Nuôi cá vược thương phẩm trong nước ngọt
Cá vược (Lates calcarifer) là loài cá có giá trị dinh dưỡng và kinh tế cao. Có thể sống trong môi trường nước ngọt, lợ, mặn; tốc độ phát triển tốt. Sau 6-8 tháng nuôi, cá đạt cỡ thương phẩm từ 0,5-0,8kg/con, tỷ lệ sống đạt trên 70%.
Hiện nay, đối tượng nuôi đặc sản nước ngọt chưa đa dạng, việc đưa cá vược vào nuôi trong ao nước ngọt sẽ góp phần chuyển đổi, đa dạng đối tượng nuôi thuỷ sản và tăng hiệu quả kinh tế.
Cá vược là loài cá dữ, phân đàn, thường ăn thịt lẫn nhau. Do vậy, để hạn chế tỷ lệ hao hụt, nuôi cá vược nên chia thành 2 giai đoạn: Giai đoạn ương cá giống và giai đoạn nuôi cá thịt.
I. Giai đoạn ương cá giống
1. Bố trí ao ương
- Ao có kích thước từ 500 -1.000m2.
- Mức nước trong ao từ 1,2-1,5m.
- Cửa cống có lưới chắn với kích thước mắt lưới là 1mm để ngăn sự xâm nhập của địch hại và sinh vật cạnh tranh thức ăn, đồng thời hạn chế cá giống thoát ra ngoài.
2. Chuẩn bị ao ương
- Tháo cạn ao nuôi, nạo vét bùn đáy, diệt cá tạp.
- Bón vôi nung: 30-50 kg/1.000m2. Phơi đáy ao từ 3 - 5 ngày.
3. Cách thuần dưỡng cá
Mặc dù cá vược có thể nuôi trong ao nước ngọt, lợ hoặc mặn, nhưng cá con cần phải thuần hoá dần với nồng độ muối nơi cung cấp giống gần tương ứng với nồng độ muối trong ao ương để giảm tỷ lệ hao hụt.
4. Thao tác thả cá giống
Việc thả cá giống được tiến hành vào buổi sáng (6-8 giờ) hoặc chiều tối (17-18 giờ). Trước khi thả giống cần ngâm bao cá giống trong môi trường nước ao khoảng 5 - 10 phút. Sau đó mở miệng bao để cho cá từ từ bơi ra. Cỡ cá thả từ 2 - 3 cm, mật độ từ 20 - 50 con/m2.
5. Thức ăn và cách cho cá ăn
- Cá tạp xay nhuyễn hoặc băm nhỏ (cỡ mồi 4 - 6mm).
- Tuần thứ nhất: Cho cá ăn với tỷ lệ 100% khối lượng thân và cho ăn 2 lần/ngày (8 giờ và 17 giờ).
- Tuần thứ hai: Cho cá ăn với tỷ lệ 60% khối lượng thân.
- Tuần thứ ba: Cho cá ăn với tỷ lệ 40% khối lượng thân.
- Thời gian và vị trí cho cá ăn cần cố định. Cá vược bắt mồi chủ động và không ăn thức ăn chìm ở đáy ao, nên cho cá ăn từ từ. Khi ăn no cá phân tán thì ngừng cấp thức ăn. Trong vài ngày đầu sau khi thả cá nên cho cá ăn 5 - 6 lần/ngày đến khi cá thích nghi hoàn toàn thì có thể giảm số lần cho ăn còn 2 lần/ngày.
- Sau 2 - 3 tuần, cá giống đạt cỡ 8 - 10cm thì chuyển sang ao nuôi cá thịt.
II. Giai đoạn nuôi cá thịt
1. Chuẩn bị ao nuôi
Gồm các bước như chuẩn bị ao ương.
2. Thả cá giống
- Mật độ thả cá: 2-3 con/m2.
- Cỡ cá giống: 8-10 cm.
- Công thức thả ghép 1: cá vược 23%, rô phi 38%, mè 19%, trôi 15%, chép 5%. Thả cá vào buổi sáng sớm hoặc buổi chiều mát.
Cá vược được thả trước từ 7-15 ngày sau đó mới thả các loại cá khác. Mục đích là cho cá vược quen ăn mồi chết.
Cá rô phi 20-30 con/kg, trôi 10-15 con/kg, mè 8-10 con/kg, chép 8-10con/kg.
- Công thức thả ghép 2: thả 100-200 kg cá rô phi ta (80-50g/con)/30.000-50.000m2. Sau 25-30 ngày mới thả cá vược giống cỡ 8-12 cm với mật độ 2 con/m2. Mục đích, cá rô phi sinh sản nhanh làm mồi cho cá vược, giảm thiểu lượng thức ăn bổ sung.
3. Thức ăn và cách cho cá ăn
- 2 tháng đầu: Cho cá ăn từ 10-15% khối lượng thân, 2 lần/ngày.
- Các tháng sau: Cho cá ăn từ 5-7% khối lượng thân, 1 lần/ngày.
- Khi cá đạt cỡ 1-1,2 kg/con cho ăn từ 3-5% khối lượng thân.
- Thức ăn được cắt nhỏ hoặc để nguyên con khi cá lớn.
Còn tiếp Kỳ II: Quản lý chất lượng ao nuôi và thu hoạch
Nguồn Thủy sản Việt Nam
Bài viết cùng danh mục
- Hết nghèo nhờ nuôi cá lồng bè
- Giá tôm nguyên liệu đang cao kỷ lục
- Giống lúa lai C ưu đa hệ số 1
- Đồng Tháp: Thành công về sản lượng và hiệu quả nuôi cá tra
- Tam Nông trúng lúa thu đông
- ĐBSCL xuất khẩu 5,8 triệu tấn gạo
- Sôi động vụ ớt mới
- Năm 2012, nhiều giải pháp nâng cao chất lượng và sản lượng thủy sản trên địa bàn tỉnh
- Lo trễ lịch thời vụ
- Trà Vinh: Nuôi thử nghiệm 200 ngàn con tôm thẻ chân trắng cho lợi nhuận trên 170 triệu đồng
Tin xem nhiều
Tài liệu kỹ thuật chăn nuôi thỏ - Phần 5
Phần 5: KỸ THUẬT CHĂM SÓC, NUÔI DƯỠNG I. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH SẢN Ở THỎ CÁI 1. ... |
Cá lăng vàng là một trong những loài cá lăng hiện diện ở các thủy vực nước ngọt và lợ ... |
Kỹ thuật sinh sản nhân tạo cá lăng chấm
Đặc điểm hình thái cá lăng chấm: Thân dài. Đầu dẹp bằng, thân và đuôi dẹp bên. Có 4 đôi ... |
Nuôi cá lăng nha trong lồng bè
Cá lăng nha có tên khoa học là Mystus Wyckiioides, là loài cá nước ngọt, sống nhiều ở các nước ... |
Kỹ thuật nuôi cá lăng nha thương phẩm
Lăng nha (Mystus wyckiioides) là loài cá nước ngọt, thịt trắng chắc, không xương dăm, mùi vị thơm ngon, giá ... |
Video xem nhiều
Sử dụng thuốc gốc đồng để trừ bệnh
(Nguồn THĐT) |
Tác dụng của Canxi với sự sinh trưởng của cây lúa
(Nguồn THĐT) |
(Nguồn THVL) |
Dưa hấu không hạt - nông nghiệp công nghệ cao
Lâu nay mọi người thường khó chịu khi gặp phải vô số hạt cứng trong ruột dưa hấu. ... |
Sinh vật cảnh tiềm năng kinh tế nông nghiệp đô thị
(Nguồn THĐT) |