Câu hỏi: Tôi muốn hỏi kỹ thuật nuôi gà Đông Cảo?

Người hỏi: ha viet duong

Email: - Điện thoại: 0987632873

Địa chỉ: hiep hoa- bac giang

Trả lời

Nhìn chung nuôi gà Đông Tảo cũng giống như nuôi gà thả vườn mà lợi nhuận kinh tế thì khá cao. Bạn có thể tham khảo một số thông tin về kỹ thuật nuôi gà Đông Cảo như sau:

Nguồn gốc: Xã Đông Tảo, huyện Khoái Châu, Tỉnh Hưng Yên. Hình thái : Đặc điểm nổi bật: chân to và thô. Gà mới nở có lông trắng đục. Gà mái trưởng thành có lông màu vàng nhạt, nâu nhạt. Gà trống có màu lông mận chín pha đen, đỉnh đuôi và cánh có màu lông đen ánh xanh. Mào kép, nụ, ‘hoa hồng’, ‘bèo dâu’. Thân hình to, ngực sâu, lườn rộng dài,xương to. Dáng đi chậm chạp, nặng nề. Khối lượng mới nở 38-40 gam. Mọc lông chậm. Lúc trưởng thành con trống nặng 5,5 - 6 kg, con mái nặng 4 kg/con. Một trong những điểm đặc biệt của gà Đông Tảo thuần chủng là bộ lông. Gà Đông Tảo trống có hai mã lông cơ bản: mã mận (nói theo cách người Bắc), tức là màu tím pha đen; màu của trái mận (plum) tam hoa Bắc Hà, Bắc Giang đã chín hết cỡ. Loại gà mã linh, tức là màu đen bóng – óng ánh bề mặt. Mào gà Đông Tảo trống là mào sun (ngắn và thun lại) màu đỏ tía, tích và dái tai màu đỏ, kém phát triển, nhìn gọn và khỏe. Gà Đông Tảo mái có ba mã cơ bản gồm: mã nõn chuối – vàng nhạt; mã thó hay nâu nhạt – màu đất thó hay lá chuối khô; mã ngà – trắng sữa. Lông phần cổ và cánh gà mái thường có pha trộn (cắm vào nền) những chiếc lông màu vàng, trắng sữa, nâu đỏ, đen. Gà mái cũng có mào tựa mào con trống nhưng chỉ to bằng 1/3 so với mào gà trống. Các vị trí da không có lông trên mình gà (cả trống và mái) đều có màu đỏ. Tuy nhiên, có nhiều ý kiến khác nhau về màu sắc đỏ hay vàng của chân gà đông tảo. Cặp chân gà trống to hơn cả trái chuối; to nhất so với các giống gà trong và ngoài nước. Ngoài ra chân gà Đông Tảo còn có sự khác biệt: bao quanh chân ở phía trước là một lớp vảy da sắp xếp không theo hàng, phần còn lại (3/4 diện tích) da sùi giống bề mặt trái dâu tằm ăn, bốn ngón chân xòe ra, chia ngón rõ nét, bàn chân dày, cân đối nên gà bước đi vững chắc.

Năng suất, sản phẩm: Bắt đầu đẻ lúc 160 ngày tuổi. Nếu để gà đẻ rồi tự ấp thì trong 10 tháng sẽ đẻ được 70 quả. Còn nếu gà đẻ rồi lấy trứng ra ấp, thì gà đẻ khoảng 100 quả/ năm.
Khối lượng trứng: 48-55 gam/quả. Thường được dùng để cúng tế - hội hè. Là vật nuôi cổ truyền.

Thức ăn: cho gà Đông Tảo ăn lúa, bắp tẻ nguyên hạt, hoặc thức ăn gà trộn rau muống, rau lang xắt nhỏ là chính, có thể kèm lúa, bắp xay…( thức ăn của gà Đông Tảo gần giống như thức ăn các loại gà thả vườn).

Chú ý: Nuôi gà Đông Tảo cần đặc biệt quan tâm bảo quản gà con. Khi mới nở, ngoài vài cọng lông cánh nhỏ, gà con mang lông tơ đầy mình. Sau 3 – 4 tuần tuổi, gà rụng hết lông tơ mới mọc lông vũ một cách chậm chạp trong 4 – 5 tháng.

Sau khi gà nở và được uống nước 2 giờ thì mới cho chúng ăn. Thường cho ăn theo bữa. Thức ăn được đổ vào nhiều khay để tránh sự tranh giành thức ăn giữa các con. Chỉ nên cung cấp một lượng thức ăn nhỏ và sẽ cho bổ sung khi gà hết thức ăn. Tránh cho lượng thức ăn quá nhiều gà sẽ không ăn hết dẫn đến ôi thiu mất tính thèm ăn của gà.

Hiện tại, người dân thường nuôi gà đông tảo với loại thức ăn chuyên dùng cho gà. Trong 2 tuần lễ đầu cho gà ăn 4 lần/ ngày vào lúc 6giờ, 11 giờ, 15 giờ và 20 giờ. Từ tuần thứ 3 trở đi cho gà ăn 2 lần/ ngày vào lúc 6 giờ và 13 giờ ( hoặc cho gà ăn tự do). Thức ăn được rãi đều trong máng, sau 2 giờ đến kiểm tra lại và gạt đều thức ăn trong máng. Từ tuần thứ 8 trở đi sử dụng thức ăn dành cho gia cầm trưởng thành.

Giai đoạn sinh sản ta cho gà ăn thức ăn hỗn hợp dạng bột được dùng cho gà đẻ. Có thể cho gà ăn thêm lúa, bắp. Ngoài ra kết hợp cho ăn thêm các loại rau xanh: rau muống, rau lang, xà lách, thân cây chuối thái nhỏ, lục bình..vv. Bên cạnh đó ta bổ sung vào khẩu phần của gà các loại con trùng như: mói, mọt, sâu gạo hay tôm, tép, cá trắng… giúp cho gà mau lớn và đầy đủ dưỡng chất.

Tin xem nhiều

Tài liệu kỹ thuật chăn nuôi thỏ - Phần 5

Phần 5: KỸ THUẬT CHĂM SÓC, NUÔI DƯỠNG

I. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH SẢN Ở THỎ CÁI

1. ...

Kỹ thuật nuôi cá lăng vàng

Cá lăng vàng là một trong những loài cá lăng hiện diện ở các thủy vực nước ngọt và lợ ...

Kỹ thuật sinh sản nhân tạo cá lăng chấm

Đặc điểm hình thái cá lăng chấm: Thân dài. Đầu dẹp bằng, thân và đuôi dẹp bên. Có 4 đôi ...

Nuôi cá lăng nha trong lồng bè

Cá lăng nha có tên khoa học là Mystus Wyckiioides, là loài cá nước ngọt, sống nhiều ở các nước ...

Kỹ thuật nuôi cá lăng nha thương phẩm

Lăng nha (Mystus wyckiioides) là loài cá nước ngọt, thịt trắng chắc, không xương dăm, mùi vị thơm ngon, giá ...

Video xem nhiều

Kỹ thuật bón phân

(Nguồn THVL)

Dưa hấu không hạt - nông nghiệp công nghệ cao

Lâu nay mọi người thường khó chịu khi gặp phải vô số hạt cứng trong ruột dưa hấu. ...