Câu hỏi: chào chuyên mục bạn nhà nông, tôi là trung, cho tôi hỏi. tôi ở nghệ an, đang nuôi lươn không bùn, hiện nay đang vào mua lạnh, vậy cho tôi hỏi cách phong chống rét cho hồ nuôi lươn cho hiệu quả, và nếu gặp thời tiết lạnh luon có bị chết không? và có nên cho lươn ăn khi thời tiết trở lạnh không? help me????

Người hỏi: hồ văn trung

Email: hovantrung08d1@gmail.com - Điện thoại: 01257411328

Địa chỉ: nghệ an

Trả lời

Thân chào anh Trung!

Hiện việc nuôi lươn không bùn đang được bà con nông dân nuôi rất phổ biến. Tuy nhiên, trong thời tiết lạnh quá ngưỡng gới hạn của mình lươn sẽ chết rất nhanh (dưới 23 độ C), nhiệt độ lươn có khả năng duy trùy sự sống của mình từ 23-30 độ C. Chúng ta chỉ tính nhiệt độ môi trường nước của hồ nuôi lươn, do đó anh phải thường xuyên theo dõi nhiệt độ tại hồ nuôi của anh. Nhưng nếu chúng ta kịp thời có biện pháp khắc phục lươn sẽ sinh trưởng và ăn bình thường. Sau đây là một số biện pháp có thể giúp đàn lươn nhà anh qua mùa lạnh:

+ Che kín hồ bằng bạt nilon, lá dừa … để tránh gió lùa đưa không khí lạnh làm nhiệt độ nước giảm thấp. Lươn chăm sóc cho ăn bình thường bằng thức ăn đủ chất dinh dưỡng hoặc thức ăn công nghiệp chất lượng cao theo định kỳ vào sáng và chiều, theo quy trình nuôi giúp vật nuôi béo khỏe, tăng khả năng chống rét, nếu nhiệt độ dưới 25 độ C mà quan sát lươn có biểu hiện kém ăn chúng ta có thể giảm 1/3 lượng thức ăn hằng ngày khi cho ăn, sau đó cứ quan sát theo thực tế  tại hồ nuôi, nếu lươn còn bắt mồi tốt thì chúng ta cứ tăng lương thực ăn  trở lại (nên cho ăn theo nhu cầu nếu lươn ăn mạnh chúng ta có thể tăng thêm lượng ít, còn không chúng ta có thể không cho ăn, tránh hiện tượng dư thừa thức ăn làm cho nước hồ bị bẩn). Những lúc trời rét đậm dùng tre làm giàn trên mặt hồ che phủ kín bằng bạt nilon để tăng khả năng giữ nhiệt độ. Dưới hồ bơm nước sâu từ 1,4 – 1,5m. Mặt hồ thả bèo tây (lục bình) 2/3 diện tích hồ về phía khuất gió để chắn gió.

+ Làm ụ nilon cho  lươn tránh rét: Tạo một góc hồ sâu về phía khuất gió, dùng  nhiều bó dây nilon cột lại với nhau rồi cho vào bề, hồ nuôi. Lúc trời rét  lươn chui vào sọt tránh rét. Thường xuyên bơm nước giữ cao 1,4–1,5m cũng có tác dụng chống rét.

Trên đây là một số kỹ thuật xin chia sẽ cùng anh. Chúc anh thành công!

Thân chào anh

Tin xem nhiều

Tài liệu kỹ thuật chăn nuôi thỏ - Phần 5

Phần 5: KỸ THUẬT CHĂM SÓC, NUÔI DƯỠNG

I. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH SẢN Ở THỎ CÁI

1. ...

Kỹ thuật nuôi cá lăng vàng

Cá lăng vàng là một trong những loài cá lăng hiện diện ở các thủy vực nước ngọt và lợ ...

Kỹ thuật sinh sản nhân tạo cá lăng chấm

Đặc điểm hình thái cá lăng chấm: Thân dài. Đầu dẹp bằng, thân và đuôi dẹp bên. Có 4 đôi ...

Nuôi cá lăng nha trong lồng bè

Cá lăng nha có tên khoa học là Mystus Wyckiioides, là loài cá nước ngọt, sống nhiều ở các nước ...

Kỹ thuật nuôi cá lăng nha thương phẩm

Lăng nha (Mystus wyckiioides) là loài cá nước ngọt, thịt trắng chắc, không xương dăm, mùi vị thơm ngon, giá ...

Video xem nhiều

Kỹ thuật bón phân

(Nguồn THVL)

Dưa hấu không hạt - nông nghiệp công nghệ cao

Lâu nay mọi người thường khó chịu khi gặp phải vô số hạt cứng trong ruột dưa hấu. ...