Khuyến nông đồng hành xây dựng NTM
"Nâng cao hiệu quả khuyến nông Nhà nước, xã hội hoá công tác khuyến nông, gắn khuyến nông với đào tạo nghề cho nông dân và xây dựng nông thôn mới (NTM)", đó là chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ NN- PTNT Cao Đức Phát tại Hội nghị tổng kết công tác khuyến nông năm 2011, triển khai kế hoạch 2012 được tổ chức hôm qua (16/2) tại Hà Nội.
Đóng góp lớn cho nông nghiệp, nông thôn
Theo báo cáo của Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, năm 2011 tổng kinh phí đầu tư cho hoạt động khuyến nông là 222 tỷ đồng, tăng 12% so với năm 2010, với tổng số 86 dự án khuyến nông TƯ được phê duyệt, kinh phí xấp xỉ 187 tỷ đồng…
Mặc dù là năm đầu triển khai theo cơ chế quản lý mới, còn nhiều khó khăn lúng túng, song hầu hết các dự án khuyến nông TƯ đều được triển khai đảm bảo tiến độ. Riêng các dự án do TT KNQG chủ trì thực hiện đạt 97% so với kế hoạch. Nhiều dự án nổi bật như SX hạt giống lúa lai F1, phát triển SX lúa gieo thẳng ở các tỉnh phía Bắc, cơ giới hoá trong SX lúa, mía, nuôi trồng thủy sản theo VietGAP...
Một số TTKN tỉnh, TP như Cà Mau, Trà Vinh, Long An, Bình Phước, Thái Nguyên có nhiều hình thức tư vấn, dịch vụ khuyến nông đa dạng sáng tạo như thành lập nhóm tư vấn hoặc cử hàng trăm lượt cán bộ khuyến nông, chuyên gia trực tiếp đến hiện trường hoặc qua điện thoại để giúp nông dân giải quyết các vướng mắc, khó khăn trong SX.
Trong năm 2011, công tác thông tin tuyên truyền khuyến nông tiếp tục được đẩy mạnh với nhiều nội dung và hình thức phong phú, hiệu quả. Trang web Khuyến nông Việt Nam đã cập nhật, đăng tải gần 3.500 tin bài, ảnh về chủ trương, chính sách, mô hình điển hình SX nông nghiệp giỏi ở các địa phương trên khắp cả nước. Số lượng người truy cập trong năm 2011 đạt gần 5 triệu lượt người/năm, trong đó nông dân trực tiếp SX chiếm trên 60%.
Một thành tựu nổi bật trong năm qua của ngành khuyến nông, đó là việc tham gia tích cực vào các chương trình MTQG như chương trình đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn theo Đề án 1956 của Thủ tướng Chính phủ, chương trình MTQG về xây dựng NTM. Thực hiện chỉ đạo của Ban Bí thư về việc xây dựng mô hình NTM ở 11 xã điểm, Bộ NN- PTNT đã giao TT KNQG chủ trì, phối hợp với 10 viện vùng triển khai xây dựng các mô hình khuyến nông tại 11 xã điểm xây dựng NTM với tổng kinh phí 5,5 tỷ đồng.
Kết quả các mô hình đều được triển khai đạt kết quả tốt, nông dân được tập huấn, đào tạo nghề và phát triển SX theo hướng tổ, nhóm hợp tác để từng bước ổn định cuộc sống, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống.
Nâng mức hỗ trợ SX hàng hóa, nông nghiệp CNC
TS Phan Huy Thông nhận định: Công tác khuyến nông còn tồn tại rất nhiều hạn chế, bất cập. Đó là, phương pháp tiếp cận chậm đổi mới, còn mang nặng tính áp đặt, chưa đồng bộ giữa các khâu trong quá trình SX. Những phương pháp tổ chức khuyến nông theo nhóm, theo cộng đồng, theo chuỗi giá trị còn rất hạn chế. Chất lượng và hiệu quả công tác thông tin tuyên truyền, đào tạo huấn luyện khuyến nông chưa cao…
Mặt khác dự án khuyến nông còn phân tán, dàn trải; một số nội dung chưa bám sát mục tiêu trọng tâm của ngành. Cơ chế chính sách hỗ trợ khuyến nông còn mang tính bình quân, chưa phân biệt rõ chính sách hỗ trợ cho các đối tượng khác nhau. Việc khai thác các nguồn kinh phí ngoài nhà nước cho khuyến nông còn rất hạn chế.
Cũng theo ông Thông, nhằm đổi mới, phát huy hiệu quả công tác khuyến nông, một số tỉnh đã chỉ đạo xây dựng, phê duyệt và triển khai các chương trình, đề án, dự án khuyến nông ổn định 3- 5 năm để thúc đẩy một số loại cây, con, sản phẩm hàng hóa thế mạnh của địa phương. TT KNQG đã đề nghị bóc tách rõ quy mô, cơ chế hỗ trợ khuyến nông cho hai phương thức SX khác nhau.
Với khuyến nông cho người SX nhỏ tự túc tự cấp và người nghèo áp dụng mức hỗ trợ như Nghị định 02. Công tác khuyến nông áp dụng cho các hộ SX hàng hóa là chính, người áp dụng công nghệ cao trong nông nghiệp, các HTX, DN vừa và nhỏ trong nông nghiệp nâng quy mô hỗ trợ tối đa gấp 2- 3 lần so với quy định hiện nay để đáp ứng nhu cầu phát triển.
Đồng thời, có chính sách cho vay tín dụng ưu đãi hoặc hỗ trợ lãi suất trong một thời gian nhất định để có đủ vốn mau máy móc, thiết bị, vật tư, phương tiện đồng bộ phục vụ SX, chế biến nông lâm, thủy sản theo quy trình công nghệ tiên tiến, tránh cắt xén quy trình công nghệ vì thiếu vốn đầu tư dẫn đến không phát huy tốt hiệu quả của công nghệ hay thiết bị mới.
TT KNQG đề nghị Chính phủ cho phép thành lập Cục Khuyến nông trực thuộc Bộ NN-PTNT- là cơ quan đầu mối giúp Bộ quản lý Nhà nước về khuyến nông trên phạm vi toàn quốc. Đề nghị Bộ Nội vụ, Bộ NN-PTNT ban hành thông tư liên tịch hướng dẫn các địa phương cách thức tuyển dụng, quản lý, sử dụng cũng như chế độ chính sách đối với đội ngũ khuyến nông viên cơ sở, cộng tác viên thôn bản.
Các địa phương chưa lập trạm khuyến nông chuyên trách khẩn trương chỉ đạo tổ chức trạm và tạo điều kiện để trạm hoạt động theo đúng quy định của Nghị định số 02.
Theo TT KNQG, tổng kinh phí khuyến nông TƯ năm 2012 là 248,6 tỷ đồng, tăng 12% so với năm 2011... Căn cứ kế hoạch các chương trình, dự án khuyến nông TƯ đã được Bộ NN- PTNT phê duyệt, TT KNQG sẽ sớm thông báo kế hoạch ký hợp đồng mới, để các địa phương chủ động triển khai kịp thời.
+ Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Cao Đức Phát đề nghị Sở NN-PTNT các tỉnh cần hướng KN tập trung vào thế mạnh riêng ở mỗi địa phương. Đừng vì nhìn thấy địa phương khác làm tốt một số ngành hàng nào đó thì mình làm theo. Nếu làm theo phong trào như vậy sẽ xảy ra tình trạng SX thừa, rớt giá. Bộ NN-PTNT đang phối hợp với 15 tập đoàn đa quốc gia xây dựng mô hình liên kết để khuyến nông thực sự là đội ngũ mạnh. Khi nhà nước và các DN cùng làm khuyến nông thì sức mạnh sẽ được nhân lên rất nhiều. + Tính đến hết năm 2011, tổng số cán bộ khuyến nông viên ở các địa phương trong cả nước là 34.747 người, tăng 3% so với năm 2010. Trong đó cấp tỉnh 1.903 người (chiếm 5,5%), cấp huyện 4.025 người (11,6%), cấp xã có 11.232 người (32,3%), cộng tác viên khuyến nông thôn bản 17.587 người (chiếm 50,6%). Bình quân cả nước, 280 hộ SX nông lâm ngư nghiệp có 1 cán bộ khuyến nông. 11 tỉnh chưa có mạng lưới khuyến nông viên cấp xã (Sơn La, Thái Nguyên, Hải Phòng, Phú Yên, Bình Thuận, Bình Dương, Bà Rịa Vũng Tàu, Sóc Trăng, An Giang, Bạc Liêu, Trà Vinh). + TT KNQG đề nghị Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính phối hợp với Bộ NN- PTNT trình Chính phủ việc hỗ trợ cán bộ khuyến nông trực tiếp hoạt động tại cơ sở được hưởng các phụ cấp độc hại như cán bộ BVTV, thú y vì đội ngũ này làm việc khá vất vả, nhưng phụ cấp rất thấp; không đủ chi trả một phần chi phí sinh hoạt thường ngày. |
(Theo nongnghiep.vn)
Bài viết cùng danh mục
- Ngư dân trúng đậm cá kình
- Chuột tấn công lúa ĐX
- KH- CN thúc đẩy nông nghiệp- nông thôn
- Tiền Giang: Trang bị CNTT phục vụ nông nghiệp- nông thôn
- Mô hình lúa xen hoa ở Sa Đéc phát huy hiệu quả bước đầu
- Sốt giống ốc hương
- Tăng sức chống rét cho lúa xuân
- Nông dân trúng mùa, trúng giá lúa Đông Xuân sớm
- Tam Nông nhân rộng hơn 3.000ha cánh đồng hiện đại hóa
- Vụ nuôi tôm năm 2012: Nông dân cần tuân thủ một số quy tắc để có mùa tôm bội thu
Tin xem nhiều
Tài liệu kỹ thuật chăn nuôi thỏ - Phần 5
Phần 5: KỸ THUẬT CHĂM SÓC, NUÔI DƯỠNG I. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH SẢN Ở THỎ CÁI 1. ... |
Cá lăng vàng là một trong những loài cá lăng hiện diện ở các thủy vực nước ngọt và lợ ... |
Kỹ thuật sinh sản nhân tạo cá lăng chấm
Đặc điểm hình thái cá lăng chấm: Thân dài. Đầu dẹp bằng, thân và đuôi dẹp bên. Có 4 đôi ... |
Nuôi cá lăng nha trong lồng bè
Cá lăng nha có tên khoa học là Mystus Wyckiioides, là loài cá nước ngọt, sống nhiều ở các nước ... |
Kỹ thuật nuôi cá lăng nha thương phẩm
Lăng nha (Mystus wyckiioides) là loài cá nước ngọt, thịt trắng chắc, không xương dăm, mùi vị thơm ngon, giá ... |
Video xem nhiều
Sử dụng thuốc gốc đồng để trừ bệnh
(Nguồn THĐT) |
Tác dụng của Canxi với sự sinh trưởng của cây lúa
(Nguồn THĐT) |
(Nguồn THVL) |
Dưa hấu không hạt - nông nghiệp công nghệ cao
Lâu nay mọi người thường khó chịu khi gặp phải vô số hạt cứng trong ruột dưa hấu. ... |
Sinh vật cảnh tiềm năng kinh tế nông nghiệp đô thị
(Nguồn THĐT) |