Câu hỏi: Tôi mới 3 con thỏ cái đã có 2 con đẻ một lứa được 8 nuôi được 3 tháng. cả 3 con thỏ cái đều động dục và tôi cho phối đi phối lại nhiều lần nhưng cả 3 con thỏ mẹ đều không đạt nên từ đó đến nay chưa có con nào đẻ lại. xin hỏi vì sao? và có cách nào khắc phục?

Người hỏi: Trịnh Văn Thuận

Email: thuandakha@gmail.com - Điện thoại: 0973376643

Địa chỉ: Thị trấn Đăk hà kon tum

Trả lời

Chào bạn

Thông thường nên cho thỏ phối giống lại vào chu kỳ động dục lần thứ hai sau khi đẻ khoảng 16 - 18 ngày. Tuy nhiên, đối với đàn thỏ giống nuôi thương phẩm, khoẻ mạnh và được cho ăn thức ăn dinh dưỡng cao th́ có thể cho đẻ liên tục, tức là cho phối ngay lần động dục đầu tiên, sau khi đẻ 1 - 3 ngày. Như vậy thỏ có thể đẻ được 8 - 9 lứa/năm.

    Khi phối giống luôn luôn đưa con cái đến lồng con đực và theo dõi kết quả phối giống. Nếu con cái chịu đực thì dừng lại, nâng mông để thỏ đực nhảy phối. Nếu thỏ đực giao phối được thì ngă trượt xuống một bên con cái, có tiếng kêu. Sau một phút th́ì đưa con cái về lồng của nó và ghi ngày phối vào phiếu để dự kiến ngày thỏ đẻ. Thời gian cho phối giống tốt nhất là buối sáng sớm hoặc buổi chiều tối. Sau khi cho thỏ cái vào lồng thỏ đực khoảng 5 phút mà không phối được thì đưa thỏ cái trở lại lồng chuồng của nó và cho phối lại vào ngày hôm sau.
    Đôi khi thỏ cái có động dục nhưng vẫn cứ nằm sát vào góc lồng chuồng để trốn thỏ đực. Khi đó ta nên giúp chúng phối bằng cách: một tay nắm da gáy con cái, tay kia luồn xuống bụng, nâng mông nó lên để thỏ đực nhảy phối được dễ dàng. Một điều cần chú ý là khi thỏ cái khi phối nhận đủ kích thích thì hiệu quả phối giống mới cao.
    Trong trường hợp của bạn có thể do chọn thời điểm phối không đúng, cách phối không đúng kỹ thuật hay thỏ đực hạn chế về hệ thống sinh dục. Bạn cần xem lại các vấn đề trên, có thể thay thỏ đực để tăng hiệu quả. Tuy nhiên, bạn cũng cần chú ý đến chất lượng thức ăn. Nếu thức ăn không đủ dinh dưỡng thì khả năng sinh sản cũng hạn chế.
Chúc bạn thành công.

Tin xem nhiều

Tài liệu kỹ thuật chăn nuôi thỏ - Phần 5

Phần 5: KỸ THUẬT CHĂM SÓC, NUÔI DƯỠNG

I. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH SẢN Ở THỎ CÁI

1. ...

Kỹ thuật nuôi cá lăng vàng

Cá lăng vàng là một trong những loài cá lăng hiện diện ở các thủy vực nước ngọt và lợ ...

Kỹ thuật sinh sản nhân tạo cá lăng chấm

Đặc điểm hình thái cá lăng chấm: Thân dài. Đầu dẹp bằng, thân và đuôi dẹp bên. Có 4 đôi ...

Nuôi cá lăng nha trong lồng bè

Cá lăng nha có tên khoa học là Mystus Wyckiioides, là loài cá nước ngọt, sống nhiều ở các nước ...

Kỹ thuật nuôi cá lăng nha thương phẩm

Lăng nha (Mystus wyckiioides) là loài cá nước ngọt, thịt trắng chắc, không xương dăm, mùi vị thơm ngon, giá ...

Video xem nhiều

Kỹ thuật bón phân

(Nguồn THVL)

Dưa hấu không hạt - nông nghiệp công nghệ cao

Lâu nay mọi người thường khó chịu khi gặp phải vô số hạt cứng trong ruột dưa hấu. ...