Tương lai rộng mở cho cây lúa Sóc Trăng
Nghị quyết năm 2011 của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Sóc Trăng đã thông qua chỉ tiêu sản lượng lúa của năm là 1,9 triệu tấn. Thực hiện Nghị quyết của Chính Phủ và hưởng ứng chủ trương của Bộ Nông nghiệp và PTNT về tăng thêm 1 triệu tấn lúa ở khu vực ĐBSCL, tỉnh Sóc Trăng đã chỉ đạo cơ cấu lại mùa vụ, đẩy mạnh các biện pháp nâng cao năng suất, phấn đấu đạt sản lượng lúa 2 triệu tấn, tăng thêm 100.000 tấn so với chỉ tiêu kế hoạch. Kết quả tới thời điểm này, tỉnh đạt trên 2 triệu tấn lúa. Điều này có ý nghĩa rất quan trọng góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết 11/NQ-CP của Chính phủ. Đây cũng là một thành tích của nông dân Sóc Trăng chào mừng Festivanl Lúa gạo Việt Nam lần thứ 2 được tổ chức tại tỉnh nhà. Điều đáng phấn khởi là, năm nay tình hình tiêu thụ lúa thuận lợi, giá lúa nhìn chung cao hơn các năm. Niềm vui trúng mùa, trúng giá mà người nông dân trồng lúa mong đợi lâu nay đã trở thành hiện thực.
Gạo thơm Ngọc Đồng có mặt tại các siêu thị trong nước và nhiều siêu thị châu Âu, Nhật Bản, Hoa Kỳ |
Nghị quyết Đại hội đại biểu lần thứ XII của tỉnh Đảng bộ Sóc Trăng nhiệm kỳ 2011-2015 tiếp tục xác định nông nghiệp là thế mạnh của tỉnh. Trong đó lúa và thủy sản là hai mặt hàng nông sản chủ lực cần tập trung phát triển theo hướng ổn định về diện tích, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh trên thị trường.
Riêng với sản xuất lúa, đây là ngành sản xuất truyền thống và gắn bó lâu đời với người nông dân Sóc Trăng, cũng là nguồn thu nhập chính của phần lớn nông dân; đồng thời góp phần đảm bảo an ninh lương thực. Với lợi thế về điều kiện địa lý, thổ nhưỡng, cùng một giống lúa gieo trồng ở Sóc Trăng sẽ cho chất lượng tốt hơn. Cơ cấu mùa vụ gieo trồng lúa ở Sóc Trăng cũng thuận lợi cho việc tiêu thụ khi thu hoạch so với một số tỉnh trong khu vực ĐBSCL. Ngay từ vụ Đông Xuân 2011-2012, tỉnh Sóc Trăng sẽ tập trung triển khai mạnh chủ trương về xây dựng cánh đồng mẫu lớn; đồng thời triển khai Quyết định số 820/QĐ-CTUBND ngày 7 tháng 9 năm 2011 của tỉnh về hỗ trợ lãi suất cho nông dân mua 150 máy gặt đập liên hợp, cơ gới hóa khâu thu hoạch lúa.
Một dẫn chứng để minh họa cho thành công của người trồng lúa ở Sóc Trăng khi đưa gạt lúa quê hương đến với mọi người. Đó là những người nông dân ấp Hòa Lời, xã Ngọc Đông thuộc huyện Mỹ Xuyên, vùng nước lợ hồi nào rất nghèo, mấy năm nay làm lúa theo tiêu chuẩn Global GAP cùng Cty Cổ phần Gentraco (Cần Thơ) xây dựng thương hiệu “gạo thơm Ngọc Đồng”.
Chuyện bắt đầu từ cuối năm 2008, khi lúa-tôm bén rễ trên vùng đất Ngọc Đông bao đời bạc phếch, nghèo nàn, 12 xã viên HTX Lúa-Tôm Hòa Lời ở ấp Hòa Lời, xã Ngọc Đông, hùn nhau 21 ha làm lúa thơm theo tiêu chuẩn Global GAP. Đến tháng 7/2011, thêm 19 hộ nữa tham gia, nâng tổng diện tích lên 61 ha. Có lợi ích cụ thể, người nông dân tiếp thu cái mới thật nhanh.
Để được chứng nhận Global GAP, nông dân phải học và tuân thủ hơn 200 qui định khắt khe. Ông Mai Văn Chánh, Chủ nhiệm HTX Lúa-Tôm Hòa Lời, tâm sự: Để có được “Giấy thông hành” Global gap, bà con phải trải qua nhiều nhiều khó khăn, thử thách. Đó là phải tuân thủ các qui định như phải có nhà kho chứa phân bón, thuốc bảo vệ thực vật; điểm pha nông dược phải có vòi xả nước, có tủ thuốc y tế, có sổ ghi chép nhật ký đồng ruộng rõ ràng, ghi đủ từng loại phân, thuốc, thời điểm sử dụng…
Cánh đồng mẫu ở Sóc Trăng |
Đây là điều mà xưa nay mấy khi nhà nông biết tới. Hợp tác xã phải thành lập cơ cấu tổ chức từ lãnh đạo đến văn thư, thủ kho, thanh tra viên nội bộ và thực hiện kiểm tra định kỳ, đột xuất; phải phân loại và lưu trữ hồ sơ tài liệu trong thực hành Global gap để phục vụ cho việc truy vết và tách biệt sản phẩm….Nhưng, với quyết tâm làm giàu trên thửa ruộng của mình, xã viên HTX đã có sự nỗ lực cao, đáp ứng được yêu cầu theo tiêu chuẩn Global Gap. Ngày nhận Giấy chứng nhận Global gap và nhất là khi Công ty Gentraco thu mua với giá tăng thêm 20%, xã viên đạt giá trị tăng thêm 6 triệu 760 ngàn đồng 1 ha, bà con vui như mở hội. Hiện nay, Gạo Ngọc Đông đã có mặt tại các hệ thống siêu thị trong cả nước và đang được công ty Gentraco chào hàng ở nhiều nước trên thế giới.
Như vậy, từ vùng đất nuôi tôm mỗi năm chỉ làm một vụ lúa, làm lúa thơm mới cho hiệu quả kinh tế cao và theo tiêu chuẩn Global GAP thì hiệu quả lại càng cao hơn, nhà nông không phấn khởi mới là lạ. Ông Mai Văn Chánh tâm sự: “Bà con trong hợp tác xã của chúng tôi rất vui mừng và xúc động khi thấy hạt lúa ở vùng quê xa xôi trở thành mặt hàng cao cấp được nhiều nơi biết đến”.
Chỉ năm đầu tiên, năm 2009 so với năm 2008, sản lượng lúa tăng 10,5%; lợi nhuận của nông dân tăng xấp xỉ 66%; lợi nhuận của Gentraco tăng 135%. Nông dân Nguyễn Văn Tùng gia đình có một héc-ta, cho biết, “làm một vụ mà lãi hơn 27 triệu đồng, trước kia nằm mơ cũng không thấy”. Vụ lúa tiếp theo, hợp tác xã Hòa Lời tiếp tục ký kết hợp đồng với công ty Gentaco sản xuất lúa theo quy trình Global gap và được thu mua toàn bộ sản lượng với giá cao hơn thị trường 25 %. Điều đó đã cho thấy vị thế của gạo thơm Sóc Trăng được nâng lên về giá trị khi đạt tiêu chuẩn Global gap.
Tháng 7/2011, mối liên kết đi tới thành lập “Liên minh sản xuất, chế biến và tiêu thụ gạo thơm Ngọc Việt-Hòa Lời”. Vẫn nền tảng liên kết bốn nhà nhưng có Ban quản lý Liên minh để điều phối chung, nhằm phát huy mặt tốt, hạn chế mặt yếu. Giám đốc Sở NN-PTNT Sóc Trăng Quách Văn Nam nói, từ đây các hỗ trợ của nhà nước cho nông dân và nông nghiệp, không qua cơ quan hành chính kiểu phong trào nữa mà qua Liên minh để có lúa gạo hàng hóa chất lượng cao. Cũng từ đó, nông dân tiên tiến, nông trang hiện đại, nông thôn mới hiện hình. Liên minh có 31 hộ, tổng diện tích thực hiện Global GAP 61 ha. Để duy trì sản phẩm an toàn cho người lao động, người tiêu dùng và môi trường, phải đầu tư gần 15 tỷ đồng từ sản xuất đến bảo quản chế biến. Trong đó, HTX đầu tư gần 1,8 tỷ, doanh nghiệp 11,5 tỷ, còn lại dự án của nhà nước hỗ trợ. Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ Cty Cổ phần Gentraco Nguyễn Trung Kiên cho biết, đầu tư của doanh nghiệp chủ yếu về nhà máy chế biến và tiếp thị mở rộng thị trường.
Ông Trầm Tấn Thành, phụ trách dự án lúa chất lượng cao của Cty Cổ phần Gentraco, trực tiếp làm việc với HTX Lúa-Tôm Hòa Lời cho biết, tháng 9 thu hoạch xong vụ tôm nuôi, nông dân xuống giống lúa và gần Tết sẽ thu hoạch, năm nay sản lượng dự kiến hơn 330 tấn lúa, doanh nghiệp bao tiêu hết. Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ Nguyễn Trung Kiên cho biết thêm, Gentraco đã có mạng lưới phân phối trong cả nước và xuất khẩu mỗi năm hơn 300.000 tấn gạo, mục tiêu lâu dài là mỗi năm có thêm 1.500 tấn gạo thơm Ngọc Đồng để đưa vào siêu thị châu Âu, Nhật Bản, Hoa Kỳ. Năm 2010, HTX Lúa-tôm Hòa Lời xuống giống ST13, vì ít bệnh nên hạt gạo trắng đẹp, xay được nhiều hạt gạo nguyên, dài đến 7,4 mm. Gạo thơm Ngọc Đồng, hạt ngọc từ cánh đồng nhiễm mặn nghìn đời xưa heo hút, đang cho cơm ngày càng thơm dẻo, hương tỏa, lan xa….
Với giấy chứng nhận Global gap, hạt gạo Sóc Trăng đã có cơ hội xâm nhập sâu vào thị trường gạo cao cấp thuận lợi hơn, đồng thời cũng chứng minh rằng: Trình độ của người trồng lúa ở Sóc Trăng đã có bước tiến bộ vượt bậc, có thể tiếp thu và ứng dụng kỹ thuật mới tiên tiến theo tiêu chuẩn Quốc tế để đưa “hạt ngọc” của quê hương mình theo những chuyến tàu đi xa... Từ nhiều năm nay, gạo đặc sản mang tên ST của Sóc Trăng đã nổi tiếng thơm, ngon trên thị trường trong và ngoài nước, chứng nhận Global gap sẽ tăng lợi thế cạnh tranh khẳng định vị thế của lúa gạo Sóc Trăng trên thương trường.
Cơ giới hóa nông nghiệp đang được triển khai rộng khắp tại ĐBSCL |
Nói về tương lai của cây lúa Sóc Trăng cũng như cây lúa của cả khu vực sau mỗi kỳ Festival, ông Quách Văn Nam, Giám đốc Sở NN&PTNT Sóc Trăng, cho biết: “Tôi mong Festival Lúa gạo Việt Nam sẽ trở thành một hoạt động định kỳ nhằm tôn vinh người nông dân trực tiếp trồng lúa, ghi nhận công lao các nhà khoa học, các doanh nhân, các nhà quản lý đã góp phần đưa hạt gạo Việt Nam. Hạt ngọc Việt vươn ra thế giới, giúp nông dân trồng lúa làm giàu. Nhân dịp Festival tổ chức tại tỉnh Sóc Trăng, theo tôi, đây là dịp để Sóc Trăng tiến hành tiếp thị địa phương thông qua các hoạt động trước, trong và sau Festival Lúa gạo Việt Nam. Đó là một Sóc Trăng thân thiện, mến khách và là điểm đến đầu tư đáng tin cậy, là nơi có nhiều điểm du lịch, hấp dẫn trước khách tham quan và bạn bè trong nước, quốc tế. Đồng thời, thông qua Festival Lúa gạo Việt Nam lần này, ngành nông nghiệp tỉnh nhà có dịp giao lưu, học hỏi được nhiều kinh nghiệm từ các tỉnh trong khu vực và cả nước, bạn bè quốc tế về sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất lúa gạo nói riêng. Một vấn đề rất có ý nghĩa sau kỳ Festival này mà chúng tôi cũng rất mừng là tỉnh Sóc Trăng là nơi có rất đồng đồng bào dân tộc Khmer sinh sống, nghề chính của bà con là trồng lúa.
Theo đánh giá chung, hiện nay người nông dân Khmer đã có rất nhiều tiến bộ vượt bậc so với trước, đã có nhiều hộ nông dân sản xuất giỏi trở thành tỉ phú là người dân tộc Khmer. Thời gian qua, nhiều chương trình, dự án được đầu tư vào vùng dân tộc. Trong đó có chương trình chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cho đồng bào dân tộc Khmer đã được thực hiện với nhiều hình thức phong phú, tạo điều kiện cho bà con tiếp cận với những tiến bộ kỹ thuật, hỗ trợ bà con áp dụng các tiến bộ về giống, về kỹ thuật canh tác, chăm sóc, thu hoạch, bảo quản lúa, gạo… Từ đó, năng suất, sản lượng, chất lượng sản xuất lúa của bà Khmer cũng ngang bằng với bà con người Kinh, người Hoa trong vùng.
Tuy nhiên, hiện do nhiều nguyên nhân khác nhau nên việc tiếp thu và áp dụng kỹ thuật trong sản xuất lúa của một số hộ nông dân Khmer còn hạn chế. Mặt khác, họ thiếu vốn sản xuất, từ đó hiệu quả trồng lúa chưa được cao. Về vấn đề này, tới đây ngành Nông nghiệp sẽ tiếp tục phối hợp với các ngành chức năng, các địa phương để có biện pháp hỗ trợ bà con nông dân Khmer nâng cao thu nhập từ sản xuất lúa. Festival cũng là cơ hội để bà con mở rộng, nâng cao trình độ sản xuất, làm giàu trên chính mảnh đất của mình.
Nguồn KTNT
Bài viết cùng danh mục
- ĐBSCL: Tôm càng xanh mùa lũ trúng giá
- Chế máy xới đào bồn cà phê
- Trồng khoai lang tím Nhật lãi 3-4 tỷ/năm
- An Giang: Nâng cao nhận thức cho cán bộ khuyến ngư về VietGap trong nuôi trồng thủy sản
- Trà Vinh: Vụ dưa hấu mùa nghịch ở Cầu Ngang
- Hà Giang: Mô hình trồng cỏ gắn với chăn nuôi đạt hiệu quả kinh tế cao
- Bí quyết trồng rau muống cạn
- Trại gà Global GAP
- Gia Lai: Chế máy xới đào bồn cà phê
- Bạc Liêu: Thành công với mô hình nuôi đa canh, đa con kết hợp khép kín
Tin xem nhiều
Tài liệu kỹ thuật chăn nuôi thỏ - Phần 5
Phần 5: KỸ THUẬT CHĂM SÓC, NUÔI DƯỠNG I. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH SẢN Ở THỎ CÁI 1. ... |
Cá lăng vàng là một trong những loài cá lăng hiện diện ở các thủy vực nước ngọt và lợ ... |
Kỹ thuật sinh sản nhân tạo cá lăng chấm
Đặc điểm hình thái cá lăng chấm: Thân dài. Đầu dẹp bằng, thân và đuôi dẹp bên. Có 4 đôi ... |
Nuôi cá lăng nha trong lồng bè
Cá lăng nha có tên khoa học là Mystus Wyckiioides, là loài cá nước ngọt, sống nhiều ở các nước ... |
Kỹ thuật nuôi cá lăng nha thương phẩm
Lăng nha (Mystus wyckiioides) là loài cá nước ngọt, thịt trắng chắc, không xương dăm, mùi vị thơm ngon, giá ... |
Video xem nhiều
Sử dụng thuốc gốc đồng để trừ bệnh
(Nguồn THĐT) |
Tác dụng của Canxi với sự sinh trưởng của cây lúa
(Nguồn THĐT) |
(Nguồn THVL) |
Dưa hấu không hạt - nông nghiệp công nghệ cao
Lâu nay mọi người thường khó chịu khi gặp phải vô số hạt cứng trong ruột dưa hấu. ... |
Sinh vật cảnh tiềm năng kinh tế nông nghiệp đô thị
(Nguồn THĐT) |