước vào niên vụ nuôi tôm năm 2011, công tác nuôi tôm trong tỉnh gặp rất nhiều khó khăn do thời tiết diễn biến bất lợi, mưa lũ, rét lạnh kéo dài trong các tháng đầu năm, khô hạn trong các tháng mùa hè đã khiến dịch bệnh tôm diễn biến phức tạp.
Bên cạnh đó, tại các vùng nuôi tôm vẫn còn tồn tại tình trạng người nuôi chưa thực hiện tốt lịch thời vụ, thiếu nguồn tôm giống có chất lượng, công tác kiểm dịch nguồn tôm giống chưa được chú trọng…
Tuy nhiên, nhờ sự chỉ đạo chặt chẽ của UBND tỉnh, ngành nông nghiệp, đơn vị đã nỗ lực khắc phục các khó khăn, phối hợp cùng các địa phương triển khai dập tắt dịch bệnh nên đã đạt kết quả khả quan.
Đến nay, các địa phương đã thu hoạch được gần 2.100 ha, sản lượng tôm nuôi đạt 4.640 tấn. Trong đó, sản lượng tôm chân trắng đạt 4.222 tấn, chiếm trên 91% tổng sản lượng, năng suất bình quân 6 tấn/ha/vụ; tôm sú đạt trên 414 tấn, năng suất bình quân 0,3 tấn/ha/vụ. Đáng chú ý là việc nuôi tôm thẻ chân trắng đạt kết quả rất tốt, một số nơi đạt năng suất 9 - 11 tấn/ha/vụ.
So với mọi năm, năm nay, mùa mưa lũ đến khá muộn nên người nuôi tôm trên địa bàn tỉnh có vụ nuôi thứ 2 khá thắng lợi. Theo ngành chức năng, vụ nuôi tôm thứ 2, toàn tỉnh đưa vào nuôi 379ha, đến thời điểm này đã thu được gần 200ha, năng suất tôm thẻ chân trắng đạt bình quân trên 7 tấn/ha.
Ông Nguyễn Hữu Hiền, cán bộ chuyên trách thủy sản thuộc Phòng NN&PTNT huyện Tuy Phước cho biết: "Vụ nuôi tôm năm nay ở địa phương được mùa lớn so với mọi năm. Toàn huyện có gần 970ha mặt nước đưa vào nuôi tôm. Đến nay, người nuôi đã thu hoạch đạt 100% diện tích. Năng suất tôm bình quân của huyện đạt gần 1 tấn/ha/năm, tăng gần 4% so với cùng kỳ năm trước, sản lượng tôm toàn huyện đạt 890 tấn. Đáng chú ý là tại các vùng nuôi tôm ven đầm Thị Nại có gần 100 ha nuôi tôm thẻ chân trắng theo phương thức thâm canh và bán thâm canh".
Theo phân tích của ngành chức năng, nguyên nhân mang lại năng suất, hiệu quả nuôi tôm đạt cao trong năm nay là nhờ người nuôi tôm đã tuân thủ đúng các giải pháp kỹ thuật và lịch thời vụ thả tôm mà ngành đã khuyến cáo. Tại các vùng nuôi tôm tập trung, các điều kiện về hệ thống hạ tầng, thủy lợi đã được Nhà nước quan tâm đầu tư xây dựng khá hoàn chỉnh, đáp ứng được yêu cầu nuôi tôm.
Ngoài ra, công tác khuyến ngư được tăng cường, các mô hình trình diễn nuôi tôm thân thiện với môi trường được xây dựng rộng khắp, làm cho trình độ nuôi tôm của người dân ngày càng nâng cao.
Một nguyên nhân quan trọng làm cho việc nuôi tôm năm nay thành công là nhờ mô hình nuôi tôm cộng đồng được thực hiện có hiệu quả tại nhiều địa phương. Tại các vùng nuôi thường xuyên bị dịch bệnh đã xây dựng quy chế nuôi tôm rất cụ thể và bắt buộc các hộ phải thực hiện nghiêm chỉnh.
Theo đó, các hộ nuôi tôm phải thực hiện đúng lịch thời vụ do ngành nông nghiệp đề ra; ao đìa phải được cải tạo, diệt khuẩn kỹ lưỡng; con giống thả nuôi phải được kiểm tra kỹ mầm bệnh; trong quá trình nuôi không được xả nước thải bừa bãi ra các khu vực xung quanh làm lây lan dịch bệnh. Khi có dấu hiệu của dịch bệnh, chủ hồ phải báo cáo ngay cho chi hội để có cách xử lý…
Hy vọng rằng với những kinh nghiệm đã rút ra trong niên vụ nuôi tôm vừa qua sẽ là kinh nghiệm quý cho các niên vụ nuôi tôm tiếp theo ở Bình Định.
Theo Kinh tế Nông thôn
Bài viết cùng danh mục
- Nấm rơm tăng giá - bà con Lai Vung phấn khởi
- Cà Mau: Những Kỹ sư không bằng cấp
- Kết quả nhân giống thuỷ sản ở Quảng Yên (Quảng Ninh)
- Lý luận về xây dựng NTM còn đi sau thực tiễn
- Lên Hà Giang trồng dó, làm giàu
- Độc đáo trồng mai kiểng
- Thời cây Hồng Lộc
- Trồng rau sạch, lập website
- Hoa kiểng - Nền công nghiệp xanh
- Sức hút đầu tư máy nông nghiệp rất lớn
Tin xem nhiều
Tài liệu kỹ thuật chăn nuôi thỏ - Phần 5
Phần 5: KỸ THUẬT CHĂM SÓC, NUÔI DƯỠNG I. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH SẢN Ở THỎ CÁI 1. ... |
Cá lăng vàng là một trong những loài cá lăng hiện diện ở các thủy vực nước ngọt và lợ ... |
Kỹ thuật sinh sản nhân tạo cá lăng chấm
Đặc điểm hình thái cá lăng chấm: Thân dài. Đầu dẹp bằng, thân và đuôi dẹp bên. Có 4 đôi ... |
Nuôi cá lăng nha trong lồng bè
Cá lăng nha có tên khoa học là Mystus Wyckiioides, là loài cá nước ngọt, sống nhiều ở các nước ... |
Kỹ thuật nuôi cá lăng nha thương phẩm
Lăng nha (Mystus wyckiioides) là loài cá nước ngọt, thịt trắng chắc, không xương dăm, mùi vị thơm ngon, giá ... |
Video xem nhiều
Sử dụng thuốc gốc đồng để trừ bệnh
(Nguồn THĐT) |
Tác dụng của Canxi với sự sinh trưởng của cây lúa
(Nguồn THĐT) |
(Nguồn THVL) |
Dưa hấu không hạt - nông nghiệp công nghệ cao
Lâu nay mọi người thường khó chịu khi gặp phải vô số hạt cứng trong ruột dưa hấu. ... |
Sinh vật cảnh tiềm năng kinh tế nông nghiệp đô thị
(Nguồn THĐT) |