Tỷ phú nhím

Mô hình nuôi nhím của ông Lang Văn Xuyên tại khối 8, thị trấn Kim Sơn, huyện Quế Phong (Nghệ An) được người dân tìm mua con giống, học hỏi kinh nghiệm.

Trang trại nhím của gia đình ông Xuyên trên diện tích khoảng 1 sào đất vườn, chia thành 3 khu vực chuồng tách rời nhau, tổng cộng 42 ô nuôi cả chục con nhím. Đây là trang trại nhím lớn nhất huyện Quế Phong. Hàng năm trừ chi phí, thu nhập từ bán nhím giống đưa lại cho gia đình ông số tiền lãi lên tới hơn 800 triệu đồng.

Ông Xuyên kể, trong một lần cùng cơ quan đi công tác ở Quảng Ninh, ông có dịp ghé thăm trại nhím của một người bạn và được tiếp cận trực tiếp mô hình nuôi nhím sinh sản, hiệu quả kinh tế cao. Ý định nuôi nhím của ông bắt đầu từ đây. Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, đặc biệt là cuốn sách “Kỹ thuật nuôi nhím sinh sản” do anh bạn ở Quảng Ninh tặng để tham khảo. Điều này càng củng cố thêm quyết tâm làm giàu từ nhím của ông. Từ năm 2005 ông Xuyên quyết định bỏ nuôi trâu sang nuôi nhím sinh sản.

Việc làm được coi là "liều lĩnh" của ông Xuyên đem nhiều hoài nghi cho mọi người về sự thành công của mô hình. Có người cho rằng nuôi nhím là "ném tiền qua cửa sổ" bởi từ trước đến nay trên địa bàn huyện Quế Phong chưa có mô hình nào thành công, huống gì nghĩ đến chuyện giàu từ nhím.

Cho đến nay trang trại gia đình có 35 nhím cái và 17 nhím đực sinh sản đều đặn. Trung bình mỗi cặp nhím bố mẹ sinh sản 2 lần/năm, mỗi lần sinh 2 con, cá biệt có con sinh 3. Tính trung bình mỗi cặp nhím con sinh ra, sau 1 tháng 10 ngày thì có thể xuất bán với giá từ 14 đến 15 triệu đồng.

Ông bật mí: "Nhím là động vật rất dễ nuôi, đầu tư ít, sinh lời cao. Nuôi nhím không tốn nhiều công sức và thời gian. Đặc điểm của nhím là loài gặm nhấm nên thức ăn của chúng rất đơn giản và dễ kiếm; chủ yếu là các loại rau, quả, củ... Hàng ngày cho chúng ăn và vệ sinh ừ 1 đến 2 lần. Điều quan trọng nhất nuôi nhím sinh sản là chọn những nhím con lông mượt, bóng; bề ngoài nhanh nhẹn, khỏe mạnh. Hay có thể thử bằng cách cho nhím ăn hỗn tạp các loại thức ăn như rau, củ, thân cây mềm...

Nếu thấy nhím ăn nhanh, ăn tạp thì chọn làm giống. Đồng thời khi nuôi nhím sinh sản cần chú ý đến việc ghép đôi. Cần tránh hình thức ghép tùy tiện bởi có nhiều trường hợp nhím bố mẹ cùng "huyết thống" sẽ ảnh hưởng đến sinh sản, nhím không đẻ hoặc lâu mới đẻ, nhím con sinh ra không khỏe mạnh, có thể mang dị tật…

Ông Lương Văn Khuê, Chủ tịch Hội Nông dân huyện Quế Phong cho biết, trên địa bàn huyện có khoảng hơn 20 hộ nuôi nhím sinh sản. Các mô hình bước đầu đã đem lại lợi nhuận đáng kể cho bà con. Trong đó phải kể đến ông Lang Văn Xuyên, người đầu tiên mạnh dạn đưa giống nhím rừng về nuôi thuần chủng. Thời gian tới huyện có chủ trương hỗ trợ vốn, khuyến khích phát triển mô hình nuôi nhím...

(Theo nongnghiep.vn)

Tin xem nhiều

Tài liệu kỹ thuật chăn nuôi thỏ - Phần 5

Phần 5: KỸ THUẬT CHĂM SÓC, NUÔI DƯỠNG

I. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH SẢN Ở THỎ CÁI

1. ...

Kỹ thuật nuôi cá lăng vàng

Cá lăng vàng là một trong những loài cá lăng hiện diện ở các thủy vực nước ngọt và lợ ...

Kỹ thuật sinh sản nhân tạo cá lăng chấm

Đặc điểm hình thái cá lăng chấm: Thân dài. Đầu dẹp bằng, thân và đuôi dẹp bên. Có 4 đôi ...

Nuôi cá lăng nha trong lồng bè

Cá lăng nha có tên khoa học là Mystus Wyckiioides, là loài cá nước ngọt, sống nhiều ở các nước ...

Kỹ thuật nuôi cá lăng nha thương phẩm

Lăng nha (Mystus wyckiioides) là loài cá nước ngọt, thịt trắng chắc, không xương dăm, mùi vị thơm ngon, giá ...

Video xem nhiều

Kỹ thuật bón phân

(Nguồn THVL)

Dưa hấu không hạt - nông nghiệp công nghệ cao

Lâu nay mọi người thường khó chịu khi gặp phải vô số hạt cứng trong ruột dưa hấu. ...