Đồng Tháp: Nuôi trồng thủy sản là thế mạnh sau cây lúa

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Nguyễn Thị Xuân Thu đã có buổi làm việc với Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Đồng Tháp về tình hình phát triển giống và nuôi thủy sản của tỉnh.

Theo báo cáo của Chi cục Thủy sản tỉnh Đồng Tháp, nuôi thủy sản là thế mạnh nông nghiệp đứng thứ hai sau cây lúa, đến nay đã có hơn 6.700ha diện tích nuôi thủy sản trong đó cá tra đạt diện tích 1.400ha, tôm càng xanh 1.200ha và hơn 4.000ha nuôi các loại cá khác. Tổng sản lượng thủy sản nuôi ước đạt 360 nghìn tấn, sản lượng khai thác tự nhiên đạt 13 nghìn tấn, đạt 100% kế hoạch năm 2011. Trong thời gian qua việc nuôi thủy sản gặp nhiều khó khăn, bất lợi do thời tiết, giá vật tư, thức ăn thủy sản tăng nhanh, nhất là trước tình hình mưa lũ như hiện nay nhiều diện tích ao nuôi bị ngập, sạt lỡ dẫn đến thất thoát thủy sản nuôi. Toàn tỉnh đã có hơn 206ha ao nuôi thủy sản bị thiệt hại, ước tính 13 tỷ đồng.

Đồng Tháp được đánh giá là địa phương có sự phát triển hài hòa, cân đối giữa sản xuất thức ăn thủy sản và người nuôi với các nhà máy chế biến thủy sản. Bên cạnh đó công tác sản xuất giống cũng được tỉnh quan tâm phát triển. Mỗi năm các cơ sở cung cấp từ 1,2 đến 1,3 tỷ con cá tra giống cho người nuôi, đối với giống tôm càng xanh vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu về số lượng cũng như chất lượng.

Trong buổi làm việc Thứ trưởng Nguyễn Thị Xuân Thu chia sẻ những khó khăn và thiệt hại do lũ lụt mà tỉnh đang gặp phải, đồng thời đánh giá cao vai trò quản lý cũng như sự nỗ lực của cán bộ ngành nông nghiệp tỉnh Đồng Tháp đã vượt qua những trở ngại, giữ vững tốc độ tăng trưởng trong thời gian qua và cần tiếp tục phát triển nghề nuôi thủy sản, nâng cao thu nhập cho người dân.

Thứ trưởng đã ghi nhận những kiến nghị của tỉnh về việc cần có những chính sách cụ thể để phát triển nghề nuôi thủy sản trong đó có cấp kinh phí cơ sở hạ tầng, khuyến ngư để phục vụ sản xuất thủy sản. Kiến nghị Bộ Nông nghiệp và PTNT chỉ đạo Viện Nghiên cứu và nuôi trồng thủy sản 2 tập trung chọn lọc giống cá tra, tôm càng xanh và sản xuất các loài cá bản địa để cung cấp cho tỉnh.

Bên cạnh đó tỉnh cũng kiến nghị Trung ương nên tăng mức hỗ trợ đối với những hộ nuôi thủy sản bị thiệt hại, thực hiện khoanh nợ và cho vay mới để người dân có vốn tiếp tục sản xuất.

Nguồn Báo Kinh tế Nông thôn

Tin xem nhiều

Tài liệu kỹ thuật chăn nuôi thỏ - Phần 5

Phần 5: KỸ THUẬT CHĂM SÓC, NUÔI DƯỠNG

I. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH SẢN Ở THỎ CÁI

1. ...

Kỹ thuật nuôi cá lăng vàng

Cá lăng vàng là một trong những loài cá lăng hiện diện ở các thủy vực nước ngọt và lợ ...

Kỹ thuật sinh sản nhân tạo cá lăng chấm

Đặc điểm hình thái cá lăng chấm: Thân dài. Đầu dẹp bằng, thân và đuôi dẹp bên. Có 4 đôi ...

Nuôi cá lăng nha trong lồng bè

Cá lăng nha có tên khoa học là Mystus Wyckiioides, là loài cá nước ngọt, sống nhiều ở các nước ...

Kỹ thuật nuôi cá lăng nha thương phẩm

Lăng nha (Mystus wyckiioides) là loài cá nước ngọt, thịt trắng chắc, không xương dăm, mùi vị thơm ngon, giá ...

Video xem nhiều

Kỹ thuật bón phân

(Nguồn THVL)

Dưa hấu không hạt - nông nghiệp công nghệ cao

Lâu nay mọi người thường khó chịu khi gặp phải vô số hạt cứng trong ruột dưa hấu. ...